Đề thi chọn học sinh giỏi môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Sở GD&ĐT Thái Bình (Có đáp án)

doc 13 trang thungat 3090
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Sở GD&ĐT Thái Bình (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_mon_lich_su_lop_9_nam_hoc_2016_201.doc

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Sở GD&ĐT Thái Bình (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI NAM ĐỊNH NĂM HỌC 2016 - 2017 Môn: LỊCH SỬ - Lớp: 9 THCS ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 150 phút Đề thi gồm: 01 trang A. LỊCH SỬ VIỆT NAM (14,0 điểm) Câu 1: (3,0 điểm ) “Luận cương đến với Bác Hồ. Và Người đã khóc Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lê nin. Bốn bức tường im nghe Bác lật từng trang sách gấp Tưởng bên ngoài, đất nước đợi mong tin Bác reo lên một mình như nói cùng dân tộc “Cơm áo là đây! Hạnh phúc đây rồi!” Hình của Đảng lồng trong hình của Nước Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười” (Người đi tìm hình của Nước - Chế Lan Viên) Đoạn thơ trên nói tới sự kiện gì trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh? Phân tích ý nghĩa của sự kiện đó với sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam. Câu 2: (6,0 điểm) Nêu hoàn cảnh ra đời và vai trò của Mặt trận Việt Minh đối với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945. Từ đó, em hãy liên hệ với vai trò mặt trận thống nhất dân tộc của nước ta hiện nay. Câu 3: (5,0 điểm) Các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam được ghi nhận như thế nào trong Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương (21 - 7 - 1954). Khái quát những chiến thắng tiêu biểu của nhân dân ta trên mặt trận quân sự từ năm 1946 đến năm 1954 để giành các quyền dân tộc cơ bản đó. B. LỊCH SỬ THẾ GIỚI (6,0 điểm ) Trình bày và nhận xét về những quyết định quan trọng của Hội nghị Ianta (2/1945). Những quyết định này có tác động như thế nào đến khu vực Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai? HẾT Họ và tên thí sinh: .Họ, tên và chữ ký GT1: Số báo danh: . Họ, tên và chữ ký GT2:
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM THI NAM ĐỊNH KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2016 - 2017 Môn: LỊCH SỬ - Lớp: 9 THCS ĐỀ CHÍNH THỨC Đáp án gồm: 04 trang Câu Nội dung Điểm PHẦN II: LỊCH SỬ VIỆT NAM (14,0 điểm) 1 “Luận cương đến với Bác Hồ. Và Người đã khóc Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lênin. (3,0 Bốn bức tường im nghe Bác lật từng trang sách gấp điểm) Tưởng bên ngoài, đất nước đợi mong tin Bác reo lên một mình như nói cùng dân tộc “Cơm áo là đây! Hạnh phúc đây rồi!” Hình của Đảng lồng trong hình của Nước Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười” (Người đi tìm hình của Nước - Chế Lan Viên) Đoạn thơ trên nói tới sự kiện gì trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh? Phân tích ý nghĩa của sự kiện đó với sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam. a. Sự kiện: 2,0 Đoạn thơ trên nói tới sự kiện Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ 1,0 nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin (7 - 1920). Văn kiện này giúp Người khẳng định: - Muốn giải phóng dân tộc, phải đi theo con đường cách mạng vô sản. 0,5 - Muốn đi theo con đường cách mạng vô sản, trước hết phải thành lập 0,5 được chính đảng của giai cấp vô sản. b. Phân tích: 1,0 - Sau hành trình dài tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc đã đến với 0,5 chủ nghĩa Mác Lênin và xác định con đường giải phóng dân tộc theo khuynh hướng vô sản.
  3. - Sự kiện này có ý nghĩa mở đường để giải quyết tình trạng khủng hoảng 0,5 về đường lối cứu nước và lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc ở nước ta đầu thế kỉ XX. 2 Nêu hoàn cảnh ra đời và vai trò của Mặt trận Việt Minh đối với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945. Từ đó, em hãy liên hệ với vai trò mặt (6,0 trận thống nhất dân tộc của nước ta hiện nay. điểm) a. Hoàn cảnh ra đời: 1,5 - Chiến tranh thế giới thứ hai ngày càng lan rộng , ảnh hưởng đến tình 0,5 hình Đông Dương. Từ khi Nhật vào Đông Dương, nhân dân ta phải chịu cảnh “một cổ hai tròng” - Mâu thuẫn giữa dân tộc ta với đế quốc phát xít Nhật - Pháp phát triển 0,5 gay gắt. Nhiệm vụ giải phóng dân tộc được đặt ra vô cùng cấp thiết. - Trong Hội nghị lần thứ 8 (5 - 1941), Đảng chủ trương thành lập ở mỗi 0,5 nước Đông Dương một mặt trận riêng. Vì thế, Việt Nam độc lập Đồng minh (gọi tắt là Mặt trận Việt Minh) chính thức ra đời. b. Vai trò: 3,0 - Xây dựng và tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, phân hóa và cô lập 0,5 cao độ kẻ thù đế quốc và tay sai để chĩa mũi nhọn đấu tranh vào chúng. - Đẩy mạnh công cuộc chuẩn bị tiến lên Tổng khởi nghĩa: tập hợp, giác 1,5 ngộ và rèn luyện lực lượng chính trị; tạo cơ sở cho việc xây dựng lực lượng vũ trang và căn cứ địa cách mạng. - Động viên toàn dân tham gia cao trào “Kháng Nhật, cứu nước”, đi từ 1,0 khởi nghĩa từng phần tiến lên Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước; lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; góp phần cùng phe Đồng minh tiêu diệt chủ nghĩa phát xít. b. Liên hệ: 1,5 - Mặt trận thống nhất dân tộc của nước ta hiện nay là Mặt trận Tổ quốc 0,5 Việt Nam. - Học sinh cần dựa vào vai trò của Mặt trận Việt Minh trước đây và tình 1,0 hình thực tế của đất nước để liên hệ với những vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hiện nay, có thể theo hướng: xây dựng, củng cố và tăng
  4. cường khối đại đoàn kết dân tộc; nhận diện, phân hóa và cô lập kẻ thù; tập trung mọi nguồn lực và sức mạnh dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc khi bối cảnh trong nước và quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp - Học sinh trình bày bằng nhiều cách khác nhau, diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, có dẫn chứng cụ thể, liên hệ được 2 vai trò trở lên, thì mới cho điểm tối đa: 1 điểm; 1 vai trò thì được 0,5 điểm. 3 Các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam được ghi nhận như thế nào trong Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương (21 - 7 - 1954)? Khái quát những chiến (5,0 thắng tiêu biểu trên mặt trận quân sự của nhân dân ta từ năm 1946 đến điểm) năm 1954 để giành các quyền dân tộc cơ bản đó. a. Các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam được ghi nhận trong Hiệp 0,5 định Giơ-ne-vơ: Các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của ba nước Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. b. Khái quát những cuộc đấu tranh trên mặt trận quân sự: 4,5 - Sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công, thực dân Pháp tìm mọi 0,25 cách thôn tính nước ta một lần nữa - Trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1954), 0,25 nhân dân ta anh dũng chiến đấu, từng bước giành thắng lợi trên khắp các mặt trận, trong đó tiêu biểu nhất là mặt trận quân sự: + Cuộc chiến đấu ở các đô thị Bắc vĩ tuyến 16 (cuối năm 1946 đầu năm 0,5 1947): mở đầu cuộc kháng chiến toàn quốc, quân dân ta chủ động tiến công quân Pháp, hoàn thành nhiệm vụ giam chân địch trong các đô thị một thời gian, tạo điều kiện cho cả nước đi vào kháng chiến lâu dài. + Chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947: Căn cứ địa Việt Bắc biến 1,0 thành “mồ chôn giặc Pháp”. Cơ quan đầu não kháng chiến được bảo toàn. Bộ đội chủ lực của ta ngày càng trưởng thành. Chiến dịch Việt Bắc đã giáng một đòn quyết định vào chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh” của quân Pháp, buộc chúng phải chuyển sang “đánh lâu dài” với ta. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta bước sang một giai đoạn mới. + Chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950: Đây là chiến dịch đầu tiên 1.25
  5. do ta chủ động tiến công, đã giải phóng được vùng biên giới Việt - Trung từ Cao Bằng đến Đình Lập, chọc thủng “hành lang Đông - Tây” của quân Pháp. Thế bao vây cả trong lẫn ngoài của địch đối với căn cứ Việt Bắc bị phá vỡ. Kế hoạch Rơ-ve của Pháp bị phá sản. Với chiến dịch này, quân ta giành thế chủ động trên chiến trường chính (Bắc Bộ), mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến. + Cuộc Tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954: Với cuộc Tiến 1,25 công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954, ta đã bước đầu làm phá sản Kế hoạch Na-va của Pháp - Mĩ, tạo điều kiện cho quân dân ta mở trận quyết chiến chiến lược ở Điện Biên Phủ. Chiến thắng Điện Biên Phủ làm phá sản hoàn toàn Kế hoạch Na-va, giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh, tạo cơ sở thực lực đi đến kí kết Hiệp định Giơ-ne-vơ, buộc Pháp phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của ba nước Đông Dương là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. PHẦN II: LỊCH SỬ THẾ GIỚI (6,0 điểm) Trình bày và nhận xét về những quyết định quan trọng của Hội nghị Ianta (2 - 1945). Những quyết định này có tác động như thế nào đến khu vực Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai? a. Những quyết định quan trọng: 3,5 Vào giai đoạn cuối của Chiến tranh thế giới thứ hai, ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh đã triệu tập Hội nghị Ianta (2 - 1945) và thông qua các 0,5 quyết định quan trọng: - Thống nhất mục tiêu chung là tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức 0,5 và Nhật - Thành lập tổ chức quốc tế mới là Liên hợp quốc 0,5 - Thoả thuận về việc phân chia phạm vi khu vực ảnh hưởng chủ yếu giữa 0,5 hai cường quốc Liên Xô và Mĩ. + Ở châu Âu: Liên Xô chiếm đóng và kiểm soát vùng Đông nước Đức và Đông Âu ; vùng Tây nước Đức và Tây Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng 0,5 của Mĩ, Anh
  6. + Ở Châu Á: Vì Liên Xô tham chiến đánh Nhật nên trả lại cho Liên Xô phía nam đảo Xa-kha-lin Duy trì nguyên trạng Mông Cổ, trao trả cho Trung Quốc những vùng đất đai bị Nhật chiếm đóng trước đây 1,0 Mĩ và Liên Xô tạm thời chia nhau kiểm soát và đóng quân ở Bắc và Nam bán đảo Triều Tiên. Mĩ đóng quân ở Nhật Bản Các vùng còn lại của châu Á (Đông Nam Á, Nam Á ) vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây. b. Nhận xét: 1,0 - Những quyết định của hội nghị Ianta đã tạo nên khuôn khổ của một trật 0,5 tự thế giới mới - Trật tự “hai cực Ianta”. - Những quyết định đó có ảnh hưởng tới hoà bình, an ninh và trật tự thế giới sau này: các nước vốn là đồng minh trong Chiến tranh thế giới thứ 0,5 hai nhanh chóng chuyển sang thế đối đầu, hình thành hai hệ thống xã hội - tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa đối lập nhau c. Tác động: 1,5 - Hội nghị Ianta đã quyết định tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít, nhanh chóng kết thúc chiến tranh Ở châu Á, với việc phát xít Nhật bị tiêu diệt 0,5 đã tạo điều kiện cho các nước Đông Nam Á nổi dậy giành chính quyền, thành lập các quốc gia độc lập như: Inđônêxia, Việt Nam, Lào - Với quyết định của hội nghị: các vùng còn lại của châu Á (Đông Nam Á, Nam Á ) vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây đã tạo điều kiện cho các nước tư bản phương Tây trở lại thống trị các 1,0 nước Đông Nam Á (thực dân Pháp trở lại 3 nước Đông Dương, Anh trở lại Xingapo) Như vậy, nhân dân các nước này phải tiếp tục đấu tranh chống thực dân, đế quốc * Chú ý: 1. Khi chấm thi, cán bộ chấm thi bám sát hướng dẫn chấm của Sở GD&ĐT. 2. Cán bộ chấm thi không quy tròn điểm của bài thi.
  7. 3. Những bài viết nào có tham khảo tài liệu, đưa ra kiến thức lịch sử đúng, phù hợp, làm cho phong phú hơn, sâu sắc hơn, thì cán bộ chấm thi có thể vận dụng cho điểm khuyến khích nhưng vẫn trong mức điểm tối đa đã quy định cho từng câu. 4. Nếu bài thi có cách làm riêng và đúng vẫn chấm theo thang điểm quy định. 5. Bài làm của thí sinh được điểm tối đa phải bảo đảm được những yêu cầu: Nội dung đúng như đáp án, chữ viết rõ ràng, văn phong trong sáng, câu chữ đúng và lập luận chặt chẽ. Nếu quí thầy cô có nhu cầu xin liên lạc: 0912537659 Hoặc vuconggiabao@gmail.com Sở Giáo dục Đào tạo Hà Nội Kỳ thi chọn đội tuyển học sinh giỏi lớp 9 Năm học 2004 - 2005 Ngày thi: 25 tháng 12 năm 2004 Môn thi: Lịch sử Thời gian làm bài: 150 phút. Câu 1 ( 5,5 điểm ): Bằng những dẫn chứng lịch sử cụ thể, anh (chị) hãy chứng minh Cách mạng tháng Tám 1945 là biểu tượng sáng ngời về tinh thần chủ động sáng tạo của Đảng ta và lãnh tụ Hồ Chí Minh. Câu 2( 4,5 điểm ): Hãy hoàn thiện bảng sau về đấu tranh ngoại giao trong phong trào cách mạng Việt Nam: Thời gian Nội dung Kết quả và ý nghĩa Từ 2-9-1945 đến 19-12-1946 Từ 8-5-1954 đến 21-7-1954 Từ tháng 5-1968 đến tháng 1-1973 Câu 3 ( 8 điểm ): Trình bày nhận xét của anh (chị) về quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến nay và nêu rõ vì sao trong khoảng bốn thập niên gần đây, quan hệ quốc tế có xu hướng chuyển dần từ đối đầu sang đối thoại? Câu 4 ( 2 điểm ): Hãy hoàn thiện bảng sau cho chính xác sự kiện với thời gian:
  8. Thời gian Sự kiện a.Cuối tháng 3.1929 1. Thành lập Đông Dương cộng sản đảng b. 17.6.1929 2. Mít tinh của 2 vạn người tại quảng trường Đấu Xảo - Hà Nội c. 8.1929 3. Thành lập Chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam d. 9.1929 4. Khởi nghĩa Nam Kì e. 1.5.1938 5. Nhật đảo chính Pháp g. 23.11.1940 6. Lãnh tụ Nguyễn ái Quốc về nước h. 28.1.1941 7. Thành lập Mặt trận Việt Minh i. 19.5.1941 8. Thành lập An Nam cộng sản đảng k. 9.3.1945 Kì thi chon đội tuyển học sinh giỏi lớp 9 năm học 2004-2005 Hướng dẫn chấm môn Lịch sử Câu 1: 5,5 điểm a. Chủ động chuẩn bị về đường lối. - Chính cương, Sách lược vắn tắt (0,25đ) - Luận cương 10.1930. (0,25đ) - Hội nghị Trung ương 6: Bước đầu chuyển hướng chỉ đạo chiến lược. 0,5đ - Hội nghị Trung ương 8: Hoàn chỉnh việc chuyển hướng chỉ đạo chiến lược. 0,5đ b. Chủ động xây dựng lực lượng chính trị. - Cao trào dân chủ 1936-39: Kinh nghiệm đấu tranh chính trị. 0,25đ - Hoạt động của các đoàn thể trong tổ chức Việt Minh 0,5đ c. Chủ động xây dựng lực lượng vũ trang. - Kinh nghiệm trong Cao trào 1930-1931. 0,25đ - Du kích Bắc Sơn 0,25đ - Việt Nam tuyên truyền GP quân 0,5đ - Việt Nam giải phóng quân 0,25đ d. Chủ động xây dựng căn cứ địa tại Việt Bắc. 0,5đ e. Tích cực chủ đọng gấp rút chuẩn bị mọi mặt trong thời kì Tiền khởi nghĩa (Cao trào Kháng Nhật cứu nước) 0,5đ f. Chủ động đón thời cơ, chớp thời cơ, dũng cảm phát động Tổng khởi nghĩa. - Thời cơ: Sau khi Nhật đầu hàng Đồng Minh (13.8.1945) và trước khi quân Đồng Minh vào Đông Dương. 0,5đ - Dũng cảm và quyết tâm: Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho đồng bào cả nước 0,25đ
  9. g. Linh hoạt sáng tạo trong Tổng khởi nghĩa giành chính quyền: Cách giành chính quyền linh hoạt theo hoàn cảnh từng địa phương. 0,25đ Câu 2: 4,5 điểm Đấu tranh ngoại giao trong phong trào cách mạng Việt Nam: Thời gian Nội dung:3 ý x 0,5đ = 1,5đ Kết quả và ý nghĩa: 3 ý x 1đ = 3đ Từ 2-9-1945 đến 19-12-1946: - 2-9-1945 đến 6-3-1946 - Tạm hòa với Tưởng ở - Mượn bàn tay quân Pháp để đuổi miền Bắc để chống Pháp 20 vạn quân Tưởng. ở miền Nam. - Kéo dài thời gian hòa hoãn - 6-3-1046 đến - Tạm hòa với Pháp để 19-12-1946 đuổi Tưởng và tay sai - Lập lại hòa bình ở Đông Dương - GP hoàn toàn miền Bắc. Từ 8-5-1954 đến Chấm dứt chiến tranh - Tạo tiền đề cho CM miền Nam. 21-7-1954 - Thêm kinh nghiệm đấu tranh ngoại giao Từ tháng 5-1968 đến tháng 1- - Mĩ phải thừa nhận độc lập quyền 1973 và toàn vẹn lãnh thổ của chủ Buộc Mĩ phải chấm dứt - 5-1968 đến Việt Nam. 12-1968: hoàn toàn và không điều - Chấm dứt chiến tranh lập lại hòa kiện việc ném bom phá hoại bình. miền Bắc. - Lần đầu tiên sau 115 năm, nước ta sạch bóng quân xâm lược nước ngoài. - 1-1969 đến - Làm thay đổi tương quan lực 27-1-1973 Buộc Mĩ và chư hầu phải rút lượng ở miền Nam, tạo điều kiện hết quân đội Mĩ và chư hầu để giải phóng hoàn toàn miền ra khỏi miền Nam Nam Câu 3: 8 điểm a. 1919-1939: 3ý x 0,5đ = 1,5đ - Trật tự Vecxai - Oasinhtơn - Anh Pháp Mĩ thao túng vì quyên lợi ích kỉ của mình - Mâu thuẫn trong trật tư rạn nứt.
  10. b. 1939-1945: 0,5đ Liên Xô, Mĩ , Anh là 3 cường quốc trụ cột, giữ vai trò quyết định trong việc chiến thắng chủ nghĩa phát xít. c. 1945-1991: 3 ý x0,5đ = 1,5đ - Trật tự 2 cực - 1945- đầu những năm 70 của thế kỉ 20: Đối đầu gay gắt - Đầu những năm 70 của thế kỉ 20 đến 1991: Đối đầu giảm dần và chuyển dần sang đối thoại. Các nước thuộc thế giới thư ba ngày càng có vai trò quan trọng. d. 1991 đến nay - Một siêu cường (Mĩ), nhiều cường quốc (Nga, Trung Quốc, Nhật , Anh, Pháp Đức) 0,5đ - Trật tự mới đang hình thành: Mĩ muốn duy tì trật tự đơn cực, các cường quốc muốn xây dựng trật tự đa cực. 0,25đ - Sự hình thành trật tự mới phụ thuộc các yếu tố: 3 ý x 0,5đ = 1,5đ + Thực lực các nước lớn + Cách mạng, đổi mới ở các nước XHCM và phong trào GPDT + Cách mạng KHKT tạo nên những đột phá và chuyển biến để hình thành cực mới - Từ đối đầu chuyển hẳn sang đối thoại. 0,5đ - Hòa bình về chính trị, không có chiến tranh TG, nhưng vẫn có những cuộc chiến tranh cục bộ 0,25đ e. Nguyên nhân chuyển từ đối đầu sang đối thoại: 3 ý x 0,5đ = 1,5đ - Đối đầu căng thẳng có nguy cơ dẫn đến chiến tranh hạt nhân. - Kinh tế thế giới ngày cáng có xu hướng quốc tế hóa - Cuộc sống hiện đại ngày càng có nhiều vấn đề có tính chất toàn cầu - Câu 4: 8 ý x 0,25đ = 2đ Thời gian Sự kiện a.Cuối tháng 3.1929 3. Thành lập Chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam b. 17.6.1929 1. Thành lập Đông Dương cộng sản đảng c. 8.1929 8. Thành lập An Nam cộng sản đảng d. 9.1929 e. 1.5.1938 2. Mít tinh của 2 vạn người tại quảng trường Đấu Xảo - Hà Nội g. 23.11.1940 4. Khởi nghĩa Nam Kì
  11. h. 28.1.1941 6. Lãnh tụ Nguyễn ái Quốc về nước i. 19.5.1941 7. Thành lập Mặt trận Việt Minh k. 9.3.1945 5. Nhật đảo chính Pháp STT ĐỀ - ĐÁP ÁN TRANG 1 ĐỀ & ĐÁP ÁN HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2004-2005 Hà Nội 3 - 6 2 ĐỀ & ĐÁP ÁN HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2005-2006 Hà Nội 7 - 11 3 ĐỀ & ĐÁP ÁN HỌC SINH GIỎI NĂM 2005-2006 Hải phòng 12 - 17 4 ĐỀ & ĐÁP ÁN HỌC SINH GIỎI NĂM 2005-2006 Hà Nam 18- 23 5 ĐỀ & ĐÁP ÁN HỌC SINH GIỎI NĂM 2006 – 2007 Nam Định 24 - 32 Năm 2007 - 2008 6 ĐỀ & ĐÁP ÁN HỌC SINH GIỎI NĂM 2007 – 2008 Hậu Giang 33 - 38 7 ĐỀ & ĐÁP ÁN HỌC SINH GIỎI NĂM 2007 – 2008 Hải Dương 39 -44 8 ĐỀ & ĐÁP ÁN HỌC SINH GIỎI NĂM 2007 – 2008 Huế 45 - 49 9 ĐỀ & ĐÁP ÁN HỌC SINH GIỎI NĂM 2007 – 2008 Hải Dương DBi 50 - 54 10 ĐỀ & ĐÁP ÁN HỌC SINH GIỎI NĂM 2007 – 2008 Huế 55 - 61 11 ĐỀ & ĐÁP ÁN HỌC SINH GIỎI NĂM 2008 – 2009 Huế 62 - 67 12 ĐỀ & ĐÁP ÁN HỌC SINH GIỎI NĂM 2008 – 2009 Bình Phước 68 - 71 13 ĐỀ & ĐÁP ÁN Chuyên Lê Hồng Phong NĂM 2008 – 2009 72 - 75 14 ĐỀ & ĐÁP ÁN HỌC SINH GIỎI NĂM 2009 Bạc Liêu 76 - 82 15 ĐỀ & ĐÁP ÁN HỌC SINH GIỎI NĂM 2009 Nam Định 83 - 88 Năm 2009 - 2010 16 ĐỀ & ĐÁP ÁN Chuyên NĂM 2009 – 2010 NAM ĐỊNH 89 - 94 17 ĐỀ & ĐÁP ÁN HỌC SINH GIỎI NĂM 2009 – 2010 Hương Thủy 95- 98 18 ĐỀ & ĐÁP ÁN HỌC SINH GIỎI NĂM 2009 – 2010 Hương Trà 99 - 103 19 ĐỀ & ĐÁP ÁN HỌC SINH GIỎI NĂM 2009 – 2010 Thái Nguyên 104 - 108 20 ĐỀ & ĐÁP ÁN Chuyên NĂM 2010 – 2011 Cần Thơ 109- 113 21 ĐỀ & ĐÁP ÁN HỌC SINH GIỎI NĂM 2009 – 2010 Thủy Nguyên 114 - 119 22 ĐỀ & ĐÁP ÁN HỌC SINH GIỎI NĂM 2010 ĐB SCL 120 - 126 23 ĐỀ & ĐÁP ÁN HỌC SINH GIỎI NĂM 2010 – 2011 Lâm Đồng 127 - 132 24 ĐỀ & ĐÁP ÁN HỌC SINH GIỎI NĂM 2010 – 2011 Vĩnh Phúc 133 - 137 25 ĐỀ & ĐÁP ÁN HỌC SINH GIỎI NĂM 2011 Nam Định 138 - 143 26 ĐỀ & ĐÁP ÁN HỌC SINH GIỎI NĂM 2010 – 2011 144 - 149 27 ĐỀ & ĐÁP ÁN HỌC SINH GIỎI NĂM 2010 – 2011 Phú Thọ 150 - 156 28 ĐỀ & ĐÁP ÁN HỌC SINH GIỎI NĂM 2010 – 2011 Bình Dương 157 - 162 29 ĐỀ & ĐÁP ÁN HỌC SINH GIỎI NĂM 2010 – 2011 Thái Nguyên 163 - 168 Năm 2011 - 2012
  12. 30 ĐỀ & ĐÁP ÁN HỌC SINH GIỎI NĂM 2011 – 2012 Nam Định 171 - 176 31 ĐỀ & ĐÁP ÁN HỌC SINH GIỎI NĂM 2011 – 2012 Thái Bình 177 - 186 32 ĐỀ & ĐÁP ÁN HỌC SINH GIỎI NĂM 2011 – 2012 Thái Nguyên 187 - 192 33 ĐỀ & ĐÁP ÁN HỌC SINH GIỎI NĂM 2012 – 2013 Nam Định 193 - 201 34 ĐỀ & ĐÁP ÁN HỌC SINH GIỎI NĂM 2012 – 2013 Thanh Hóa 202 - 206 35 ĐỀ & ĐÁP ÁN HỌC SINH GIỎI NĂM 2012 – 2013 Thanh Hóa DB 207- 212 36 ĐỀ & ĐÁP ÁN HỌC SINH GIỎI NĂM 2012 – 2013 Quảng Nam 213 - 220 37 ĐỀ & ĐÁP ÁN HỌC SINH GIỎI NĂM 2012 – 2013 Hải Dương 221 - 226 38 ĐỀ & ĐÁP ÁN HỌC SINH GIỎI NĂM 2012 – 2013 Nam Định 227 - 231 39 ĐỀ & ĐÁP ÁN HỌC SINH GIỎI NĂM 2012 – 2013 Nam Định DB 232 - 237 40 ĐỀ & ĐÁP ÁN HỌC SINH GIỎI NĂM 2012 – 2013 Nam Định 238 - 244 41 ĐỀ & ĐÁP ÁN HỌC SINH GIỎI NĂM 2012 – 2013 Thanh Oai 245 - 249 42 ĐỀ & ĐÁP ÁN HỌC SINH GIỎI NĂM 2012 – 2013 Quảng Bình 250 - 254 43 ĐỀ & ĐÁP ÁN HỌC SINH GIỎI NĂM 2013 255- 262 Năm 2013 - 2014 44 ĐỀ & ĐÁP ÁN HỌC SINH GIỎI NĂM 2013 – 2014 Vĩnh Phúc 263 - 268 45 ĐỀ & ĐÁP ÁN HỌC SINH GIỎI NĂM 2013 – 2014 Thanh Oai 269 - 278 46 ĐỀ & ĐÁP ÁN HỌC SINH GIỎI HÈ 2013 – 2014 Nam Định 279- 284 47 ĐỀ & ĐÁP ÁN HỌC SINH GIỎI HÈ 2013 – 2014 285 - 290 48 ĐỀ & ĐÁP ÁN HỌC SINH GIỎI HÈ II 2013 – 2014 291 - 295 49 ĐỀ & ĐÁP ÁN HỌC SINH GIỎI NĂM 2013 – 2014 Nam Định 296 - 305 50 ĐỀ & ĐÁP ÁN HỌC SINH GIỎI NĂM 2013 – 2014 Nam Định DB 306 - 311 Năm 2014 - 2015 51 ĐỀ & ĐÁP ÁN Chuyên 2014 – 2015 Nam Định 312 - 317 52 HSG NAM ĐỊNH chuyên LHP - Đề chính thức – 2014 ĐẦU NĂM 318- 323 53 HSG NAM ĐỊNH chuyên C - Đề chính thức – 2014 – 2015 LHP 324- 331 54 ĐỀ & ĐÁP ÁN HỌC SINH GIỎI NĂM 2014 – 2015 332 - 336 55 ĐỀ & ĐÁP ÁN Chuyên 2014 – 2015 Nam Định 337 - 342 56 ĐỀ & ĐÁP ÁN HỌC SINH GIỎI NĂM 2014 – 2015 Nam Định 343 - 352 57 ĐỀ & ĐÁP ÁN HỌC SINH GIỎI NĂM 2014 – 2015 Nam Định DB 353 - 359 58 ĐỀ & ĐÁP ÁN HỌC SINH GIỎI NĂM 2014– 2015 THIỆU HÓA 360 - 366 Năm 2015 - 2016 59 HSG chuyên sử LHP - Đề chính thức – 2015 - 2016 367 - 370 60 HSG chuyên sử LHP - Đề chính thức – 2015 – 2016 HÈ 371 - 374 61 HSG chuyên sử LHP - Đề chính thức – 2015 – 2016 HÈ LẦN 1 375 - 379 62 HSG chuyên sử LHP - Đề chính thức – 2015 – 2016 HÈ LẦN 5 380 - 384 63 HSG chuyên sử LHP - Đề chính thức – 2015 – 2016 HÈ LẦN 2 385 - 389 64 HSG chuyên sử LHP - Đề chính thức – 2015 – 2016 HÈ LẦN 4 390 - 393 65 ĐỀ & ĐÁP ÁN TUYỂN SINH CHUYÊN NĂM 2015 – 2016 Nam Định 394 - 400 66 ĐỀ & ĐÁP ÁN TUYỂN SINH CHUYÊN NĂM 2015 – 2016 Nam Định 401- 410
  13. 67 ĐỀ & ĐÁP ÁN HỌC SINH GIỎI NĂM 2015 – 2016 Nam Định 411 - 422 68 ĐỀ & ĐÁP ÁN HỌC SINH GIỎI NĂM 2015 – 2016 Nam Định DB 423 - 432 69 ĐỀ & ĐÁP ÁN HỌC SINH GIỎI NĂM 2015 – 2016 Nam Định GDTX 433 - 438 70 ĐỀ & ĐÁP ÁN HỌC SINH GIỎI NĂM 2015 – 2016 Nam Định 339 - 343 71 ĐỀ & ĐÁP ÁN HỌC SINH GIỎI NĂM 2015 – 2016 Nam Định DP 344 - 348 72 ĐỀ & ĐÁP ÁN HỌC SINH GIỎI NĂM 2015– 2016 HOẰNG HÓA 449 - 457 Năm 2016 - 2017 73 ĐỀ & ĐÁP ÁN CHUYÊN NĂM 2016 – 2017 Nam Định 458 - 465 74 ĐỀ & ĐÁP ÁN HỌC SINH GIỎI NĂM 2016 – 2017 Hải Dương 466 - 472 75 ĐỀ & ĐÁP ÁN HỌC SINH GIỎI NĂM 2016 – 2017 Nam Định 473 - 480 76 ĐỀ & ĐÁP ÁN HỌC SINH GIỎI NĂM 2016 – 2017 Nam Định 481 - 487 77 ĐỀ & ĐÁP ÁN HỌC SINH GIỎI NĂM 2016 – 2017 Nam Định DB 488 - 498 78 ĐỀ & ĐÁP ÁN HỌC SINH GIỎI NĂM 2017 – 2018 Nam Định 499 - 507 79 Mục lục 508 - 510 Nếu quí thầy cô có nhu cầu xin liên lạc: 0912537659 Hoặc vuconggiabao@gmail.com