Đề tham khảo ôn thi môn Tiếng Việt Lớp 2 - Học kỳ II

doc 3 trang thungat 3490
Bạn đang xem tài liệu "Đề tham khảo ôn thi môn Tiếng Việt Lớp 2 - Học kỳ II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_tham_khao_on_thi_mon_tieng_viet_lop_2_hoc_ky_ii.doc

Nội dung text: Đề tham khảo ôn thi môn Tiếng Việt Lớp 2 - Học kỳ II

  1. ĐỀ THAM KHẢO HK2 LỚP 2H A. KIỂM TRA ĐỌC (10đ) 1. Kiểm tra đọc thành tiếng (4đ) GV cho HS chọn 1 trong 2 bài sau Bài Chiếc rễ đa tròn – TV tập 2 tr 107 (HDH TV tập 2 tr 120) * Trả lời câu hỏi (1đ) GV đặt câu hỏi theo đoạn đọc và cho học sinh trả lơì. 2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt (6đ) Đọc bài Sự tích sông hồ ở Tây Nguyên Ngày xưa, muông thú còn sống thành buôn làng, quanh một cái hồ lớn. Cuộc sống thật là tươi vui, đầm ấm. Rồi một hôm, Cá Sấu mò đến, chiếm luôn cái hồ. Cảnh hồ trở nên vắng lặng. Già làng Voi tức lắm, liền bảo dân làng cùng đánh đuổi Cá Sấu. Trong một trận đánh, già làng Voi nhử được Cá Sấu ra xa hồ nước. Cá Sấu khát quá, cố chạy trở lại hồ. Nhưng đã muộn, lúc này cả làng xúm lại, vây kín mặt hồ. Muông thú các nơi cũng kéo gỗ lát đường, băng qua bãi lầy, đến bên hồ trợ giúp. Cá sấu không được uống nước để lấy thêm sức mạnh, nó bị già làng Voi đánh quỵ. Ngày nay, khắp núi rừng Tây Nguyên đâu đâu cũng có sông hồ. Dân làng bảo: những dấu chân của già làng Voi đánh nhau với Cá sấu tạo thành hồ. Còn những dấu vết kéo gỗ ngang dọc hóa thành sông suối. Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng. Câu 1 . (0,5đ) Già làng Voi tức giận điều gì? M1 A: Cá Sấu đến phá cuộc sống của buôn làng. B: Cá Sấu đến chiếm hồ nước của buôn làng. C: Cá Sấu đến uống nước ở hồ nước. Câu 2 (0,5đ): Già làng Voi làm gì để đánh Cá Sấu? A: Nhử Cá Sấu ra xa hồ nước để dễ dàng đánh bại. B: Nhử Cá Sấu lên bờ để dễ dàng đánh bại. C: Nhử Cá Sấu ra đến bãi lầy để dễ dàng đánh bại. Câu 3 (0,5đ): Theo dân làng, sông hồ ở Tây Nguyên do đâu mà có? M2 A: Do dấu chân già làng Voi và vết kéo gỗ tạo thành. B: Do dấu chân Cá Sấu và dấu vết trận đánh tạo thành. C: Do dấu chân dân làng và chân muông thú tạo thành. Câu 4 (0,5đ): Qua cuộc chiến thắng với cá sấu đã nói lên điều gì ? M2 A. Sức mạnh của dân làng. B. Sức mạnh của muông thú. C. Tinh thần đoàn kết của người dân ở Tây Nguyên.
  2. Câu 5 (0,5đ): Từ nào trái nghĩa với từ hòa bình ? M1 A. Dũng cảm B. Gan dạ C. Chiến tranh Câu 6 (0,5đ): Bộ phận nào trong câu “Một hôm, Cá Sấu mò đến chiếm luôn cái hồ” trả lời cho câu hỏi Khi nào?. M2 A. Cá Sấu B. Một hôm C. Chiếm luôn cái hồ Câu 7 (1đ): Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được gạch dưới trong câu sau: “Cuối năm học Lan được thưởng vì đạt danh hiệu học sinh xuất sắc”. M3 Câu 8 (1đ): Câu chuyện kể về điều gì? M3 Câu 9 (1đ): Nhân vật già làng Voi và muông thú hợp sức lại để chiến thắng Cá Sấu trong câu chuyện thể hiện tinh thần gì của người dân ở Tây Nguyên? M4 Hết
  3. B/ KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm) I. Viết chính tả: (4 điểm) Chính tả (Nghe – viết): Bài: Chiều xuống Mặt trời đỏ lựng như một quả cầu lửa khổng lồ đang từ từ lặn. Cánh đồng vẫn lồng lộng gió. Đàn trâu no cỏ nghếch nhìn chúng tôi như chờ đợi. Mấy đứa chúng tôi kéo diều xuống trong sự tiếc rẻ. Tiếng những cánh diều rơi xuống ruộng khoai lang xanh biếc nghe rất nhẹ và êm. Chúng tôi, mỗi đứa ngồi chễm chệ trên lưng một con trâu trở về, vừa quấn lại dây diều vừa hẹn hò: “Mai nhé!”. Theo Nguyễn Nhung II. Tập làm văn: (6 điểm) Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn ngắn về con vật nuôi mà em yêu thích theo gợi ý sau: - Đó là con vật gì? (1đ) - Con vật đó ở đâu? (1đ) - Con vậtđó có đặc điểm gì? (hình dáng, bộ lông, mắt, đuôi ) (3đ) - Con vật đó có lợi ích gì? (1đ) Hướng dẫn chấm và đáp án môn Tiếng Việt lớp 2 II. Đọc hiểu (6 điểm ) Đáp án và biểu điểm Câu 1: B Câu 2: A Câu 3: B Câu 4: A Câu 5; C Câu 6; B Câu 7 (1đ) Cuối năm Lan được thưởng vì sao? Câu 8 (1đ); Nêu được cuộc chiến giữa Già làng Voi và Cá Sấu đã làm lên sự tích sông hồ ở Tây Nguyên. Câu 9 (1đ); Nêu được ý nghĩa của câu chuyện: Tác giả mượn các loài vật để nói lên tinh thần đoàn kết của người dân Tây Nguyên.