Đề thi cuối học kỳ II môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2020-2021

doc 4 trang thungat 6150
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi cuối học kỳ II môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_cuoi_hoc_ky_ii_mon_tieng_viet_lop_3_nam_hoc_2020_2021.doc

Nội dung text: Đề thi cuối học kỳ II môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2020-2021

  1. PHÒNG GD&ĐT ĐỀ THI CUỐI HỌC KÌ 2 TRƯỜNG TIỂU HỌC Năm học: 2020 - 2021 Môn: Tiếng Việt - Lớp 3 Đề chính thức Thời gian 40 phút (không kể thời gian giao đề) Điểm Nhận xét bài kiểm tra Ghi bằng số Ghi bằng chữ I. KIỂM TRA ĐỌC: 1. Kiểm tra đọc thành tiếng (4 điểm). Học sinh bốc thăm đọc một đoạn văn khoảng 70 tiếng/phút và trả lời một câu hỏi có liên quan đến nội dung đoạn đọc trong các bài tập đọc từ tuần 28 đến tuần 34. 2. Kiểm tra đọc hiểu - kết hợp kiến thức Tiếng Việt: (6 điểm). Đọc bài văn sau: Lễ hội đền Hùng Lễ hội đền Hùng còn gọi là Giỗ Tổ Hùng Vương, là một lễ hội lớn ở Việt Nam để tỏ lòng biết ơn công lao lập nước của các vua Hùng. Giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức vào ngày 10 tháng 3 âm lịch tại Phú Thọ nhưng thực chất là đã diễn ra hàng tuần trước đó. Lễ hội kết thúc vào ngày 10 tháng 3 âm lịch với nghi thức rước kiệu và dâng hương trên đền Thượng. Hiện nay, lễ hội đền Hùng đã được công nhận là Quốc giỗ của Việt Nam. Có 2 nghi thức được cử hành cùng thời điểm trong ngày chính hội: - Nghi thức rước kiệu vua: Đám rước kiệu xuất phát từ dưới chân núi rồi lần lượt qua các đền để tới đền Thượng, nơi làm lễ dâng hương. - Nghi thức dâng hương: Những người tới dự cùng dâng lễ vật lên các vua Hùng để thể hiện lòng biết ơn của mình đối với tổ tiên. Phần hội có nhiều trò chơi dân gian. Đó là những cuộc thi hát xoan, thi vật, thi kéo co hoặc thi bơi trải ở ngã ba sông Bạch Hạc, nơi các vua Hùng luyện tập các đoàn thủy binh luyện chiến. Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất hoặc viết câu trả lời vào giấy kiểm tra. Câu 1 (M1): Lễ hội đền Hùng diễn ra để tưởng nhớ ai ? (0,5 điểm) a. Những người có công với đất nước b. Người dân Phú Thọ c. Các vua Hùng d. Các đoàn thủy binh Câu 2 (M1): Nghi thức để kết thúc phần lễ trong lễ hội đền Hùng là gì ? (0,5 điểm) 1
  2. a. Thi bơi trải ở ngã ba sông Bạch Hạc b. Nghi thức dâng hương c. Nghi thức rước kiệu d. Rước kiệu và dâng hương trên đền Thượng Câu 3 (M2): Những cuộc thi hát xoan, thi vật, thi kéo co hoặc thi bơi trải thuộc phần nào trong lễ hội đền Hùng ? (0,5 điểm) a. Phần lễ b. Phần hội c. Không ở phần nào d. Cả phần lễ và phần hội. Câu 4 (M3): Hiện nay, khi đi dự lễ hội, người ta chen lấn để cướp lễ, em đánh giá gì về hành động đó ? (0,5 điểm) - Câu 5 (M2): Bộ phận in đậm trong câu: “Trên cái đất trơ cằn sỏi đá ấy, người ta chỉ trồng toàn dưa hấu và cam chua.” trả lời cho câu hỏi nào ? (0,5 điểm) a. Ở đâu ? b. Khi nào ? c. Vì sao ? d. Bằng gì ? Câu 6 (M3): Dấu câu nào phù hợp để điền vào dấu : (1 điểm) Cứ đến ngày 10 tháng 3 âm lịch hằng năm người dân khắp mọi miền lại đổ về Phú Thọ để dự lễ hội đền Hùng. a. Dấu phẩy b. Dấu chấm c. Dấu chấm phẩy d. Dấu hai chấm Câu 7 (M1): Các từ ngữ: chạy tiếp sức, nhảy xa, đấu kiếm, đoạt huy chương vàng thuộc chủ điểm nào ? (0,5 điểm) a. Sáng tạo b. Nghệ thuật c. Ngôi nhà chung d. Thể thao Câu 8 (M3): Đặt câu hỏi cho bộ phận in nghiêng trong câu: “Các cầu thủ đội tuyển U23 Việt Nam đã chinh phục khán giả bằng tài năng và sự kiên cường của mình.” (1 điểm) - Câu 9 (M4): Đặt một câu có hình ảnh nhân hóa. (1 điểm) - 2
  3. II. KIỂM TRA VIẾT: 1. Chính tả (Nghe-viết): (4 điểm) Cóc kiện Trời (SGK TV3 trang 124) Thấy trời hạn hán quá lâu, làm ruộng đồng, cây cỏ, chim muông chết dần chết mòn vì khát, Cóc quyết lên thiên đình kiện ông Trời. Cùng đi với Cóc có Cua, Gấu, Cọp, Ong và Cáo. Dưới sự chỉ huy khôn khéo của Cóc, các con vật đã đánh thắng đội quân nhà Trời, buộc Trời phải cho mưa xuống trần gian. 2. Tập làm văn: (6 điểm) Viết một đoạn văn ngắn kể lại việc em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường, theo gợi ý sau: - Em đã làm việc gì ? - Kết quả ra sao ? - Cảm tưởng của em sau khi làm việc đó. Đáp án bài kiểm tra cuối kỳ 2 môn Tiếng Việt lớp 3 I. Kiểm tra đọc: (10 điểm) 1) Đọc thành tiếng một đoạn văn: (4 điểm) + Học sinh đọc 1 đoạn trong các các bài tập đọc từ tuần 28 đến tuần 34. + Trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn đọc. * Cách đánh giá, cho điểm: + Đọc đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm + Ngắt nghỉ hơi đúng các dấu câu, các cụm từ, đọc đúng từ, tiếng (không sai quá 5 từ): 2 điểm + Trả lời đúng câu hỏi về nội dung: 1 điểm 2) Đọc hiểu và kiến thức Tiếng Việt: (6,0 điểm) Câu 1: (M1- 0,5đ) c. Các vua Hùng Câu 2: (M2 - 0,5đ) a. Thi bơi trải ở ngã ba sông Bạch Hạc Câu 3: (M3 - 0,5đ ) b. Phần hội Câu 4: (M4 - 0,5đ) - Hành động chen lấn để cướp lễ là thói quen xấu của con người, cần phải có biện pháp để ngăn chặn hành động phản cảm này. Câu 5: (M2- 0,5đ) a. Ở đâu ? Câu 6: (M3 - 1 đ) a. dấu phẩy Câu 7: (M1 - 0,5đ) d. Thể thao Câu 8: Các cầu thủ đội tuyển U23 Việt Nam đã chinh phục khán giả bằng gì ? (M3 -1đ) Câu 9: HS đặt được câu đúng nội dung, có hình ảnh nhân hóa. (M4 - 1đ) Ví dụ: - Chị mây đen kéo đến là lúc bầu trời sắp đổ mưa. - Những chú chim ca hát chào ngày mới. - Ông mặt trời tươi cười chiếu sáng xuống vạn vật. - Bác bàng đứng sừng sững trước sân trường. - Cô rừng thức dậy trong một ngày mùa đông giá rét. II. Kiểm tra viết: 3
  4. 1. Chính tả (Nghe-viết): (4 điểm) - Viết đúng tốc độ: (1 điểm) - Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ; (1 điểm) - Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): (1 điểm) - Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: (1 điểm) 2. Tập làm văn: 6.0 điểm - Nội dung: Học sinh viết được đoạn văn gồm các ý theo đúng yêu cầu nêu trong đề bài. (3 điểm) - Kĩ năng: + Viết đúng chính tả: (1 điểm) + Dùng từ, đặt câu phù hợp: (1 điểm) + Sáng tạo: (1 điểm) Ma trận đề thi cuối học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 Số M1 M2 M3 M4 Tổng Mạch kiến thức câu TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL Số câu 2 1 2 1 1 5 1 Kiến thức đọc hiểu: Xác định được hình ảnh,nhân 1,2 7 3,5 6 4 Câu số vật,chi tiết trong bài đọc. Hiểu được nội dung câu chuyện. Số Liên hệ chi tiết trong bài để rút 1 0,5 1 1 0,5 4 điểm ra bài học . Kiến thức Tiếng Việt: Xác định từ chỉ đặc điểm, hoạt Số câu 1 1 động 2 Xác định bộ phận trả lời câu hỏi Câu số 8 9 Ở đâu. Bước đầu nhận biết được biện Số 1 1 pháp nhân hóa được dùng trong điểm đoạn văn. 2 Số câu 2 1 2 1 2 1 4 2 Tổng: Số 1.0 0,5 1.0 1.0 1.5 1 4 2 điểm 4