Đề thi giao lưu đội tuyển học sinh giỏi cấp tỉnh môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2018-2019

doc 7 trang thungat 2750
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giao lưu đội tuyển học sinh giỏi cấp tỉnh môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_giao_luu_doi_tuyen_hoc_sinh_gioi_cap_tinh_mon_ngu_van.doc

Nội dung text: Đề thi giao lưu đội tuyển học sinh giỏi cấp tỉnh môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2018-2019

  1. THI GIAO LƯU ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH ĐỀ THI CHÍNH THỨC Năm học: 2018-2019 Số báo danh Môn thi: Ngữ văn, Lớp 9 THCS Ngày thi: 22 /02/2019 Thời gian thi: 150 phút (không kể thời gian giao đề thi) Đề thi này có 10 câu, gồm 02 trang. I. PHẦN ĐỌC HIỂU (6 điểm) Đọc văn bản dưới đây và trả lời các câu hỏi: Bé Hải An ra đi nhẹ nhàng vào đầu giờ chiều ngày 22/2/2018 khi mới bước vào tuổi thứ 7 được 3 tháng do mắc u thần kinh đậm cầu não lan tỏa. Đây là căn bệnh ung thư hiếm có ở trẻ em, điều trị vô cùng khó khăn. Trong những ngày điều trị, mẹ và bé đã đi tới quyết định sẽ hiến mô tạng cho các bạn nhỏ kém may mắn hơn. Nhưng do quy định chỉ nhận tạng của người đủ 18 tuổi trở lên, nên bệnh viện chỉ có thể nhận giác mạc của bé. Hai giác mạc này sẽ giúp ít nhất hai bệnh nhân mù lòa có thể nhìn thấy ánh sáng. Chiều tối cùng ngày, các bác sĩ của Bệnh viện Mắt trung ương đã đến tận nhà để nhận giác mạc và chứng kiến những lời âu yếm của mẹ bé dành cho con gái: "Con hãy tặng ánh sáng của mình cho những bạn nhỏ khác nhé!". Ngày 24/2/2018, trong tang lễ của bé, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã gửi vòng hoa đến viếng và lời tri ân đến bé cùng gia đình: " Món quà này thực sự là một viên ngọc sáng giữa đời! Đôi giác mạc của con nay mai sẽ giúp được hai người mù lòa có cơ hội được nhìn thấy ánh sáng. Như vậy, tuy thân thể con rời xa chúng ta nhưng con vẫn tiếp tục được sống thêm một lần nữa, con sẽ vẫn được ngắm nhìn cuộc sống tươi đẹp này. Tôi tin rằng, ở một nơi nào đó, con đang thấy hạnh phúc vì đã làm được một việc tốt và mang lại vô vàn tình thương yêu cho cuộc sống! Con gái nhỏ Hải An sẽ mãi hiện diện trong tim của cha mẹ con, ông bà con, trong tim của tôi và tất cả mọi người ". (Theo nguồn VietNamnet.VN) 1. Hãy đặt tiêu đề cho câu chuyện trên ? 2. Em có thể nêu một vài tấm gương đã từng hiến tặng nội tạng để cứu sống bao người khác mà em biết ? 3. Lời tri ân của Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã thể hiện được điều gì ? 4. Đọc câu chuyện về bé Hải An đã gợi lên trong em những cảm xúc và suy nghĩ như thế nào ? II. PHẦN 2 TẬP LÀM VĂN (14 điểm) Câu 1. Nghị luận xã hội (4,0 điểm) Từ câu chuyện về bé Hải An, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200) chữ bàn về sự đồng cảm và sẻ chia. Câu 2. (10,0 điểm) Trong bài “Đọc Kiều”, nhà thơ Chế Lan Viên viết: “Chạnh thương cô Kiều như đời dân tộc Sắc tài sao mà lại lắm truân chuyên.” 1
  2. Hãy làm sáng tỏ ý thơ trên qua trên qua một số đoạn trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du đã học và đọc thêm ở chương trình SGK Ngữ văn 9 tập I. Liên hệ với nhân vật chị Dậu trong văn bản Tức nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố để thấy được bi kịch cuộc đời người phụ nữ ở từng giai đoạn lịch sử của dân tộc. Hết Họ và tên thi sinh Số báo danh Chữ ký của giám thị 1 Chữ ký của giám thị 2 2
  3. HƯỚNG DẪN CHẤM CÂU NỘI DUNG ĐIỂM I. PHẦN ĐỌC HIỂU 6.0 Câu 1 HS có thể đặt nhiều tiêu đề khác nhau: Tình thương và sự sẻ chia, Một tấm lòng 1,0 cao đẹp, Câu 2 Một số tấm gương: + Người mẹ nén nỗi đau, hiến tạng con trai cứu sống 5 người: Năm 2016, bà 0, 5 Cấn Thị Ngần (57 tuổi, Hà Nội) chịu nỗi đau mất đi người con trai Trịnh Đình Vàng khi anh còn rất trẻ. Anh Vàng đột ngột ra đi như vết thương sâu chất thêm vào chuỗi biến cố đau đớn trong đời người phụ nữ chịu cảnh góa chồng, một mình "gồng gánh" nuôi các con từ khi 30 tuổi. Biết con không qua khỏi biến cố cuộc đời, bà Ngần đã nén nỗi đau, hiến tạng con trai cho Bệnh viện Quân Y 103 và mang lại sự sống cho 5 người khác vào tháng 7/2016. + Trái tim của chàng trai 19 tuổi đập trong lồng ngực cậu bé lên 10: Đầu năm 0, 5 2017, một gia đình ở Hà Nội chứng kiến cảnh người con trai 19 tuổi ra đi vì tai nạn. Sau khi gia đình đưa vào viện và được bác sĩ xác định bị chết não, gia đình đã quyết định hiến tặng lại tim, gan và 2 quả thận của người thân cho những người bệnh đang chờ được ghép. Bé Nguyễn Thành Đạt (10 tuổi) suy tim đã được ghép tim Câu 3 Lời tri ân của Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã thể hiện sự cảm động, 1,0 trân trọng và biết ơn sâu sắc đối với nghĩa cử cao đẹp của bé Hải An và gia đình em Câu 4 + Về hình thức: HS phải trình bày trong đoạn văn ngắn. 3,0 + Về nội dung: HS thể hiện tình cảm, cảm xúc và suy nghĩ sao cho chân thành, tự nhiên và sâu sắc: - Xúc động, khâm phục, - Suy nghĩ: gợi lên trong mỗi người sống phải có tình người và luôn biết sẻ chia, luôn biết sống đẹp, sống có ích ngay cả khi sắp từ giã cuộc đời và không cón ở trên trẫn gian nữa - Liên hệ bản thân. II. PHẦN TẬP LÀM VĂN 14.0 Câu 1 4.0 a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ: Có đủ các phần mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn. Mở đoạn nêu được vấn đề, phát triển đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận về một tư tưởng đạo lí: sự đồng cảm và sẻ chia. 3
  4. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; các phương thức biểu đạt, nhất là nghị luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ Câu 1 và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động. Cụ thể: * Mở đoạn: Dẫn ý liên quan để nêu vấn đề cần nghị luận. 0,25 * Thân đoạn: 1. Giải thích 0,75 - Đồng cảm: Là biết rung cảm trước những vui buồn của người khác, đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để hiểu và cảm thông với họ. - Sẻ chia: Cùng người khác san sẻ vui buồn, những trạng thái tình cảm, tâm hồn với nhau; cả sự chia sẻ những khó khăn về vật chất, về tinh thần, giúp nhau trong hoạn nạn Khi ta học được cách đồng cảm và chia sẻ tức là ta biết sống vì người khác cũng là lúc mình nhận được niềm vui; ta cảm thấy cuộc đời này thật tuyệt vời. Nếu ai cũng biết "học cách đồng cảm và sẻ chia", trái đất này sẽ thật là "thiên đường". 2. Bàn luận + Cuộc sống đầy những khó khăn vì vậy cần lắm những tấm lòng đồng cảm, sẻ 0,75 chia - Sẻ chia về vật chất: Giúp đỡ khi khó khăn, hoạn nạn. (dẫn chứng) - Sẻ chia về tinh thần: Ánh mắt, nụ cười, lời an ủi, chúc mừng, đôi khi chỉ là sự im lặng cảm thông, lắng nghe. (dẫn chứng) - Sẻ chia với những người không may mắn khi mắc phải những căn bệnh nguy hiểm (dẫn chứng về việc làm đầy nghĩa cử cao đẹp của bé Hải An và gia đình em đối với những bạn nhỏ cần em hiến tặng giác mạc ) + Sự đồng cảm, sẻ chia được thể hiện trong những mối quan hệ khác nhau 0,75 - Đối với người nhận ( ) - Đối với người cho ( ) - Đồng cảm, sẻ chia và xã hội ngày nay (lấy dẫn chứng từ câu chuyện trên và các dẫn chứng khác ngoài cuộc sống) + Phê phán bệnh vô cảm, lối sống ích kỉ, sống thiếu trách nhiệm với đồng 0,5 loại, với cộng đồng ở một số người. 3. Bài học nhận thức và hành động 0,75 - Nhận thức: Đồng cảm, sẻ chia giúp con người thêm sức mạnh để vượt qua những thử thách, những nghịch cảnh của cuộc đời. Đó cũng là một trong những phẩm chất tốt đẹp, kết tinh giá trị nhân văn cao quý ở con người. - Hành động: Phải học cách đồng cảm, sẻ chia và phân biệt đồng cảm, sẻ chia với sự thương hại, ban ơn Ai cũng có thể đồng cảm, sẻ chia với những người quanh mình với điều kiện và khả năng có thể của mình. - Cuộc sống sẽ đẹp vô cùng khi con người biết đồng cảm, sẻ chia. Đó cũng là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. * Kết đoạn: Khẳng định vấn đề, liên hệ bản thân. 0,25 4
  5. d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. Câu 2 * Yêu cầu về hình thức: 10.0 - Đảm bảo cấu trúc một bài văn nghị luận; - Có đầy đủ mở bài, thân bài, kết bài; - Chữ viết sạch đẹp ít sai lỗi chính tả. * Yêu cầu về nội dung: Xác định đúng vấn đề nghị luận: mối quan hệ giữa hiện thực, cuộc đời và thơ trong một tác hẩm thơ. Mở bài: - Dẫn dắt vấn đề nghị luận 0,5 - Dẫn hai câu thơ gắn với một số đoạn trích Truyện Kiều (dẫn nhân vật chị Dậu gắn với yêu cầu đề bài). Thân bài 1. Giải thích ý thơ: 1,0 - Đời dân tộc: Hoàn cảnh lịch sử của dân tộc ta. Một dân tộc giàu đẹp cả về giá trị tài nguyên cùng những di sản quí báu về tinh thần nhưng trong suốt chiều dài lịch sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước đã phải trải qua bao sóng gió, khó khăn trở ngại. - So sánh Kiều như đời dân tộc: Là khái quát số phận và nhân phẩm của Thúy Kiều: Người con gái có tài có sắc có cả phẩm hạnh nhưng người con gái ấy lại có số phận bất hạnh long đong chìm nổi. - Số phận của Kiều là điển hình tiêu biểu cho cuộc đời của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội cũ: tài, sắc, hiếu hạnh nhưng trắc trở khổ đau. => Đánh giá: Thái độ của tác giả qua hai câu thơ: Cảm thương cho nỗi khổ của người phụ nữ đồng thời trân trọng và khẳng định vẻ đẹp phẩm chất tâm hồn của họ. 2. Chứng minh qua một số đoạn trích trong “Truyện Kiều” Giới thiệu tác giả, tác phẩm 0,25 a. Nhân vật Thuý Kiều trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du là người phụ nữ 1,0 tài sắc vẹn toàn. - Vẻ đẹp hình thức ( phân tích, dẫn chứng qua đoạn trích Chị em Thuý Kiều) - Tài năng: Thuý Kiều còn hội tụ đầy đủ tài năng theo quan niệm thẩm mĩ phong kiến ( phân tích, dẫn chứng qua đoạn trích Chị em Thuý Kiều) b. Nhân vật Thuý Kiều trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du là một người có 1,5 nhiều phẩm chất tốt đẹp: - Kiều là người phụ nữ đức hạnh, ý thức được về giá trị, nhân phẩm của mình: Khi còn ở nhà với cha mẹ: “Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê/ Tường đông ong bướm đi về mặc ai”. Khi buộc phải bán mình lấy tiền chuộc cha và em, nàng cảm thấy nhục nhã, ê chề khi người ta đem mình ra làm món hàng mua bán. - Kiều là người phụ nữ có tình yêu thủy chung, trong sáng ( phân tích, chứng minh qua đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích) 5
  6. - Kiều còn là một người con hiếu thảo ( phân tích, chứng minh qua đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích) - Bên cạnh đó, Kiều cũng là một con người nhân hậu, vị tha ( phân tích, chứng minh qua đoạn trích Thuý Kiều báo ân báo oán ) => Tất cả những vẻ đẹp, phẩm chất trên được hội tụ trong con người Kiều. Kiều trở thành mẫu người phụ nữ lí tưởng, hoàn hảo nhất trong văn học Trung đại Việt Nam. c. Tài sắc vẹn toàn nhưng Thuý Kiều phải chịu cuộc đời truân chuyên, lận đận 1,25 - Chọn phân tích các đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích, Mã Giám Sinh mua Kiều để làm rõ cuộc đời 15 năm lưu lạc của Kiều ( có thể thêm tổng hợp quát bi kịch đời nàng qua nội dung bản thân đã tìm hiểu ở Truyện Kiều) để làm rõ Thuý Kiều là nạn nhân của xã hội đồng tiền đen bạc trong tay bọn quan lại, lưu manh, buôn thịt bán người tàn độc. d. Nghệ thuật khắc hoạ số phận nhân vật Thuý Kiều: 0,25 + Ngôn ngữ văn học dân tộc và thể thơ lục bát đã đạt tới đỉnh cao của việc khai thác triệt để khả năng phong phú của tiếng Việt. + Truyện Kiều là cuốn bách khoa toàn thư về tâm trạng nhân vật. + Nghệ thuật xây dựng nhân vật bằng thủ pháp tượng trưng ước lệ. e. Liên hệ với tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố * Chị Dậu là người nông dân nghèo khổ, bất hạnh ( dẫn chứng) 1,0 * Chị Dậu là người có phẩm chất tốt đẹp. 1,25 - Tần tảo, đảm đang tháo vát ( dẫn chứng) - Yêu thương chồng con tha thiết. ( dẫn chứng) - Người phụ nữ có sức mạnh tiềm tàng, có sức phản kháng mạnh mẽ .( phân tích ngắnn gọn tình huống chị đối mặt với cai lệ và người nhà lí trưởng) => Đây chính là biểu hiện đẹp đẽ của người phụ nữ nông dân trước cách mạng tháng Tám. * So sánh: 1,0 Giống nhau: - Cả hai đều thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc: + Các tác giả đều bày tỏ tấm lòng thấu hiểu, đồng cảm, sẻ chia cho số phận bất hạnh và ca ngợi phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến: tự trọng, thuỷ chung, vị tha, nhân hậu, giàu đức hi sinh + Cả hai văn bản đều lên án tố cáo xã hội phong kiến tàn ác đã chà đạp lên quyền sống của con người đặc biệt là người phụ nữ. Khác nhau: - Khác nhau về giai đoạn văn học và thời điểm lịch sử: “Truyện Kiều” của Nguyễn Du viết cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX thuộc dòng văn học trung đại. “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố viết đầu thế kỉ XX thuộc dòng văn học hiện thực trước cách mạng. - Thể loại: “Truyện Kiều” của Nguyễn Du thuộc thể loại truyện thơ Nôm viết theo thể lục bát. Văn bản Tức nước vỡ bờ - trích “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố thuộc thể loại tiểu thuyết. - Nghệ thuật xây dựng nhân vật: Nhân vật Thúy Kiều trong “Truyện Kiều” được xây dựng bằng bút pháp tượng trưng ước lệ. Nhân vật chị Dậu trong “Tắt đèn” xây dựng 6
  7. nhân vật bằng bút pháp tả thực qua ngôn ngữ, hành động. - Nội dung, tư tưởng được phản ánh qua hình tượng mỗi nhân vật: + Chị Dậu: là người vợ, người mẹ yêu chồng con hết mực, đúng quan điểm xuất giá tòng phu nhưng phải chịu bi kịch cay đắng: sự tần tảo chưa đủ, chị phải dứt ruột bán con đẻ của mình để cứu chồng. Điều đó phản ánh đúng bản chất của xã hội nửa thực dân phong kiến thối nát, dồn con ngươi ta đến ngõ cụt, buộc họ phải vùng lên chống trả quyết liệt. + Thuý Kiều: tài sắc vẹn toàn, thấm nhuần tư tưởng tại gia tòng phụ - hiếu nghĩa. Nàng là nạn nhân đáng thương nhất của xã hội đồng tiền. Để có tiền chuộc cha, cứu em, nàng phải bán thân để làm tròn chữ hiếu. Cuộc đời 15 năm lưu lạc của nàng là bản cáo trạng đanh thép đối với xã hội đồng tiền đương thời. -> Dù có những nét khác biệt, song qua hai nhân vật, người đọc đều thấy được bức tranh toàn cảnh về xã hội và cuộc sống con người, nhất là người phụ nữ của từng thời kì lịch sử dân tộc bằng cái nhìn hiện thực và trái tim nhân đạo, cảm thông, thương xót, trân trọng sâu sắc của các tác giả. e. Đánh giá: 0,5 - Khẳng định giá trị của nhận định vào Truyện Kiều - Bài học cho người cầm bút về khả năng khái quát hiện thực, thời đại qua việc xây dựng hình tượng nhân vật, sự trải nghiệm tình cảm, cảm xúc, tài năng nghệ thuật - Đối với bạn đọc: + Nhận xét giúp cho bạn đọc hiểu sâu sắc hơn số phận bất hạnh cũng như những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến. + Khơi gợi cho người đọc sự đồng cảm và trân trọng vẻ đẹp của họ. Kết bài: Khẳng định giá trị tác phẩm Truyện Kiều 0,5 * Lưu ý : Trên đây là những định hướng, giám khảo cần trân trọng những sáng tạo của học sinh. 7