Đề sát hạch vòng chốt chọn đội tuyển học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Phòng GD&ĐT Triệu Sơn (Có đáp án)

doc 7 trang thungat 2730
Bạn đang xem tài liệu "Đề sát hạch vòng chốt chọn đội tuyển học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Phòng GD&ĐT Triệu Sơn (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_sat_hach_vong_chot_chon_doi_tuyen_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_v.doc

Nội dung text: Đề sát hạch vòng chốt chọn đội tuyển học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Phòng GD&ĐT Triệu Sơn (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT ĐỀ SÁT HẠCH - VÒNG CHỐT TRIỆU SƠN CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 Năm học: 2018-2019 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN: NGỮ VĂN Ngày khảo sát: 17/01/2019 Số báo danh Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề gồm 02 phần, 06 câu, 02 trang). . I. ĐỌC - HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: VỀ NGÔI NHÀ ĐANG XÂY Chiều đi học về Chúng em qua ngôi nhà xây dở Giàn giáo tựa cái lồng che chở Trụ bê tông nhú lên như một mầm cây Bác thợ nề ra về còn huơ huơ cái bay: Tạm biệt! Ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc Thở ra mùi vôi vữa nồng hăng Ngôi nhà giống bài thơ sắp làm xong Là bức tranh còn nguyên màu vôi, gạch. Bầy chim đi ăn về Rót vào ô cửa chưa sơn vài nốt nhạc Nắng đứng ngủ quên Trên những bức tường Làn gió nào về mang hương Ủ đầy những rãnh tường chưa trát vữa. Bao ngôi nhà đã hoàn thành Đều qua những ngày xây dở. Ngôi nhà như trẻ nhỏ Lớn lên với trời xanh (Đồng Xuân Lan) Câu 1. (1.0 điểm) Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. Câu 2. (1.0 điểm) Tìm những chi tiết gợi hình ảnh về một ngôi nhà đang xây. Câu 3. (2.0 điểm) Xác định và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ trong văn bản trên. Câu 4. (2.0 điểm) - Em hiểu như thế nào về hai câu thơ? Ngôi nhà như trẻ nhỏ Lớn lên với trời xanh - Bài thơ gợi lên điều gì về cuộc sống trên đất nước ta?
  2. II. LÀM VĂN (14.0 điểm) Câu 1. (4.0 điểm) Từ văn bản trên và những hiểu biết của bản thân, hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 200 chữ bàn về trách nhiệm của tuổi trẻ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Câu 2. (10,0 điểm) Trong bài “Đọc Kiều”, nhà thơ Chế Lan Viên viết: “Chạnh thương cô Kiều như đời dân tộc Sắc tài sao mà lắm truân chuyên.” Hãy làm sáng tỏ ý thơ trên qua một số đoạn trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du đã học và đọc thêm ở chương trình SGK Ngữ văn 9 tập I. Liên hệ với nhân vật chị Dậu trong văn bản "Tức nước vỡ bờ" của Ngô Tất Tố để thấy được bi kịch cuộc đời người phụ nữ ở từng giai đoạn lịch sử của dân tộc. Đề thi gồm 02 trang
  3. HƯỚNG DẪN CHẤM - VÒNG CHỐT MÔN NGỮ VĂN NĂM HỌC: 2018-2019 Phần Câu Nội dung Điểm ĐỌC HIỂU 6.0đ 1 - Thể thơ: Thơ tự do 1.0 - Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm 2 - Những chi tiết vẽ nên hình ảnh một ngôi nhà đang xây: 1.0 ngôi nhà xây dở; giàn giáo tựa cái lồng; trụ bê tông nhú lên như một mầm cây; bác thợ nề huơ huơ cái bay; ngôi nhà thở I ra mùi vôi vữa, còn nguyên màu vôi, gạch; ô cửa chưa sơn; những rãnh tường chưa trát vữa. 3 - Biện pháp tu từ: 2.0 + So sánh: Hình ảnh giàn giáo tựa cái lồng; trụ bê tông nhú lên như một mầm cây; ngôi nhà giống bài thơ mới làm xong, là bức tranh còn nguyên màu vôi, gạch; ngôi nhà như trẻ nhỏ lớn lên với trời xanh. + Nhân hóa: Hình ảnh ngôi nhà "tựa vào nền trời", "thở"; bầy chim "rót vào ô cửa chưa sơn vài nốt nhạc", "nắng đứng ngủ quên"; làn gió "về mang hương", "ủ đầy" - Tác dụng: Gợi vẻ đẹp của ngôi nhà đang xây hiện lên thật đặc biệt, sống động, gần gũi -> Những câu thơ giàu hình ảnh, sinh động và mang đậm cá tính sáng tạo của nhà thơ. 4 - Hai câu thơ: 2.0 Ngôi nhà như trẻ nhỏ Lớn lên với trời xanh gợi hình ảnh ngôi nhà nhỏ nhắn, xinh xắn, đáng yêu đang ngày một hoàn thiện "lớn lên" dưới bàn tay khéo léo của các bác thợ xây. - Bài thơ gợi ra nhịp sống và công cuộc xây dựng, kiến thiết đất nước đang rất sôi động, nhộn nhịp. Báo hiệu một cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân ta. LÀM VĂN 14.0đ 1 Qua những điều rút ra từ phần đọc hiểu trên, em hãy 4.0 viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nói về vai trò, trách nhiệm của thế hệ trẻ trong công cuộc dựng xây đất nước. a. Đảm bảo thể thức một đoạn văn 0.5 b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: vai trò, trách nhiệm của 0.5 tuổi trẻ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. c. Triển khai hợp lí nội dung nghị luận Thí sinh có thể trình bày suy nghĩ theo nhiều cách, dưới đây là một số gợi ý về nội dung: - Tuổi trẻ: là lứa tuổi thanh, thiếu niên; là lứa tuổi được học
  4. hành, trang bị kiến thức và rèn luyện đạo đức, sức khỏe. Tuổi trẻ là những người chủ tương lai của đất nước, là động 2.0 II lực cho sự phát triển của xã hội. - Một trong những nhiệm vụ cơ bản của thế hệ trẻ để góp phần vào xây dựng và bảo vệ đất nước chính là học tập. Bởi: thanh niên, học sinh hôm nay sẽ là thế hệ tiếp tục bảo vệ, dựng xây đất nước sau này. Vốn tri thức được học và nền tảng đạo đức được nhà trường, gia đình, xã hội giáo dục chính là hành trang vững chắc. Mặt khác, thế giới không ngừng phát triển, muốn theo kịp tốc độ ấy và muốn đưa đất nước "sánh vai" với các cường quốc năm châu thì mỗi người phải học tập, tu dưỡng ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Có như vậy mới cống hiến được cho đất nước và trở thành chủ nhân tương lai của đất nước. - Mỗi người trẻ cần ý thức được vai trò, trách nhiệm của mình đối với sự phát triển của đất nước. (Lấy dẫn chứng chứng minh ) d. Sáng tạo: có quan điểm riêng, suy nghĩ phù hợp với những chuẩn mực về đạo đức, văn hóa, pháp luật. 0.5 e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ 0.5 pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. 2 Làm rõ ý thơ của Chế Lan Viên: "Chạnh thương cô Kiều 10.0 như đời dân tộc. Sắc tài sao mà lắm truân chuyên" qua một số đoạn trích "Truyện Kiều". Liên hệ nhân vật chị Dậu trong "Tức nước vỡ bờ". A. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận 0.5 B. Xác định đúng vấn đề nghị luận: 0.5 C. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện 8.0 sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; có sự kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ với dẫn chứng. Thí sinh có thể giải quyết vấn đề theo hướng sau: 1. Giải thích ý thơ: - Đời dân tộc: Hoàn cảnh lịch sử của dân tộc ta. Một dân tộc giàu đẹp cả về giá trị tài nguyên cùng những di sản quí báu về tinh thần nhưng trong suốt chiều dài lịch sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước đã phải trải qua bao sóng gió, khó khăn trở ngại. - So sánh Kiều như đời dân tộc: Là khái quát số phận và nhân phẩm của Thúy Kiều: Người con gái tài sắc và phẩm hạnh nhưng lại phải chịu số phận bất hạnh, long đong, chìm nổi. - Số phận của Kiều là điển hình tiêu biểu cho cuộc đời của
  5. người phụ nữ Việt Nam trong xã hội cũ: tài, sắc, hiếu hạnh nhưng trắc trở khổ đau. => Đánh giá: Thái độ của tác giả qua hai câu thơ: Cảm thương cho nỗi khổ của người phụ nữ đồng thời trân trọng và khẳng định vẻ đẹp phẩm chất tâm hồn của họ. 2. Chứng minh qua một số đoạn trích trong “Truyện Kiều” Giới thiệu tác giả, tác phẩm a. Nhân vật Thuý Kiều trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du là người phụ nữ tài sắc vẹn toàn. - Vẻ đẹp hình thức ( phân tích, dẫn chứng qua đoạn trích Chị em Thuý Kiều) - Tài năng: Thuý Kiều còn hội tụ đầy đủ tài năng theo quan niệm thẩm mĩ phong kiến ( phân tích, dẫn chứng qua đoạn trích Chị em Thuý Kiều) b. Nhân vật Thuý Kiều trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du là một người có nhiều phẩm chất tốt đẹp: - Kiều là người phụ nữ đức hạnh, ý thức được về giá trị, nhân phẩm của mình: Khi còn ở nhà với cha mẹ: “Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê/ Tường đông ong bướm đi về mặc ai”. Khi buộc phải bán mình lấy tiền chuộc cha và em, nàng cảm thấy nhục nhã, ê chề khi bị đem ra làm món hàng mua bán. - Kiều là người phụ nữ có tình yêu thủy chung, trong sáng ( phân tích, chứng minh qua đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích) - Kiều còn là một người con hiếu thảo ( phân tích, chứng minh qua đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích) - Bên cạnh đó, Kiều cũng là một con người nhân hậu, vị tha ( phân tích, chứng minh qua đoạn trích Thuý Kiều báo ân báo oán ) => Tất cả những vẻ đẹp, phẩm chất trên được hội tụ trong con người Kiều. Kiều trở thành mẫu người phụ nữ lí tưởng, hoàn hảo nhất trong văn học Trung đại Việt Nam. c. Tài sắc vẹn toàn nhưng Thuý Kiều phải chịu cuộc đời truân chuyên, lận đận - Chọn phân tích các đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích", "Mã Giám Sinh mua Kiều" để làm rõ cuộc đời 15 năm lưu lạc của Kiều ( có thể thêm những bi kịch đời nàng qua nội dung bản thân đã tìm hiểu ở Truyện Kiều) để làm rõ Thuý Kiều là nạn nhân của xã hội đồng tiền đen bạc trong tay bọn quan lại, lưu manh, buôn thịt bán người tàn độc.
  6. d. Nghệ thuật khắc hoạ số phận nhân vật Thuý Kiều: + Ngôn ngữ văn học dân tộc và thể thơ lục bát đã đạt tới đỉnh cao; sự khai thác triệt để khả năng phong phú của tiếng Việt. + Truyện Kiều là cuốn bách khoa toàn thư về tâm trạng nhân vật; nghệ thuật tả cảnh ngụ tình + Nghệ thuật xây dựng nhân vật bằng thủ pháp tượng trưng, ước lệ. e. Liên hệ với văn bản “Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố * Chị Dậu là người nông dân nghèo khổ, bất hạnh ( dẫn chứng) * Chị Dậu là người có phẩm chất tốt đẹp. - Tần tảo, đảm đang, tháo vát ( dẫn chứng) - Yêu thương chồng con tha thiết. ( dẫn chứng) - Người phụ nữ có sức mạnh tiềm tàng, có sức phản kháng mạnh mẽ .( phân tích ngắn gọn tình huống chị đối mặt với cai lệ và người nhà lí trưởng) => Đây chính là biểu hiện đẹp đẽ của người phụ nữ nông dân trước cách mạng tháng Tám. * So sánh: Giống nhau: - Cả hai tác phẩm đều thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc: + Các tác giả đều bày tỏ sự thấu hiểu, đồng cảm, sẻ chia cho số phận bất hạnh và ca ngợi phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam: tự trọng, thuỷ chung, vị tha, nhân hậu, giàu đức hi sinh + Cả hai tác phẩm đều lên án tố cáo xã hội tàn ác đã chà đạp lên quyền sống của con người, đặc biệt là người phụ nữ. Khác nhau: - Khác nhau về giai đoạn văn học và thời điểm lịch sử: “Truyện Kiều” của Nguyễn Du viết cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX thuộc dòng văn học trung đại. “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố viết đầu thế kỉ XX thuộc dòng văn học hiện thực trước cách mạng. - Thể loại: “Truyện Kiều” của Nguyễn Du thuộc thể loại truyện thơ Nôm viết theo thể lục bát. Văn bản Tức nước vỡ bờ, trích “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố thuộc thể loại tiểu thuyết. - Nghệ thuật xây dựng nhân vật: Nhân vật Thúy Kiều trong “Truyện Kiều” được xây dựng bằng bút pháp ước lệ, tượng trưng, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình Nhân vật chị Dậu trong “Tắt đèn” được xây dựng bằng bút pháp tả thực qua ngôn ngữ, hành động. - Nội dung, tư tưởng được phản ánh qua hình tượng mỗi nhân vật:
  7. + Chị Dậu: là người vợ yêu chồng thương con hết mực, đúng quan điểm xuất giá tòng phu nhưng phải chịu bi kịch cay đắng: sự tần tảo chưa đủ, chị phải dứt ruột bán con đẻ của mình để cứu chồng. Điều đó phản ánh đúng bản chất của xã hội thực dân nửa phong kiến thối nát, dồn con người ta đến ngõ cụt, buộc họ phải vùng lên chống trả quyết liệt. + Thuý Kiều: tài sắc vẹn toàn, thấm nhuần tư tưởng tại gia tòng phụ - hiếu nghĩa. Nàng là nạn nhân đáng thương nhất của xã hội đồng tiền. Để có tiền chuộc cha, cứu em, nàng phải bán thân để làm tròn chữ hiếu. Cuộc đời 15 năm lưu lạc của nàng là bản cáo trạng đanh thép đối với xã hội đồng tiền đương thời. -> Dù có những nét khác biệt, song qua hai nhân vật, người đọc đều thấy được bức tranh toàn cảnh về xã hội và cuộc sống con người, nhất là người phụ nữ của từng thời kì lịch sử dân tộc bằng cái nhìn hiện thực và trái tim nhân đạo, cảm thông, thương xót, trân trọng sâu sắc của các tác giả. 3. Đánh giá: - Khẳng định giá trị của nhận định. - Bài học cho người cầm bút về khả năng khái quát hiện thực, thời đại qua việc xây dựng hình tượng nhân vật, sự trải nghiệm tình cảm, cảm xúc, tài năng nghệ thuật - Đối với bạn đọc: + Nhận xét giúp cho bạn đọc hiểu sâu sắc hơn số phận bất hạnh cũng như những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến. + Khơi gợi cho người đọc sự đồng cảm và trân trọng vẻ đẹp của họ. D. Sáng tạo: có quan điểm riêng, suy nghĩ phù hợp. 0.5 E. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ 0.5 pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.