Đề thi giữa kỳ II môn Sinh học Khối 10 - Mã đề 132 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Liễn Sơn

doc 2 trang thungat 4920
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giữa kỳ II môn Sinh học Khối 10 - Mã đề 132 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Liễn Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_giua_ky_ii_mon_sinh_hoc_khoi_10_ma_de_132_nam_hoc_202.doc
  • docxĐÁP ÁN.docx
  • docxMA TRAN.docx

Nội dung text: Đề thi giữa kỳ II môn Sinh học Khối 10 - Mã đề 132 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Liễn Sơn

  1. SỞ GD – ĐT VĨNH PHÚC ĐỀ THI GIỮA KÌ II NĂM HỌC 2020-2021 TRƯỜNG THPT LIỄN SƠN MÔN: SINH HỌC KHỐI 10 Thời gian làm bài: 45 phút Mã đề thi 132 (Thí sinh không được sử dụng tài liệu) Họ và tên: Lớp: I. Trắc nghiệm (7 điểm). Chọn đáp án đúng nhất Câu 1: Vi sinh vật không có đặc điểm nào sau đây? A. Kích thước nhỏ. B. Tỉ lệ S/V lớn. C. Sinh sản nhanh. D. Tỉ lệ S/V nhỏ. Câu 2: Sản phẩm nào của pha sáng không được sử dụng cho quá trình tổng hợp glucozo trong pha tối? A. O2. B. ATP. C. RiDP. D. NADPH. Câu 3: Chu kì tế bào là gì? A. Thời gian phân chia của tế bào chất. B. Thời gian của quá trình nguyên phân. C. Thời gian sống và phát triển của tế bào. D. Khoảng thời gian giữa 2 lần phân bào. Câu 4: Phương trình tổng quát của quá trình quang hợp là gì? A. CO2 + H2O + Năng lượng →(CH0) + O2. B. CO2 + H2O + Năng lượng ánh sáng →(CH20) + O2. C. CO2 + H2O + Năng lượng →(CH20) + O2. D. (CH20) + O2 → CO2 + H2O + Năng lượng. Câu 5: Vi khuẩn Lam có kiểu dinh dưỡng nào? A. Quang dị dưỡng. B. Hóa dị dưỡng. C. Hóa tự dưỡng. D. Quang tự dưỡng. Câu 6: Bộ NST ở các loài sinh sản hữu tính được duy trì ổn định qua các thế hệ dựa trêncơ chế nào? A. Nguyên phân, thụ tinh. B. Giảm phân, thụ tinh. C. Nguyên phân, giảm phân. D. Nguyên phân, giảm phân, thụ tinh. Câu 7: Trong làm tương, người ta sử dụng vi sinh vật nào? A. Vi khuẩn lactic. B. Nấm men. C. Nấm mốc hoa cau. D. Vi khuẩn lam. Câu 8: Giảm phân xảy ra ở loại tế bào nào? A. Tế bào sinh dưỡng. B. Tế bào sinh dục khi đã chín. C. Tế bào sinh dục. D. Tế bào sinh dục sơ khai. Câu 9: NST co xoắn tối đa trước khi bước vào kì sau của nguyên phân có ý nghĩa gì? A. Giúp NST dễ dàng di chuyển về các cực của tế bào. B. Nhân đôi nhiễm sắc thể. C. Tiếp hợp nhiễm sắc thể . D. Trao đổi chéo nhiễm sắc thể. Câu 10: Giả sử 1 tế bào nào đó, không phân chia theo sự kiểm soát của cơ thể thì có thể sẽ dẫn đến hậu quả gì? A. Tế bào đó sẽ bị bạch cầu đến tiêu diệt. B. Tế bào đó phân chia liên tục. C. Tế bào đó sẽ chết. D. Tế bào đó trở lên yếu đi. Câu 11: Trong hô hấp tế bào (hô hấp hiếu khí), giai đoạn nào tạo nhiều năng lượng nhất? A. Đường phân. B. Chu trình Cavin. C. Chuỗi chuyền điện tử hô hấp. D. Chu trình Crep. Câu 12: Trong giảm phân II, các NST có trạng thái kép ở các kì nào sau đây? A. Kì sau II, kì cuối II và kì giữa II B. Kì đầu II, kì giữa II. C. Kì đầu II, kì cuối II và kì sau II D. Kì đầu II, kì cuối II. Câu 13: Một loài sinh vật có bộ NST lưỡng bội 2n = 8. Số lượng NST trong một tế bào của loài này ở kì giữa của nguyên phân là gì? A. 16 NST kép. B. 8 NSTkép. C. 16 NSTđơn. D. 8 NSTđơn. Câu 14: Pha tối xảy ra ở đâu? A. Chất nền lục lạp. B. Màng trong ti thể. C. Bào tương. D. Màng tilacoit. Câu 15: Một trong những điểm khác biệt của nguyên phân so với giảm phân là gì? A. Giữ nguyên bộ NST của loài. B. Làm giảm bộ NST của loài. Trang 1/2 - Mã đề thi 132
  2. C. Làm tăng bộ NST của loài. D. Chỉ xảy ra ở tế bào sinh dưỡng. Câu 16: Nguyên phân gồm các kì diễn ra theo thứ tự nào? A. Kì đầu → kì giữa → kì sau→ kì cuối. B. Kì đầu → kì cuối → kì sau→ kì giữa. C. Kì giữa → kì đầu → kì sau→ kì cuối. D. Kì đầu → kì giữa → kì cuối → kì sau. Câu 17: Hô hấp tế bào (hô hấp hiếu khí) gồm mấy giai đoạn? A. 1. B. 3. C. 4. D. 2. Câu 18: Nấm có kiểu dinh dưỡng nào? A. Quang dị dưỡng. B. Hóa dị dưỡng. C. Hóa tự dưỡng. D. Quang tự dưỡng. Câu 19: Một loài sinh vật có bộ NST lưỡng bội 2n = 24. Số lượng NST trong một tế bào của loài này ở kì sau của giảm phân II là bao nhiêu? A. 12 NSTđơn. B. 12 NSTkép. C. 24 NST kép. D. 24 NST đơn. Câu 20: Một tế bào đang bước vào kì đầu của quá trình nguyên phân, NST của tế bào này đang ở trạng thái nào? A. Kép. B. Đơn. C. Dãnxoắn cực đại. D. Co xoắn cực đại. Câu 21: Tiêu chí để phân biệt các kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật là gì? A. Nguồn năng lượng. B. Nguồn cacbon. C. Nguồn năng lượng và nguồn cacbon. D. Nguồn năng lượng và nguồn ôxi. Câu 22: Sản phẩm của pha sáng là gì? A. ATP; O2; FADH2. B. ATP; O2; NADH. C. ATP; O2; NADPH. D. ADP; O2; NADH Câu 23: Oxi được sinh ra ở pha nào của quang hợp? A. Ty thể. B. Pha tối. C. Pha sáng. D. Chu trình Crep. Câu 24: Hô hấp tế bào là gì? A. Là quá trình chuyển đổi năng lượng của các nguyên liệu hữu cơ thành năng lượng của NADH. B. Là quá trình chuyển đổi năng lượng của các nguyên liệu hữu cơ thành năng lượng của ADP. C. Là quá trình chuyển đổi năng lượng của các nguyên liệu hữu cơ thành năng lượng của FADH2. D. Là quá trình chuyển đổi năng lượng của các nguyên liệu hữu cơ thành năng lượng của ATP. Câu 25: Nấm men có hình thức hô hấp nào? A. Hô hấp hiếu khí. B. Hô hấp kị khí. C. Hô hấp kị khí không bắt buộc. D. Lên men. Câu 26: Sản phẩm của lên men êtilic là gì? A. Axit lactic. B. Axit lactic, năng lượng. C. Rượu êtilic. D. Rượu êtanol, CO2. Câu 27: Chất nhận electron cuối cùng của chuỗi chuyền electron trong hô hấp hiếu khí là gì? 2- A. O2. B. Chất hữu cơ. C. CO2. D. SO4 Câu 28: Kết quả của quá trình nguyên phân là gì? A. Từ một tế bào mẹ có bộ NST 2n trải qua nguyên phân tạo 2 tế bào con có bộ NST 2n giống nhau và khác tế bào mẹ. B. Từ một tế bào mẹ có bộ NST 2n trải qua nguyên phân tạo 2 tế bào con có bộ NST n giống nhau và khác tế bào mẹ. C. Từ một tế bào mẹ có bộ NST 2n trải qua nguyên phân tạo 2 tế bào con có bộ NST 2n giống nhau và giống tế bào mẹ. D. Từ một tế bào mẹ có bộ NST 2n trải qua nguyên phân tạo 2 tế bào con có bộ NST n kép giống nhau và khác tế bào mẹ. II. Tự luận (3 điểm) Câu 29. Phân biệt pha sáng và pha tối của quang hợpvề các tiêu chí nguyên liệu và sản phẩm? Câu 30: Một tế bào sinh dưỡng có 2n = 24 tiến hành 5 lần nguyên phân liên tiếp. Tính: a. số tế bào con được tạo ra sau khi kết thúc quá trình nguyên phân trên? b. Số NST môi trường cung cấp cho quá trình trên? Câu 31. Phân biệt lên men lactic và lên men rượu về loại vi sinh vật, sản phẩm? HẾT Trang 2/2 - Mã đề thi 132