Đề tham khảo môn Tiếng Việt Lớp 2 - Năm học 2018-2019

docx 4 trang thungat 3922
Bạn đang xem tài liệu "Đề tham khảo môn Tiếng Việt Lớp 2 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_tham_khao_mon_tieng_viet_lop_2_nam_hoc_2018_2019.docx

Nội dung text: Đề tham khảo môn Tiếng Việt Lớp 2 - Năm học 2018-2019

  1. ĐỀ THAM KHẢO MÔN TIẾNG VIỆT (LỚP 2G) Năm học: 2018-2019 Cho văn bản Mùa nước nổi Mùa này, người làng tôi gọi là mùa nước nổi, không gọi là mùa nước lũ, vì nước lên hiền hòa. Nước mỗi ngày một dâng lên. Mưa dầm dề, mưa sướt mướt ngày này qua ngày khác. Rồi đến rằm tháng bảy. “ Rằm tháng bảy nước nhảy lên bờ ”. Dòng sông Cửu Long đã no đầy lại tràn qua bờ. Nước trong ao hồ, trong đồng ruộng của mùa mưa hòa lẫn với dòng sông Cửu Long . Đồng ruộng, vườn tược và cây cỏ như biết giữ lại hết phù sa ở quanh mình, nước lại trong dần. Ngồi trong nhà, ta thấy những đàn cá ròng ròng từng đàn theo đàn cá mẹ xuôi theo dòng nước vào tận đồng sâu. Theo NGUYỄN QUANG SÁNG * Kiểm tra kĩ năng đọc và kiến thức tiếng việt 1.Đọc thành tiếng - Cho học sinh bốc thăm một đoạn trong bài tập đọc ( 3 đ ) - Trả lời một câu hỏi liên quan đến một đoạn trong bài tập đọc vừa đọc (1đ ) 2. Đọc thầm và làm bài tập Khoanh câu trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây: Câu 1: Bài văn tả mùa nước nổi ở vùng nào ? ( 0,5đ) M1 A.Vùng đồng bằng sông Cửu Long ,Nam Bộ. B.Vùng đồng bằng sông Hồng. C.Vùng đồng bằng duyên Hải. Câu 2: Em hiểu thế nào là nước nổi ? (0,5đ) M2 A. Nước từ nguồn đổ về cuồn cuộn như thác, làm cho ruộng ngập nước. B .Nước sông dâng lên hiền hòa, ngập đồng ruộng ,vườn tược, nhà cửa. C. Nước sông dâng lên cuồn cuộn như bão, làm cho nhà cửa ngập nước. Câu 3: Vào mùa nước nổi ngồi trong nhà ta thường thấy những gì? (0,5đ) M2 A. Những đàn cá lóc. B. Những đàn cá điêu hồng. C. Những đàn cá ròng ròng.
  2. Câu 4: Mùa nước nổi diễn ra vào tháng nào? (0,5đ) M2 A. Rằm tháng bảy. B. Rằm tháng mười . C. Rằm tháng mười hai. Câu 5. Từ ngữ chỉ phẩm chất của nhân dân Việt Nam là?(0,5) M1 A. Cao lớn, thông minh, cần cù. B. Vui mừng, rực rỡ, đoàn kết. C. Thông minh, cần cù, đoàn kết. Câu 6: Câu nào dưới đây có hình ảnh so sánh? (0.5đ) M2 A. Đen như mực. B. Lan rất đẹp. C. Em là học sinh lớp 2. Câu7: Em hãy đặt 1 câu hỏi có cụm từ Ở đâu?(1,0đ) M3 ___ ___ Câu 8: Qua bài đọc mùa nước nổi giúp em hiểu điều gì? (1,0đ) M3 ___ ___ ___ ___ Câu 9: Vì sao đến mùa nước nổi người dân đồng bằng sông Cửu Long lại vui mừng? (1,0đ) M4 ___ ___ ___ ___
  3. Chính tả Âm thanh thành phố Hồi còn đi hoc, Hải rất say mê âm nhạc.Từ căn gác nhỏ của mình, Hải có thể nghe được tất cả âm thanh náo nhiệt, ồn ã của thủ đô. Tiếng ve kêu rên rĩ trong những đám lá cây bên đường. Tiếng kéo lách cách của những người bán thịt bò khô. TẬP LÀM VĂN Quan sát ảnh Bác Hồ treo ở trong lớp học. Em hãy viết đoạn văn từ 4 đến 5 câu tả về Bác . Gợi ý: a) Ảnh Bác được treo ở đâu? b) Trông Bác như thế nào?( Vầng trán, đôi mắt, nước da, mái tóc ) c) Tình cảm của em đối với Bác như thế nào? Em hưa với Bác điều gì ? Bài làm: ___ ___ ___ ___ ___ ___ ___ ___ ___ ___ ___ ___
  4. ĐÁP ÁN Số câu Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Đáp án A B C A C A Câu 7: (1,0 đ) Học sinh đặt được câu hỏi có cụm từ Ở đâu? VD: Cây hoa được trồng ở đâu? Nhà bạn ở đâu? Bạn để sách vở ở đâu? Câu 8: (1,0 đ) Trả lời được 2 ý trở lên được 1,0đ - Qua bài đọc mùa nước nổi giúp em hiểu thêm về thời tiết miền Nam. - Vào mùa mưa nước sông Cửu Long dâng lên tràn ngập đồng ruộng. - Khi nước rút để lại phù sa màu mỡ. Câu 9: (1,0 đ) Trả lời được 2 ý trở lên được 1,0đ - Đem lại nguồn lợi thủy sản cá tôm cho người dân. - Đem lại nguồn phù sa lớn . - Làm cho đồng ruộng có thể thay nước rửa phèn.