Đề thi chọn học sinh giỏi môn Lịch sử Lớp 7

doc 7 trang thungat 51140
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi môn Lịch sử Lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_mon_lich_su_lop_7.doc

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi môn Lịch sử Lớp 7

  1. ĐỀ THI CHỌN HSG MÔN LỊCH SỬ 7 Câu 1 Phân tích nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Bạch Đằng năm 938 ? Trả lời: - Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 do sức mạnh đoàn kết một lòng chiến đấu chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta. - Do tài mưu lược cùa Ngô Quyền - lãnh đạo và chỉ huy trận đánh ở sông Bạch Đằng, đâp tan âm mưu xâm lược của quân Nam Hán. - Ý chí quyết tâm bảo vệ thành quả đấu tranh của nhân dân ta giai đoạn trước. - Xác lập vững chắc nền độc lập tự chủ cho nước ta. Kết thúc hơn 1 nghìn năm Bắc thuộc dưới ách đô hộ của phong kiến Trung Quốc, mở ra thời kì mới thời kì độc lập tự chủ lâu dài của dân tộc ta. - Đánh dấu sự trưởng thành của dân tộc và kết thúc hoàn toàn sự đấu tranh giành lại độc lập hàng thế kỉ. Câu 2 Trình bày những thành tựu văn hóa Trung Quốc thời phong kiến? Ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc đến Việt Nam ? Trả lời - Tư tưởng: Nho giáo thành hệ tư tưởng và đạo đức của giai cấp phong kiến. - Văn học: Xuất hiện nhiều nhà thơ nổi tiếng như Lý Bạch, Đổ Phủ, . Đến nhà Minh xuất hiện những tiểu thuyết có giá trị: Tam quốc diễn nghĩa, Tây du kí - Sử học có các bộ sử kí của (Tư Mã Thiên), Hán thư, Đường thư, Minh sử - Nghệ thuật, kiến trúc : Với nhiều công trình độc đáo như cố cung, những bức tượng phật sinh động - Ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc đến Việt Nam: + Tiếp thu có chọn lọc những giá trị văn hóa đặc sắc của người Trung Quốc. + Ảnh hưởng trên các lĩnh vực: tư tưởng, chữ viết, văn học, một số phong tục tập quán. Câu 3 Vì sao Lý Thường Kiệt kết thúc chiến tranh bằng biện pháp giảng hòa trong khi quân ta đang thắng? Trả lời: Lý Thường Kiệt kết thúc chiến tranh bằng biện pháp giảng hòa là vì: - Để đảm bảo mối quan hệ bang giao hòa hiếu giữa hai nước láng giềng sau chiến tranh. (0,5đ) - Không làm tổn thương danh dự của nước lớn. (0,5đ) - Bảo đảm hòa bình dài lâu. (0,5đ) - Để thể hiện tính cách nhân đạo của dân tộc ta. (0,5đ) Câu 4 Nước Đại Việt thời Lý được xây dựng và phát triển như thế nào ? Vì sao vua Lý Thái Tổ cho dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long ? Ý nghĩa của việc làm đó? a. Xây dựng và phát triển nhà nước * Về tổ chức nhà nước + Năm 1010 Lý Công Uẩn dời đô về Đại La đổi tên là Thăng Long + Năm 1054 nhà Lý đổi tên nước là Đại Việt 1
  2. + Chính quyền Trung ương: đứng đầu là vua, dưới có quan đại thần và quan ở hai bên văn, võ + Chính quyền ở địa phương: cả nước chia thành 24 lộ, dưới lộ là phủ, dưới phủ là huyện, dưới huyện là hương xã. * Luật phát + Năm 1042 nhà Lý ban hành bộ luật hình thư. + Bao gồm những quy định chặt chẽ bảo vệ nhà vua và cung điện, xem trọng việc bảo vệ của công và tài sản của nhân dân, nghiêm cấm giết trâu bò, bảo vệ sản xuất nông nghiệp. Người bị phạm tội bị xử phạt nghiêm khắc. * Quân đội + Quân đội nhà Lý bao gồm quân bộ, quân thuỷ + Vũ khí có giáo , mác, máy bắn đá + Trong quân còn chia thành 2 loại: Cấm quân và quân địa phương * Việc tuyển chọn quan lại: ban đầu chọn chủ yếu con em gia đình quý tộc, quan lại, sau chọn cả người thi cử đỗ đạt. * Một số việc làm quan tâm đến đời sống nhân dân: Dựng lầu chuông, làm lễ cày tịch điền, b. Vì sao Trong chiếu dời đô nêu rõ: “ Thành Đại La đô cũ của cao vương(Cao Biền), ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ vì ngập lụt, muôn vật thịnh đạt. c. Ý nghĩa: - Thể hiện sự sáng suốt của một vị vua đầu tiên của triều lý. - Tạo điều kiện cho kinh thành Thăng Long dần dần trở thành đô thị phồn thịnh, là bộ mặt của đất nước. === Câu 1: Hãy nêu nhận xét của em về công lao của Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh và Lê Hoàn? Trả lời: - Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn là những vị anh hùng có công lao to lớn đối với dân tộc. (0,5đ) + Ngô Quyền: làm nên chiến thắng Bạch Đằng (938), kết thúc ách thống trị hơn một nghìn năm của phong kiến phương Bắc đối với nước ta, mở ra kỉ nguyên độc lập, tự chủ. (0,5đ) + Đinh Bộ Lĩnh: dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước; tiến thêm một bước trong việc xây dựng chính quyền độc lập, tự chủ; khẳng định chủ quyền quốc gia. (0,5đ) + Lê Hoàn: tổ chức và lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Tống giành thắng lợi, có ý nghĩa lịch sử to lớn. (0,5đ) Câu 2: Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lich sử của những cuộc kháng chiến thời Lý, Trần? Trả lời * Nguyên nhân: - Sự ủng hộ của nhân dân (0,75 điểm) - Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của cácTướng lĩnh (0,75 điểm) * ý nghĩa: - Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược của kẻ thù (0,5 điểm) 2
  3. - Xây dựng truyền thống quân sự (0,5 điểm) - Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quí báu (0,5 điểm) Câu 3: Sự bùng nổ các cuộc khởi nghĩa nông dân, nô tỳ ở nửa sau thế kỷ XIV nói lên điều gì? tại sao? Trả lời * Nhà Trần bước vào thời kỳ suy sụp vì: (1 điểm) + Kinh tế bị trì trệ (0,5 điểm) + Đời sống của các tầng lớp đói khổ Xã hội rối loạn (1 điểm) + Bên ngoài Chăm Pa xâm lược (0,5 điểm) + Nhà Minh đưa ra nhiều yêu sách (0,5 điểm) Câu 7: Nêu khái quát thời gian bắt đầu và kết thúc của các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên ở thế kỉ XIII, lực lượg của giặc? Sự chuẩn bị kháng chiến của nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần 2? Trả lời: Thời gian bắt đầu và kết thúc của 3 lần kháng chiến chống quân xâm lợc Mông Nguyên: - Lần I: Năm 1258, lực lợng của giặc hơn 3 vạn quân do Ngột Lang Hợp Thai chỉ huy.( 0,5đ) - Lần II:Từ cuối tháng 1 đến tháng 6/ 1285; lực lợng của giặc: gồm hơn 50 vạn quân do tớng Thoát Hoan chỉ huy. (0,5đ) - Lần 3: Từ cuối tháng 12/1287 đến tháng 4/1288 ; lực lợng của giặc hơn 30 vạn quân, do tớng Thoát Hoan, Ô Mã Nhi, Trơng Văn Hổ chỉ huy.0,5đ) b. Sự chuẩn bị của nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần 2: - Tổ chức Hội nghị Vương hầu, quan lại ở bến Bình Than bàn kế đánh giặc ( 0,5đ) - Cử Trần Quốc Tuấn làm tổng chỉ huy. ( 0,5đ - Mở hội nghị Diên Hồng để bàn cách đánh và thống nhất ý chí đánh giặc ( 0,5đ) - Tổ chức tập trận và duyệt binh, phân chia quân đội đóng giữ những nơi hiểm yếu (0,5đ) Câu 8: (2 điểm) Nhà Trần giành được thắng lợi trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên? Trả lời: Nguyên nhân thắng lợi: - Tất cả các tầng lớp nhân dân đều tham gia đánh giặc. (0,5đ) - Nhà Trần chuẩn bị chu đáo về mọi mặt. (0,5đ) - Tinh thần hi sinh của toàn dân mà nòng cốt là quân đội. (0,5đ) - Có đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo. (0,5đ) - Tăng cường quyền lực nhà nước quân chủ. * Hạn chế (1,0đ) - Chưa giải phóng được nông nô, nô tì. - Chưa giải quyết được nhu cầu bức thiết của nhân dân. 3
  4. Câu 9 (2,5điểm) : Cuộc kháng chiến chống Tống thắng lợi có ý nghĩa như thế nào? Trả lời: -Nó đánh bại được nguy cơ xâm lược của nước ngoài, giữ vững được nền độc lập. (1điểm) -Nó biểu thị ý chí quyết tâm chống ngoại xâm của quân dân ta. (0,5điểm) -Nó chứng tỏ một bước phát triển của đất nước và khả năng bảo vệ độc lập dân tộc của Đại Cồ Việt, củng cố lòng tin vững chắc ở sức mạnh và tiền đồ của dân tộc.(1điểm) Câu 10(3điểm) : Ý nghĩa cuộc kháng chiến chống Tống như thế nào?. Trả lời: - Thể hiện truyền thống bất khuất của dân tộc ta (0,5 điểm) - Bảo vệ nền độc lập tự chủ của nước Đại Việt (0,75 điểm) - Buộc nhà Tống từ bỏ âm mưu xâm lược Đại Việt (0,75 điểm). Câu 11: (1đ) Trình bày diễn biến cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất (981)? Trả lời: Diễn biến cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất: - Đầu năm 981, quân Tống theo hai đường thủy, bộ do Hầu Nhân Bảo chỉ huy tiến đánh nước ta. (0,25đ) - Lê Hoàn trực tiếp tổ chức và lãnh đạo cuộc kháng chiến: chặn quân thủy ở sông Bạch Đằng; chặn đánh địch trên bộ. (0,5đ) Quân Tống đại bại. (0,25đ) Câu 12: (2đ) Hãy phân biệt sự khác nhau giữa lãnh địa phong kiến và thành thị trung đại về thành phần cư dân và đặc điểm kinh tế? Trả lời: Lãnh địa phong kiến Thành thị trung đại Cư dân Lãnh chúa, nông nô Thợ thủ công, thương nhân Kinh tế Nông nghiệp, đóng kín, tự Kinh tế hàng hóa, buôn bán cung tự cấp. Câu 15 (2,0điểm) : Đinh Bộ Lĩnh đã áp dụng những biện pháp gì để xây dựng đất nước? Trả lời: - Đinh Bộ Lĩnh phong vương cho các con, cử các tướng lĩnh thân cận như Đinh Điền , Nguyễn Bặc, Phạm Hạc, Lê Hoàn nắm giữ các chức vụ chủ chốt (1,0điểm). - Ông cho xây dựng cung điện ,đúc tiền để tiêu dùng trong nước (0,5điểm). - Đối với những kẻ phạm tội, thì dùng những hình phạt khắt nghiệt như ném vào vạc dầu sôi, hay vứt vào chuồng hổ (0,5 điểm) Câu 15 (2,0điểm) : Đinh Bộ Lĩnh đã áp dụng những biện pháp gì để xây dựng đất nước? Trả lời: - Đinh Bộ Lĩnh phong vương cho các con, cử các tướng lĩnh thân cận như Đinh Điền , Nguyễn Bặc, Phạm Hạc, Lê Hoàn nắm giữ các chức vụ chủ chốt (1,0điểm). - Ông cho xây dựng cung điện ,đúc tiền để tiêu dùng trong nước (0,5điểm). - Đối với những kẻ phạm tội, thỡ dựng những hỡnh phạt khắt nghiệt như ném vào vạc dầu sôi, hay vứt vào chuồng hổ (0,5 điểm) 4
  5. Câu 16. (4điểm) Trình bày tóm tắt diễn biến- kết quả cuộc kháng chiến lần thứ 3 chống quân Nguyên? Trả lời: - Tháng 12/1287, quân Nguyên ồ ạt tấn công vào Đại Việt. Đầu năm 1288, Thoát Hoan chọn Vạn Kiếp để xây dựng căn cứ.(0,5đ) - Trần Khánh d cho quân mai phục ở Vân Đồn đánh đoàn thuyền lơng của Trương Văn Hổ và nhanh chóng thắng lợi.(0,5đ) - Tháng 1/ 1288, Thoát Hoan chiếm đóng Thăng Long. (0,5đ) - Nhà Trần tiếp tục thực hiện kế hoạch “Vườn không nhà trống”, làm cho giặc gặp nhiều khó khăn, đành rút quân về Vạn Kiếp để quay về nước. (0,5đ) - Nhà Trần quyết định chọn sông Bạch Đằng làm nơi quyết chiến.(0,5đ) Tháng 4/1288, đoàn thuyền của Ô Mã Nhi rút về theo sông Bạch Đằng. (0,5đ) - Ta nhử địch vào sâu và trong trận địa khi nớc dâng cao, khi nớc rút thuyền địch va vào cọc và bị ta đánh từ 2 bờ. (0,5đ) - Kết quả: Nhiều tên giặc bị giết, Ô Mã Nhi bị bắt sống, Thoát Hoan bị tập kích trên đờng chạy về nớc. => Ta thắng lợi hoàn toàn. (0,5đ) Câu 2: ( 4 điểm) Nguyên nhân ra đời và hoạt động của thành thị trung đại ở Tây Âu ? Tại sao nói “Thành thị là bông hoa rực rỡ nhất thời trung đại”? Trả lời - Nguyên nhân: + Cuối thế kỉ XI SX phát triển hàng hoá thừa được đưa đi bán, thị trấn ra đời, thành thị trung đại xuất hiện. + Từ đây hình thành thị trấn, rồi phát triển thành thành phố gọi là thành thị. - Hoạt động của thành thị: Cư dân chủ yếu của thành thị là (Thợ thủ công và thương nhân) - Thành thị là bông hoa rực rỡ nhất thời trung đại + Phá vở kinh tế tự cấp tự túc, thúc đẩy quá trình sản xuất và thị trường, tạo điều kiện thống nhất quốc gia. + Thành thị xuất hiện trở thành môi trường thuận lợi để phát triển văn hóa, đây là những trung tâm văn hóa khoa học của cả châu Âu lúc bấy giờ. Như vậy thành thị trung đại xuất hiện đã làm cho kinh tế chính trị văn hóa Tây Âu có những chuyển biến rõ rệt, nó phá vỡ dần các lãnh địa phong kiến, đưa Tây Âu vào giai đoạn phát triển mới. 5
  6. V. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM A. Hướng dẫn chấm: - Điểm toàn bài tính theo thang điểm 20, làm tròn số đến 0,25 điểm. - Cho điểm tối đa khi học sinh trình bày đủ các ý và làm bài sạch đẹp. - Lưu ý: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng đảm bảo nội dung cơ bản theo đáp án thì vẫn cho điểm tối đa. B. Đáp án – biểu điểm Câu Đáp án Điểm - Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 do sức mạnh đoàn kết một lòng chiến đấu chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta. 1 - Do tài mưu lược cùa Ngô Quyền - lãnh đạo và chỉ huy trận đánh ở sông Bạch Đằng, đâp tan âm mưu xâm lược của quân Nam Hán. 1 - Ý chí quyết tâm bảo vệ thành quả đấu tranh của nhân dân ta giai đoạn 1 trước. 1 - Xác lập vững chắc nền độc lập tự chủ cho nước ta. Kết thúc vĩnh viễn ách đô hộ của phong kiến Trung Quốc, mở ra thời kì mới thời kì độc lập tự chủ lâu dài của dân tộc ta. 1 - Đánh dấu sự trưởng thành của dân tộc và kết thúc hoàn toàn sự đấu tranh giành lại độc lập hàng thế kỉ. 1 - Nguyên nhân: + Cuối thế kỉ XI SX phát triển hàng hoá thừa được đưa đi bán, thị trấn 1 ra đời, thành thị trung đại xuất hiện. + Từ đây hình thành thị trấn, rồi phát triển thành thành phố gọi là thành 1 thị. - Hoạt động của thành thị: Cư dân chủ yếu của thành thị là (Thợ thủ 1 công và thương nhân) - Thành thị là bông hoa rực rỡ nhất thời trung đại 2 + Phá vở kinh tế tự cấp tự túc, thúc đẩy quá trình sản xuất và thị 0,25 trường, tạo điều kiện thống nhất quốc gia. + Thành thị xuất hiện trở thành môi trường thuận lợi để phát triển văn hóa, đây là những trung tâm văn hóa khoa học của cả châu Âu lúc bấy 0,25 giờ. Như vậy thành thị trung đại xuất hiện đã làm cho kinh tế chính trị văn hóa Tây Âu có những chuyển biến rõ rệt, nó phá vỡ dần các lãnh địa 0,5 phong kiến, đưa Tây Âu vào giai đoạn phát triển mới. - Tư tưởng: Nho giáo thành hệ tư tưởng và đạo đức của giai cấp phong 1 kiến. -Văn học: Xuất hiện nhiều nhà thơ nổi tiếng như Lý Bạch, Đổ Phủ, . Đến nhà Minh xuất hiện những tiểu thuyết có giá trị: Tam quốc diễn 1 nghĩa, Tây du kí 3 - Sử học có các bộ sử kí của (Tư Mã Thiên), Hán thư, Đường thư, Minh 1 sử - Nghệ thuật, kiến trúc : Với nhiều công trình độc đáo như cố cung, 1 những bức tượng phật sinh động - Ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc đến Việt Nam: + Tiếp thu có chọn lọc những giá trị văn hóa đặc sắc của người Trung 0,5 6
  7. Quốc. + Ảnh hưởng trên các lĩnh vực: tư tưởng, chữ viết, văn học, một số 0,5 phong tục tập quán. a. Xây dựng và phát triển nhà nước * Về tổ chức nhà nước + Năm 1010 Lý Công Uẩn dời đô về Đại La đổi tên là Thăng Long 0,5 + Năm 1054 nhà Lý đổi tên nước là Đại Việt 0,5 + Chính quyền Trung ương: đứng đầu là vua, dưới có quan đại thần và quan 0,5 ở hai bên văn, võ + Chính quyền ở địa phương: cả nước chia thành 24 lộ, dưới lộ là phủ, dưới 0,5 phủ là huyện, dưới huyện là hương xã. * Luật phát + Năm 1042 nhà Lý ban hành bộ luật hình thư. 0,25 + Bao gồm những quy định chặt chẽ bảo vệ nhà vua và cung điện, xem 0,5 trọng việc bảo vệ của công và tài sản của nhân dân, nghiêm cấm giết trâu bò, bảo vệ sản xuất nông nghiệp. Người bị phạm tội bị xử phạt nghiêm khắc. * Quân đội + Quân đội nhà Lý bao gồm quân bộ, quân thuỷ 4 + Vũ khí có giáo , mác, máy bắn đá 0,25 + Trong quân còn chia thành 2 loại: Cấm quân và quân địa phương 0,25 * Việc tuyển chọn quan lại: ban đầu chọn chủ yếu con em gia đình quý tộc, 0,25 quan lại, sau chọn cả người thi cử đỗ đạt. 0,25 * Một số việc làm quan tâm đến đời sống nhân dân: Dựng lầu chuông, làm lễ cày tịch điền, 0,25 b. vì sao Trong chiếu dời đô nêu rõ: “ Thành Đại La đô cũ của cao vương(Cao Biền), ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ vì ngập lụt, 1 muôn vật thịnh đạt. c. Ý nghĩa: - Thể hiện sự sáng suốt của một vị vua đầu tiên của triều lý. - Tạo điều kiện cho kinh thành Thăng Long dần dần trở thành đô thị phồn 0,5 thịnh, là bộ mặt của đất nước. 0,5 7