Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_mon_ngu_van_lop_9_nam_ho.doc
Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường (Có đáp án)
- UBND HUYỆN BÌNH XUYÊN ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2016 - 2017 MÔN: NGỮ VĂN ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1 (4,0 điểm). “ Khi đã khôn lớn, trưởng thành, khi các cuộc đấu tranh đã tôi luyện con thành người dũng cảm, có thể có lúc con sẽ mong ước thiết tha được nghe lại tiếng nói của mẹ, được mẹ dang tay ra đón vào lòng. Dù có lớn khôn, khoẻ mạnh thế nào đi chăng nữa, con sẽ vẫn tự thấy mình chỉ là một đứa trẻ tội nghiệp, yếu đuối và không được chở che. Con sẽ cay đắng khi nhớ lại những lúc đã làm cho mẹ đau lòng Con sẽ không thể sống thanh thản, nếu đã làm cho mẹ buồn phiền. Dù có hối hận, có cầu xin linh hồn mẹ tha thứ tất cả cũng chỉ vô ích mà thôi. Lương tâm con sẽ không một phút nào yên tĩnh. Hình ảnh dịu dàng và hiền hậu của mẹ sẽ làm tâm hồn con như bị khổ hình. En-ri-cô này! Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu đó ” (Trích “Mẹ tôi”- Ét-môn-đô đơ A-mi-xi, Ngữ văn 7, Tập một, NXB Giáo dục, 2009) Từ nội dung đoạn trích trên, em hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 400 từ) bàn về tình cảm yêu thương, kính trọng cha mẹ? Câu 2 (6,0 điểm). Nhận xét về thơ hiện đại, có ý kiến cho rằng: “Thơ hiện đại không chỉ đem lại những cái mới về nội dung tư tưởng, cảm xúc mà còn đổi mới về phương thức biểu cảm, về sáng tạo hình ảnh, cấu trúc thơ, ngôn ngữ thơ.” Em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy. HẾT (Thí sinh không được sử dụng bất cứ tài liệu gì. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.) Họ và tên thí sinh: . ; số báo danh
- UBND HUYỆN BÌNH XUYÊN HƯỚNG DẪN CHÂM PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 NĂM HỌC 2016 - 2017 MÔN: NGỮ VĂN Câu 1 (4,0 điểm) Nội dung yêu cầu Điểm Câu 1 (4,0 điểm): I. Yêu cầu về kĩ năng Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận xã hội: bố cục và hệ thống ý sáng rõ; biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận; hành văn trôi chảy; lập luận chặt chẽ; dẫn chứng chọn lọc, thuyết phục; không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả. II. Yêu cầu về kiến thức Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng lý lẽ và dẫn chứng phải hợp lý, thuyết phục, cơ bản cần có các ý chính sau: 1. Nêu vấn đề nghị luận: Tình cảm yêu thương, kính trọng cha mẹ. 0,25 2. Giải thích. Yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm cao cả và thiêng liêng nhất: - Công lao không gì sánh nổi của cha mẹ: cho con cuộc sống, thương 1,0 yêu dạy dỗ, chịu đựng bao gian lao vất vả, hi sinh thầm lặng vì con. - Những lo toan cho tương lai, hạnh phúc của con. - Trong mọi buồn vui, được mất trong cuộc đời luôn có sự an ủi, động viên, vỗ về khích lệ của cha mẹ. 3. Bàn luận - Khẳng định tình cảm yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm cao đẹp nhất, là truyền thống đạo lí của dân tộc, là phẩm chất đạo đức của con người. - Biết yêu thương kính trọng cha mẹ, con người sẽ biết trân trọng cội nguồn, sống nhân hậu, biết hi sinh. - Từ tình yêu gia đình, yêu cha mẹ con người mới biết yêu quê hương, tổ 2,0 quốc. - Phê phán một số người chưa biết trân trọng tình cảm, công lao của cha mẹ; sống thờ ơ buông thả, ích kỉ; có những lời nói, hành vi làm tổn thương đến cha mẹ làm mất đi những giá trị tốt đẹp trong truyền thống đạo lý dân tộc, gây ảnh hưởng đến gia đình và xã hội 4. Liên hệ rút ra bài học cho bản thân - Biết tôn trọng đạo lý, sống xứng đáng để đền đáp công ơn cha mẹ. 0,5 - Luôn tự hào, yêu thương, quan tâm, chăm sóc cha mẹ 5. Kết thúc vấn đề: Khẳng định tình cảm yêu thương kính trọng cha mẹ là 0,25 tình cảm cao đẹp nhất. Câu 2 (6,0 điểm) I. Yêu cầu về kĩ năng Học sinh biết cách làm một bài văn nghị luận văn học, với bố cục rõ ba phần; hệ thống ý sáng tỏ, mạch lạc, kết cấu chặt chẽ; diễn đạt chính xác, trôi chảy; lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. II. Yêu cầu về nội dung Học sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo
- các ý cơ bản sau: 1. Mở bài: - Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề và trích dẫn ý kiến: “Thơ hiện đại không chỉ đem lại những cái mới về nội dung tư tưởng, cảm xúc mà còn đổi mới về phương 0,5 thức biểu cảm, về sáng tạo hình ảnh, cấu trúc thơ, ngôn ngữ thơ.” - Giới hạn bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy. 2. Thân bài 2.1. Khái quát - Thơ hiện đại được xác định từ đầu thế kỷ XX khi văn học tiếp thu, chịu ảnh hưởng của trào lưu văn học phương Tây và ánh sáng cách mạng của Đảng soi đường. Đặc biệt sau năm 1975, đất nước thống nhất, văn học nói chung và thơ ca nói riêng có sự giao thoa tiếp xúc, hội nhập với nền văn học và thơ ca thế giới. 0,5 - Việc phản ánh tâm tư, tình cảm mới đòi hỏi văn học, thơ ca hiện đại cũng phải thay đổi để phù hợp với sự tinh tế, nhạy cảm và phong phú đa dạng trong đời sống tinh thần của thế hệ, con người Việt Nam mới. 2.2. Chứng minh qua bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy a) Hoàn cảnh ra đời của bài thơ “Ánh trăng” Bài thơ “Ánh trăng” được viết vào năm 1978, khi đất nước bước sang trang sử mới. Sau chiến thắng trong niềm vui hân hoan, Bắc Nam sum họp một nhà. Ba năm sống trong hòa bình, con người Việt Nam vẫn ở trong trạng thái hưởng niềm vui chiến thắng nên nhiều khi quên mất quá khứ gắn bó nhưng đầy vất vả đau thương. Để thức 0,25 tỉnh sự vô tình lãng quên, bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy đã thể hiện những trăn trở, suy ngẫm về thái độ sống qua sự sáng tạo về ngôn từ, hình ảnh, cấu trúc thơ mang lại nét mới của thơ ca Việt Nam hiện đại. “Ánh trăng” – một bài thơ ngắn - một bài học lớn. b) Bài thơ “Ánh trăng” thể hiện cái mới về nội dung, tư tưởng, cảm xúc. Trăng là đề tài quen thuộc trong thơ ca. Mỗi khi viết về trăng, các tác giả thường thể hiện tình cảm nỗi lòng với quê hương, đất nước; coi trăng là người bạn tri âm để tâm tình Nguyễn Duy không chỉ coi trăng là niềm thơ mà còn mượn hình ảnh vầng trăng để gửi gắm niềm tâm sự sâu kín chân thành, ẩn chứa bao nỗi niềm băn khoăn, day dứt về quá khứ và hiện tại của nhân vật trữ tình. Đó là lẽ sống ân tình, thủy chung cùng quá khứ. Bài thơ “Ánh trăng” phản ánh tâm trạng của người chiến sỹ- một lớp người khá đông trong xã hội vừa trải qua giai đoạn chiến tranh ác liệt. Trong niềm vui hân hoan chiến thắng, trong cuộc sống hiện đại văn minh, con người đôi khi lãng quên đi quá khứ của chính mình, lãng quên quá khứ vất vả đau thương của dân tộc. Dòng cảm xúc đó được thể hiện theo thời gian từ quá khứ đến hiện tại và nâng lên thành suy ngẫm 3,0 mang tính triết lý. Ánh trăng không chỉ là hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp mà còn là biểu tượng của quá khứ nghĩa tình. Kỷ niệm của con người cùng vầng trăng trong quá khứ là những kỷ niệm gắn bó tri kỷ, tình nghĩa ngỡ không bao giờ quên (Hồi nhỏ sống với đồng hồi chiến tranh ở rừng ) Khi chiến tranh đã qua, trở về thành phố, cuộc sống quen với ánh điện cửa gương, con người năm xưa cùng vầng trăng với bao kỷ niệm nghĩa tình, nay đã vô tình quay lưng, lãng quên quá khứ - quên đi những năm tháng gian lao, sâu nặng nghĩa tình (Vầng trăng đi qua ngõ/ như người dưng qua đường ) Tình huống mất điện bất ngờ xảy ra, nhân vật trữ tình vội vã đi tìm nguồn
- sáng, đột ngột gặp lại vầng trăng, vầng trăng tròn đầy, bao dung đã soi thấu tâm hồn khiến anh giật mình nhìn lại cách sống bấy lâu. (Thình lình đèn điện tắt Ngửa mặt lên nhìn mặt ) Việc đối diện với vầng trăng – người bạn tri kỷ đã giúp nhân vật trữ tình – người lính nhớ về kỷ niệm xưa gắn bó, tươi đẹp; rồi ân hận, xúc động xốn sang. Nỗi ân hận được thể hiện trong dòng nước mắt rưng rưng, nhẹ nhàng xót xa. Chính mình đã đổi thay va bản thân không thể chấp nhận được. Cái giật mình thức tỉnh lương tâm, cái nhìn lại chính mình là biểu hiện của con người có nhân cách, dù đã có lúc anh quay lưng với quá khứ nhưng đã kịp sám hối kiểm điểm lại mình để sống tốt hơn. Đó là cái giật mình đáng trân trọng. Con người suy ngẫm về mối quan hệ của trăng với mình và giật mình, bừng tỉnh xót xa Dù thời gian qua đi, dù đất trời thay đổi, trăng vẫn nguyên vẹn, tình nghĩa và thủy chung với con người, không hề trách cứ, dù con người đã đổi thay. Trăng vẫn vị tha, nhân hậu, trong sáng Sự cao thượng của vầng trăng khiến con người thức tỉnh về đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc để sống tốt hơn, nhân bản hơn. Ánh trăng không phải là chuyện của riêng nhà thơ, chuyện của một người mà có ý nghĩa với nhiều người, với cả một thế hệ. Hơn thế, bài thơ “Ánh trăng” còn có ý nghĩa với nhiều người, nhiều thời đại bởi “Ánh trăng” đặt ra vấn đề thái độ đối với quá khứ, với những người đã khuất và đối với chính mình. c) Bài thơ “Ánh trăng” thể hiện sự đổi mới về phương thức biểu cảm, sáng tạo hình ảnh, cấu trúc thơ, ngôn ngữ thơ. Thể thơ ngũ ngôn được sử dụng sáng tạo. Mỗi khổ thơ chỉ viết hoa chữ cái đầu dòng thứ nhất. Cả bài thơ chỉ có duy nhất một dấu chấm ở câu thơ cuối đã diễn tả mạch cảm xúc dạt dào tuôn chảy liền mạch. Bài thơ “Ánh trăng” như một câu chuyện nhỏ được kể theo trình tự thời gian, có sự kết hợp hài hòa, tự nhiên giữa tự sự và trữ tình, tình huống bất ngờ đã thể hiện thành công chủ đề tư tưởng của bài thơ. Giọng điệu tâm tình, với nhịp thơ khi trôi chảy tự nhiên, nhịp nhàng theo lời kể; khi ngân nga thiết tha cảm xúc (khổ 5), lúc lại trầm lắng biểu hiện suy tư (khổ cuối) 1,0 làm người đọc phải suy ngẫm, trăn trở. Các hình ảnh thơ với kết cấu đầu cuối tương ứng làm cho bài thơ cân xứng, từ ngữ giản dị, mộc mạc tạo nên tính chân thực, chân thành và có sức truyền cảm sâu sắc, gây ấn tượng mạnh với người đọc. Hình ảnh ánh trăng là hình tượng đa nghĩa, vừa cụ thể, vừa khái quát mang ý nghĩa triết lý sâu sắc. 2.3. Đánh giá Bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy đã thể hiện một tinh thần đổi mới của thơ ca hiện đại. Đề tài trăng, thể thơ ngũ ngôn là ảnh hưởng từ thơ Đường; song “Ánh trăng” đã thể hiện cái mới trong việc phản ánh nội dung câu chuyện nhỏ của người chiến sỹ vừa trải qua chiến tranh, sống trong hòa bình, xã hội hiện đại. Ánh trăng mang vẻ đẹp của thiên nhiên, đồng thời cũng là biểu tượng của quá khứ: Nhân dân, đất nước trong quá khứ và hiện tại, mãi mãi vẹn nguyên, thủy chung, bất biến; nghĩa tình, bao dung và độ lượng. Mỗi chúng ta hãy biết sống thủy chung và ân tình với quá khứ. Bài thơ “Ánh trăng” như một lời giáo huấn đạo đức nhẹ nhàng nhưng rất sâu sắc; là cái giật mình để thức tỉnh, để sống nhân văn, nhân bản, giàu tình người hơn. 0,5 Từ những đổi mới sáng tạo của “Ánh trăng” trên hai phương diện: Nội dung, tư tưởng và hình thức nghệ thuật; mối quan hệ giữa cuộc sống – nhà thơ và tác phẩm đã mang lại cho người đọc lời gợi nhắc về thái độ sống, ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ. 3. Kết bài: Học sinh biết khẳng định lại vấn đề đã nêu trong bài văn. 0,25
- * Lưu ý: - Giám khảo nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh. Cần khuyến khích những bài viết có chất văn, có những suy nghĩ sáng tạo. - Việc chi tiết hóa điểm số của các câu, các ý phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của câu và được thống nhất trong hội đồng chấm. Điểm lẻ được làm tròn đến 0,25 điểm sau khi đã chấm xong và cộng tổng điểm toàn bài. Hết