Đề thi chọn học sinh giỏi môn Giáo dục công dân Lớp 12

docx 2 trang thungat 4490
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi môn Giáo dục công dân Lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_mon_giao_duc_cong_dan_lop_12.docx

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi môn Giáo dục công dân Lớp 12

  1. Câu 1: ( 3 đ) Theo em vi phạm pháp luật có gì chung và có gì khác biệt với vi phạm đạo đức? lấy trộm tiền của người khác là vi phạm pháp luật hay vi phạm đạo đức? Trả lời So sánh vi phạm đạo đức với vi phạm pháp luật. Giống nhau: đều là hành vi trái qui tắc, trái với những chuẩn mực chung của xã hội. ( 0,5đ) Khác nhau: ( 1,0 đ) Vi phạm đạo đức ( 0.5) Vi phạm pháp luật (0.5) - Là hành vi trái với các quan niệm - Là hành vi trái với các quy phạm , chuẩn mực đạo đức được thừa PL do nhà nước ban hành nhận chung trong xã hội - Không nhất thiết phải có đủ các Phải có đủ 3 dấu hiệu do pháp luật qui dấu hiệu định: + Là hành vi trái pháp luật + Người vi phạm PL phải có lỗi + người vi phạm PL phải có năng lực trách nhiệm PL - Hình phạt: Bị xã hội lên án - Hình thức xử phạt: cưỡng chế Nêu VD: con cái hỗn láo với cha chấm dứt hành vi vi phạm và bị mẹ XH lên án. VD: Con cái ngược đãi cha mẹ . - Hành vi lấy trộm tiền của người khác là VPPL đồng thời cũng là vi phạm đạo đức ( 1.0đ) + Tiền là tài sản cá nhân. Ăn trộm tiền là hành vi VPPL + Hành vi trộm cắt cũng là hành vi VPĐĐ. Vì đạo đức là cơ sở để xây dựng hệ thống PL. Do đó hành vi VPPL đồng thời cũng là hành vi VPĐĐ. Tùy theo giá trị tài sản mà hành vi đó có thể xử phạm HS hoặc chỉ xử phạt hành chính. Câu 2: ( 3 đ) Sau khi Q lập kế hoạch trộm cắp xe máy của công ty K thì Q rủ rê P, T và V cùng trộm cắp xe máy. Sau khi P, T và V đồng ý Q đã chủ động bàn bạc về kế hoạch trộm cắp. Q có nhiệm vụ chuẩn bị các dụng cụ phá khoá cửa và theo dõi, chỉ huy hoạt động trộm cắp, Q phân công P thực hiện việc phá khoá, phân công T
  2. dắt xe máy ra và phân công V đưa xe máy đến nơi cất giấu mà Q đã chuẩn bị sẵn. Q, P, T và V trộm cắp đến lần thứ ba với tổng cộng là 7 chiếc xe máy thì bị phát hiện và bị bắt giữ. Vậy Q, P, T và V phạm tội gì và theo điều khoản nào của Bộ luật hình sự? Em rút ra được bài học gì cho bản thân thông qua tình huống trên? Trả lời: Q, P, T và V đã phạm tội trộm cắp tài sản với tình tiết định khung tăng nặng “có tổ chức” được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 172 Bộ luật hình sự năm 2015. ( HS phải xác định được hành vi VP và tình tiết tăng nặng) ( 2.0đ) Bởi vì Q, P, T và V cố ý cùng thực hiện tội trộm cắp tài sản (trộm cắp xe máy) mà giữa họ có sự cấu kết chặt chẽ để thực hiện tội phạm (có sự bàn bạc, chuẩn bị chu đáo, vạch trương trình kế hoạch phạm tội, phân công vai trò, vị trí của từng người), trong đó Q là người tổ chức, P, T và V là những người thực hành. Q là người tổ chức bởi vì Q là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc trộm cắp xe máy, Q khởi sướng việc phạm tội, vạch kế hoạch thực hiện tội phạm cũng như kế hoạch che giấu tội phạm, phân công trách nhiệm cho những người đồng phạm khác (P, T và V) thực hiện hành vi trộm cắp tài sản. P, T và V là những người thực hành vì là những người trực tiếp lén lút trộm cắp xe máy, trực tiếp phá khoá cửa, trực tiếp đưa xe máy đến nơi cất giấu. Liên hệ: Nghiêm túc chấp hành các quy định của PL. Tránh xa tệ nạn xã hội để trở thành người công dân có ích cho XH. (1.0đ)