Đề thi học kỳ I môn Lịch sử Lớp 11 - Mã đề 132 - Sở GD&ĐT Bình Xuyên
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kỳ I môn Lịch sử Lớp 11 - Mã đề 132 - Sở GD&ĐT Bình Xuyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_hoc_ky_i_mon_lich_su_lop_11_ma_de_132_so_gddt_binh_xu.doc
Nội dung text: Đề thi học kỳ I môn Lịch sử Lớp 11 - Mã đề 132 - Sở GD&ĐT Bình Xuyên
- UBND HUYỆN BÌNH XUYÊN ĐỀ THI HỌC KÌ I TRUNG TÂM GDNN – GDTX BÌNH XUYÊN MÔN SỬ 11 Thời gian làm bài: 45 phút; (Không kể thời gian giao đề) Mã đề thi 132 Họ, tên thí sinh: Số báo danh: Câu 1: Yếu tố kìm hãm sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở nước Nga đầu thế kỉ XX là A. sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cách mạng vô sản. B. làn sóng phản đối của nhân dân lan rộng. C. chính sách thỏa hiệp với bên ngoài của Chính phủ. D. sự tồn tại của chế độ quân chủ và những tàn tích phong kiến. Câu 2: Cách mạng tháng Hai 1917 đã thực hiện được những nhiệm vụ gì ? A. Đánh đổ chế độ Nga hoàng, tiếp tục tham gia chiến tranh. B. Cách mạng giành thắng lợi, Nga rút khỏi chiến tranh. C. Đánh đổ chế độ Nga hoàng, thành lập chính quyền mới. D. Giành lại ưu thế trong chiến tranh thế giới. Câu 3: Nguyên nhân xuất hiện cục diện 2 chính quyền song song cùng tồn tại ở Nga sau cách mạng tháng Hai là gì ? A. Do tư sản và vô sản cùng tham gia cách mạng. B. Sự đối lập về quyền lợi giữa tư sản và vô sản. C. Do đảng Bonsevich lãnh đạo cách mạng. D. Giai cấp tư sản và vô sản chưa đủ mạnh để có thể một mình nắm chính quyền nên mặc nhiên thừa nhận sự tồn tại của nhau. Câu 4: Nguyên nhân cơ bản dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) là do A. giá cả đắt đỏ, người dân không mua được hàng hóa. B. sản xuất ồ ạt “cung” vượt quá “cầu” thời kì 1924-1929. C. hậu quả của cao trào cách mạng 1918-1923. D. việc quản lí, điều tiết sản xuất ở các nước tư bản lạc hậu. Câu 5: Chủ trương của Lê-nin trong việc thành lập Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết là A. cưỡng bức các dân tộc gia nhập Liên bang. C. tự nguyện gia nhập, không miễn cưỡng. B. hợp tác xây dựng thành công Chủ nghĩa xã hội. C. bình đẳng về mọi mặt và quyền tự quyết của các dân tộc. Câu 6: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) bùng nổ đánh dấu A. những mâu thuẫn trong lòng chủ nghĩa nước tư bản không thể điều hòa. B. sự phát triển không đều giữa các nước tư bản. C. thời kì ổn định và tăng trưởng của chủ nghĩa nước tư bản đã chấm dứt. D. kế hoạch phát triển nền kinh tế của chủ nghĩa nước tư bản không phù hợp. Câu 7: Nội dung nào sau đây không phải là nội dung của chính sách Kinh tế mới? A. Nhà nước nắm độc quyền về kinh tế. B. Khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư kinh doanh ở Nga. C. Thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thu thuế lương thực. D. Thương nhân được tự do mua bán trao đổi, phát hành đồng Rúp. Câu 8: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đối với nước Đức? A. khủng hoảng chính trị trầm trọng. B. cuộc đấu tranh của quần chúng nổ ra gay gắt. Trang 1/2 - Mã đề thi 132
- C. giới cầm quyền củng cố quyền lực chuẩn bị chiến tranh. D. kinh tế suy sụp, các nhà máy đóng cửa, thất nghiệp tăng nhanh. Câu 9: Nguyên nhân Đức trở thành lò lửa chiến tranh ở Châu Âu? A. Tính hiếu chiến của giới cầm quyền Đức. B. Kinh tế phát triển nhất Châu Âu nhưng có ít thuộc địa. C. Tài quân sự của Hit-le. D. Lãnh thổ Đức rộng lớn, tiềm lực quân sự mạnh. Câu 10: “NEP” là cụm từ viết tắt của A. Chính sách kinh tế mới. B. Chính sách Cộng sản thời chiến. C. Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết. D. các kế hoạch 5 năm của Liên Xô từ 1925 đến 1941. II. Tự luận (5 điểm) Câu 1: ( 1 điểm) Hãy nêu 2 sự kiện nổi bật nhất chứng tỏ cuối XIX nước Nhật đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa? Câu 2: ( 2 điểm) Cách mạng tháng Mười Nga ảnh hưởng như thế nào đến thế giới? Câu 3: ( 2 điểm) Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 và hậu quả của nó? HẾT Trang 2/2 - Mã đề thi 132