Đề thi học kỳ I môn Giáo dục công dân Khối 12 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Nguyễn Trãi

docx 5 trang thungat 3830
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kỳ I môn Giáo dục công dân Khối 12 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Nguyễn Trãi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_hoc_ky_i_mon_giao_duc_cong_dan_khoi_12_nam_hoc_2017_2.docx

Nội dung text: Đề thi học kỳ I môn Giáo dục công dân Khối 12 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Nguyễn Trãi

  1. SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO NINH THUẬN ĐỀ THI HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2017-2018 TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI Môn: Giáo dục công dân. Khối lớp: 12 Mã đề thi: 112 Thời gian làm bài: 45p. CHỌN ĐÁP ÁN ĐÚNG NHẤT C©u 1 : Sau khi kết hôn, anh Q buộc chị P không được làm việc ở cơ quan nữa mà phải ở nhà chăm sóc gia đình. Anh Q đã có hành vi xâm phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nào dưới đây A. Gia đình. B. Nhân thân. C. Tinh thần. D. Thân nhân. C©u 2 : Học sinh thực hiện quyền học tập của mình, cố gắng vươn lên trong học tập là thể hiện hình thức thực hiện pháp luật nào? A. Tuân thủ pháp luật. B. Thi hành pháp luật. C. Sử dụng pháp luật. D. Áp dụng pháp luật. C©u 3 : Pháp luật quy định, người sử dụng lao động không được sử dụng lao động nữ vào những trường hợp nào sau đây? A. Công việc cần nhiều trí tuệ. B. Công việc tiếp xúc với hóa chất độc hại. C. Công việc phải đi lại nhiều. D. Công việc phải giao tiếp nhiều. C©u 4 : Nội dung nào dưới đây không đúng theo quy định của pháp luật khi nói về trách nhiệm của đồng bào theo đạo và các chức sắc tôn giáo? A. Thực hiện nghiêm túc mọi quyền, nghĩa vụ của công dân. B. Trung thành với tôn giáo mình đã theo, không được bỏ để theo tôn giáo khác. C. Sống tốt đời, đẹp đạo, giáo dục cho tín đồ lòng yêu nước. D. Tôn trọng lẫn nhau và tôn trọng những người không theo tôn giáo. C©u 5 : Trường hợp nào sau đây là hình thức biểu hiện của trách nhiệm pháp lý? 1. Con cái có nghĩa vụ phụng dưỡng cha mẹ già 2. Người kinh doanh phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế 3. Khôi phục lại hiện trạng ban đầu. 4. Cấm buôn bán, vận chuyển, tiêu thụ động vật quý hiếm. Đáp án đúng là A. 1,4. B. 2. C. 3. D. 2,3. C©u 6 : Tìm phát biểu sai trong các câu sau. A. Pháp luật được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh quyền lực nhà nước. B. Pháp luật là các qui tắc xử sự có tính bắt buộc chung. C. Pháp luật là phương tiện duy nhất để nhà nước quản lý xã hội. D. Quản lý xã hội bằng pháp luật đảm bảo tính dân chủ, công bằng. C©u 7 : Chủ thể thực hiện áp dụng pháp luật là A. cá nhân có thẩm quyền của các cấp chính quyền. B. cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền. C. các đơn vị lực lượng vũ trang, hành chính sự nghiệp. D. công chức, viên chức của các cơ quan nhà nước. C©u 8 : Các bạn học sinh lớp 12A thảo luận về vai trò của pháp luật trong cuộc sống. Có nhiều ý kiến khác nhau: 1. nơi nào có pháp luật, nơi đó có tự do. 2. nơi nào có pháp luật, nơi đó không có tự do. 3. pháp luật là phương tiện duy nhất để nhà nước quản lý xã hội. 4. pháp luật chỉ bảo vệ quyền lợi của một số ít người trong xã hội. 5. pháp luật là phương tiện quản lý xã hội hiệu quả nhất. Ý kiến đúng là A. 3,4. B. 1,2,5. C. 1,5. D. 2,3,4. C©u 9 : Khi đọc hợp đồng lao động, thấy không có điều khoản về tiền lương nên chị Y đề nghị bổ sung rồi mới kí. Giám đốc cho rằng chị Y không có quyền đề nghị như vậy. Chị Y cần căn cứ vào quyền bình đẳng nào dưới đây để khẳng định mình có quyền trên? A. Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động. B. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động. C. Bình đẳng trong tuyển dụng. D. Bình đẳng trong hưởng lương. C©u 10 : A nhận được giấy gọi đi nhập ngũ, bản thân A cũng muốn nghiêm túc chấp hành nhưng ba mẹ A không cho A đi vì lý do A là con duy nhất trong gia đình. Cha mẹ A đã bỏ ra 30 triệu để “chạy” nên Mã đề 112
  2. bạn A đã không phải đi nghĩa vụ quân sự trong đợt đó. Trong tình huống trên, ai đã không thực hiện đúng theo quy định của pháp luật? A. A và người của đường dây “chạy”. B. Cha mẹ A và người của đường dây “chạy”. C. A, cha mẹ A và người của đường dây “chạy”. D. A, cha mẹ A. C©u 11 : Nội dung nào dưới đây là không đúng về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo? A. Các tôn giáo được Nhà nước công nhận đều bình đẳng trước pháp luật. B. Các tôn giáo được tự do hoạt động không giới hạn. C. Công dân có và không có tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. D. Hoạt động tôn giáo theo qui định của pháp luật được Nhà nước bảo hộ. C©u 12 : Nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc về văn hoá được hiểu là 1. các dân tộc không có quyền dùng tiếng nói riêng, chữ viết riêng mà phải dùng tiếng phổ thông. 2. các dân tộc có quyền sử dụng tiếng nói, chữ viết, phát huy bản sắc văn hoá tốt đẹp của dân tộc mình. 3. các dân tộc thiểu số có không quyền phổ biến, phát huy bản sắc văn hoá riêng của dân tộc mình. 4. các dân tộc thiểu số chỉ được sử dụng những giá trị văn hoá riêng của dân tộc mình. Đáp án đúng là A. 4,2. B. 1,3,4. C. 1,3. D. 2. C©u 13 : Quyền bình đẳng giữa các dân tộc ở Việt Nam về văn hóa, giáo dục nghĩa là các dân tộc đều A. có lãnh thổ và điều kiện phát triển riêng. B. có chung phong tục, tập quán, tín ngưỡng. C. thống nhất chỉ dùng chung một ngôn ngữ. D. có quyền dùng tiếng nói, chữ viết riêng. C©u 14 : Trên đường đi học, do sợ trễ học, bạn B đã chạy xe vượt đèn đỏ và đã đụng vào xe ở hướng đường bên kia làm bị thương nhẹ và hỏng xe của người kia. Trong tính huống trên, theo em, bạn nên chọn cách cư xử nào sau đây cho phù hợp với văn hóa giao thông? A. Chỉ bồi thường thiệt hại khi bị cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế. B. Cố gắng chạy trốn. C. Xin lỗi, giúp đỡ và thỏa thuận đền bù thiệt hại. D. Tìm cách không nhận lỗi và từ chối trách nhiệm. C©u 15 : Tại trường Dân tộc nội trú tỉnh , Ban giám hiệu nhà trường khuyến khích học sinh hát những bài hát, điệu múa thuộc đặc trưng của dân tộc mình trong các chương trình văn nghệ. Điều này thể hiện các dân tộc bình đẳng về A. chính trị. B. giáo dục. C. tinh thần. D. văn hóa. C©u 16 : Người bị xử lí hành chính do không chấp hành hiệu lệnh của biển báo giao thông là biểu hiện về đặc trưng cơ bản nào dưới đây của pháp luật? A. Tính quyền lực, bắt buộc chung. B. Tính quy định, ràng buộc chung. C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. D. Tính quy phạm phổ biến. C©u 17 : Hành vi nào dưới đây không thể hiện quan hệ bình đẳng giữa vợ và chồng theo quy định của pháp luật? A. Anh B luôn luôn tạo điều kiện, khuyến khích vợ đi học để nâng cao trình độ. B. Vợ chồng anh D bàn bạc, thống nhất về việc học hành của con cái. C. Khi con ốm, vợ chồng anh C thay nhau xin nghỉ làm để chăm sóc con. D. Phụ nữ khi có gia đình không được đi làm bên ngoài mà nên ở nhà nội trợ. C©u 18 : Hệ thống những quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước là quy phạm pháp A. quy định pháp luật. B. pháp luật. C. D. Hiến pháp. luật. C©u 19 : Giám đốc công ty A có quyền đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động với người lao động trong trường hợp nào dưới đây? 1. Công ty tạm dừng sản xuất 03 ngày để bảo dưỡng máy móc, trang thiết bị. 2. Công ty tuyên bố phá sản, không còn khả năng sản xuất. 3. Công ty mở rộng nhà xưởng, địa điểm sản xuất. 4. Công ty đổi mới dây chuyền sản xuất kinh doanh. Đáp án đúng là A. 2,3,4. B. 1,2. C. 4. D. 2. C©u 20 : A không đăng kí kinh doanh nhưng lại mở cửa hàng bán thuốc tân dược và ép vợ mình phải bỏ công việc đang làm ở cơ quan để về nhà kinh doanh cùng. Trong trường hợp này A đã vi phạm quy định nào của pháp luật dưới đây? Mã đề 112
  3. A. Bình đẳng trong lao động và bình đẳng trong kinh doanh. B. Bình đẳng trong kinh doanh và bình đẳng trong hôn nhân gia đình. C. Bình đẳng trong hôn nhân gia đình và bình đẳng trong thực hiện quyền lao động. D. Bình đẳng giữa vợ, chồng và bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động. C©u 21 : Các văn bản quy phạm phạm pháp luật phải được diễn đạt chính xác, một nghĩa là biểu hiện của đặc trưng nào sau đây ? A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính thực tiễn, xã hội. C. Tính quyền lực, bắt buộc chung. D. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. C©u 22 : Gia đình bà A đã đồng ý bán đất cho bà V. Bà V đã đặt cọc 1/3 số tiền đất và hẹn 1 tháng sau sẽ trả hết, có giấy viết tay về việc mua bán và đặt cọc trên. Trong thời gian 1 tháng đó, gia đình bà A lại đồng ý bán mảnh đất trên cho người khác với giá cao hơn và mang số tiền đặt cọc trên trả lại cho bà V nhưng bà V không đồng ý nhận lại tiền mà yêu cầu thực hiện đúng hợp đồng mua bán đã ký. Trong tình huống trên, nếu không tự thỏa thuận được, gia đình bà A và V phải dựa vào luật nào sau đây để bảo vệ quyền lợi của mình? A. Hiến pháp và Hành chính. B. Kinh doanh và Hành chính. C. Dân sự và Tố tụng Dân sự D. Hình sự và Tố tụng Hình sự. C©u 23 : Trường hợp nào sau đây được xem là không có năng lực trách nhiệm pháp lí khi thực hiện hành vi trái luật? A. H bị tâm thần đã nhiều lần có hành vi đánh người khi bị lên cơn. B. Ông K, 74 tuổi, do mắt kém nên đã gây ra tai nạn giao thông khi điều khiển xe gắn máy trên đường. C. A, học sinh lớp 11, tàng trữ và vận chuyển ma túy tổng hợp. D. B cướp tài sản người đi đường trong trạng thái “ngáo đá”. C©u 24 : Các tôn giáo ở Việt Nam đều có quyền hoạt động trong khuôn khổ luật pháp, bình đẳng trước pháp luật, những nơi thờ tự tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật A. bảo hộ. B. xây dựng. C. tôn trọng. D. công nhận. C©u 25 : Anh H là người có đạo Thiên Chúa, chị L là người theo đạo Phật. Hai anh chị yêu nhau và có ý định tiến tới hôn nhân. Trong tình huống trên, pháp luật về vấn đề tôn giáo quy định như thế nào? A. Giữ nguyên hoặc thay đổi đạo tùy mỗi cá B. Cấm kết hôn khi khác đạo. nhân. C. Buộc giữ nguyên đạo khi kết hôn. D. Chị L phải thay đổi đạo theo chồng. C©u 26 : Trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm, khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thì mọi công dân đều có quyền A. lựa chọn hình thức kinh doanh. B. miễn thuế khi kinh doanh. C. kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng kí. D. kinh doanh mà không phải đăng kí. C©u 27 : M mua sừng tê giác trái phép ở Châu Phi về Việt Nam bán lại cho T. Hành vi của M và T đã vi phạm hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây? A. Tuân thủ pháp luật. B. Áp dụng pháp luật. C. Sử dụng pháp luật. D. Thi hành pháp luật. C©u 28 : Nhà nước đầu tư tài chính để xây dựng hệ thống đường giao thông ở vùng sâu, vùng xa vùng đồng bào dân tộc và miền núi là thực hiện bình đẳng trong lĩnh vực nào? A. Kinh tế. B. Khoa học kĩ thuật. C. Văn hoá. D. Chính trị. C©u 29 : Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích nhằm đưa những qui định của pháp luật đi vào A. trật tự. B. ý thức công dân. C. đời sống. D. nguyên tắc. C©u 30 : Sinh hoạt dân gian nào sau đây được pháp luật thừa nhận là hoạt động văn hóa tín ngưỡng lành mạnh? 1. Thờ cúng cá ngư ông của các làng chài ven biển. 2. Hoạt động bói toán. 3. Thờ cúng ông bà tổ tiên. 4. Tục thờ Giàng của một số dân tộc thiểu số. Đáp án đúng là A. 1,3,4. B. 3,4. C. 2,3,4. D. 1,2. C©u 31 : Công dân bình đẳng trước pháp luật là A. công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý nghiêm minh theo quy định của đơn vị, tổ chức, đoàn thể mà họ tham gia. B. công dân có quyền và nghĩa vụ giống nhau trong cùng một hoàn cảnh như nhau. Mã đề 112
  4. C. công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật. D. công dân có quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý như nhau nếu cùng giới tính, dân tộc, tôn giáo, trình độ, địa vị xã hội. C©u 32 : Bản chất xã hội của pháp luật thể hiện ở nội dung 1. pháp luật phản ánh những nhu cầu, lợi ích của các tầng lớp trong xã hội. 2. pháp luật bắt nguồn từ xã hội, do các thành viên của xã hội thực hiện, vì sự phát triển của xã hội. 3. pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích của giai cấp cầm quyền trong xã hội. 4. pháp luật là công cụ để quản lý xã hội của nhà nước. Đáp án đúng là A. 2. B. 1,2. C. 3,4. D. 1,2,4. C©u 33 : Quyền bình đẳng giữa nam và nữ trong lao động thể hiện 1. nam và nữ bình đẳng về tuyển dụng, sử dụng, nâng bậc lương và trả công lao động. 2. người sử dụng lao động ưu tiên nhận nam vào làm việc khi cả nam và nữ đều có đủ tiêu chuẩn làm công việc mà doanh nghiệp đang cần. 3. lao động nữ được hưởng chế độ thai sản, hết thời gian nghỉ thai sản, khi trở lại làm việc, lao động nữ vẫn được bảo đảm chỗ làm việc. 4. lao động nam và nữ được giao công việc và có trách nhiệm hoàn thành công việc như nhau trong quá trình lao động. Phát biểu đúng là A. 1,3,4. B. 1,4. C. 1,2,3. D. 1,3. C©u 34 : Trường hợp nào sau đây không thể hiện công dân bình đẳng trước pháp luật? A. Lao động nữ được giảm thời gian lao động khi nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi. B. Học sinh dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa được hỗ trợ chi phí học tập. C. Hai học sinh lóp 12 đi xe đạp điện không đội nón bảo hiểm thì mức phạt như nhau. D. Ưu tiên đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, quản lý cho lao động nam. C©u 35 : Anh A lợi dụng chức vụ giám đốc của mình đã tham nhũng của công lên tới hàng chục tỉ đồng. Hành vi tham nhũng của anh A thuộc loại vi phạm pháp luật nào dưới đây? A. Vi phạm kỉ luật. B. Vi phạm hình sự. C. Vi phạm dân sự. D. Vi phạm hành chính. C©u 36 : Nhà nước có trách nhiệm như thế nào trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật? A. Quản lý xã hội bằng đạo đức thay cho pháp luật. B. Hoàn thiện bộ máy nhà nước, liên tục thay đổi pháp luật. C. Nhà nước duy trì ổn định, không đổi mới pháp luật. D. Hoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp với từng thời kì nhất định. C©u 37 : Nội dung nào dưới đây thể hiện bình đẳng giữa anh, chị, em trong gia đình? A. Đùm bọc, nuôi dưỡng nhau khi không còn cha mẹ. B. Anh trai phải chịu trách nhiệm chính trong gia đình. C. Có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn và hiếu thảo đối với cha mẹ. D. Phân biệt đối xử giữa các anh chị em trong gia đình. C©u 38 : Theo quy định của pháp luật mọi công dân Việt Nam đủ từ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ từ 21 tuổi trở lên thì đều có quyền ứng cử, điều này thể hiện A. công dân bình đẳng về quyền. B. công dân bình đẳng về quyền cá nhân. C. công dân bình đẳng về nghĩa vụ. D. công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí. C©u 39 : H, B, T và L đều 19 tuổi đã bị công an xã bắt tại chỗ vì tội đánh bạc ăn tiền. Ông trưởng công an xã A đã kí quyết định xử phạt hành chính đối với H, T và L còn B là cháu của ông chủ tịch xã nên không bị xử phạt, chỉ nhắc nhở rồi cho về. Cách xử phạt của ông trưởng công an xã đã vi phạm tới quyền bình đẳng nào dưới đây của công dân? A. Bình đẳng về địa vị xã hội. B. Bình đẳng về nghĩa vụ công dân. C. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lý. D. Bình đẳng về vi phạm pháp luật. C©u 40 : Pháp luật là phương tiện đặc thù để thể hiện và bảo vệ các giá trị A. văn hóa. B. tâm linh. C. tinh thần. D. đạo đức. Mã đề 112
  5. phiÕu soi - ®¸p ¸n (Dµnh cho gi¸m kh¶o) M«n : thi 12. 1 M· ®Ò : 112 01 { ) } ~ 28 ) | } ~ 02 { | ) ~ 29 { | ) ~ 03 { ) } ~ 30 ) | } ~ 04 { ) } ~ 31 { | ) ~ 05 { | ) ~ 32 { ) } ~ 06 { | ) ~ 33 { | } ) 07 { ) } ~ v { | } ) 08 { | ) ~ 35 { ) } ~ 09 { ) } ~ 36 { | } ) 10 { | ) ~ 37 ) | } ~ 11 { ) } ~ 38 ) | } ~ 12 { | } ) 39 { | ) ~ 13 { | } ) 40 { | } ) 14 { | ) ~ 15 { | } ) 16 ) | } ~ 17 { | } ) 18 { ) } ~ 19 { | } ) 20 { ) } ~ 21 { | } ) 22 { | ) ~ 23 ) | } ~ 24 ) | } ~ 25 ) | } ~ 26 ) | } ~ 27 ) | } ~ Mã đề 112