Đề thi học kỳ I môn Sinh học Lớp 12 - Mã đề 102 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Tủa Chùa

doc 4 trang thungat 2000
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kỳ I môn Sinh học Lớp 12 - Mã đề 102 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Tủa Chùa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hoc_ky_i_mon_sinh_hoc_lop_12_ma_de_102_nam_hoc_2016_2.doc
  • xlsĐáp án.xls

Nội dung text: Đề thi học kỳ I môn Sinh học Lớp 12 - Mã đề 102 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Tủa Chùa

  1. SỞ GD&ĐT TỈNH ĐIỆN BIÊN ĐỀ THI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2016 - 2017 TRƯỜNG THPT TỦA CHÙA MÔN: SINH HỌC 12 Thời gian làm bài: 50 phút; (40 câu trắc nghiệm) Họ, tên thí sinh: Mã đề thi 102 Số báo danh: Câu 1: Ở các loài sinh vật lưỡng bội, số nhóm gen liên kết ở mỗi loài bằng số A. tính trạng của loài. B. nhiễm sắc thể trong bộ lưỡng bội của loài. C. nhiễm sắc thể trong bộ đơn bội của loài (n). D. giao tử của loài. AB Câu 2: Một cá thể có kiểu gen Dd. Nếu xảy ra hoán vị gen thì có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại ab giao tử? A. 9 B. 4 C. 8 D. 16 AB Câu 3: Một cá thể có kiểu gen Dd. Nếu các gen liên kết hoàn toàn thì có thể tạo ra tối đa bao ab nhiêu loại giao tử? A. 9 B. 4 C. 8 D. 16 Câu 4: Kiểu hình của một cơ thể phụ thuộc vào A. các tác nhân đột biến trong môi trường. B. kiểu gen của cơ thể. C. điều kiện môi trường. D. kiểu gen và điều kiện môi trường. Câu 5: Hoán vị gen thường có tần số: A. lớn hơn 50% B. nhỏ hơn 50% C. bằng 50% D. nhỏ hơn 100% AB Câu 6: Cho cá thể có kiểu gen (các gen liên kết hoàn toàn) tự thụ phấn. F1 thu được loại giao tử ab AB với tỉ lệ là: A. 50%. B. 25%. C. 75%. D. 100%. AB Câu7: Cá thể có kiểu gen tự thụ phấn. Xác định tỉ lệ giao tử AB thu được, nếu biết hoán vị gen ab đều xảy ra trong giảm phân hình thành hạt phấn và noãn với tần số 20% A. 20% B. 40% C. 100% D. 10% Câu 8: Tần số hoán vị gen là 10% tương ứng với: A. 1 cM B. 10 cM C. 100 cM D. 10 dM AB Câu 9: Một cá thể có kiểu gen Dd. Nếu xảy ra hoán vị gen thì có thể tạo ra loại giao tử mang ab gen hoán vị : A. ABD,ABd,abD,abd B. AbD,Abd,abD,abd C. AbD,Abd,aBD,aBd D. ABD,ABd,aBD,aBd Câu 10: Ở người, tính trạng có túm lông trên tai di truyền A. độc lập với giới tính. B. thẳng theo bố. C. chéo giới. D. theo dòng mẹ. Câu 11: Các gen ở đoạn không tương đồng trên nhiễm sắc thể X có sự di truyền
  2. A. theo dòng mẹ. B. thẳng. C. như các gen trên NST thường. D. chéo. Câu 12: Bộ NST lưỡng bội của loài ruồi giấm là 2n = 8. Số nhóm gen liên kết của loài tôi đa là bao nhiêu? A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 13: Trong kĩ thuật chuyển gen, để chuyển gen vào tế bào vi khuẩn, người ta có thể sử dụng hai loại thể truyền là A. plasmit và virut B. plasmit và nấm men C. nhiễm sắc thể nhân tạo và virut D. nhiễm sắc thể nhân tạo và plasmit Câu 14: Hai chị em sinh đôi cùng trứng. Người chị nhóm máu AB, thuận tay phải, người em là A. nam, nhóm máu AB, thuận tay phải. B. nữ, nhóm máu AB, thuận tay phải. C. nam, nhóm máu A, thuận tay phải. D. nữ, nhóm máu B, thuận tay phải. Câu 15: Ở người, bệnh mù màu (đỏ và lục) là do đột biến lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X gây nên (Xm). Nếu mẹ bình thường, bố bị mù màu thì con trai bị mù màu của họ đã nhận Xm từ A. bố. B. bà nội. C. ông nội. D. mẹ. Câu 16: Kết quả lai thuận-nghịch khác nhau và con luôn có kiểu hình giống mẹ thì gen qui định tính trạng đó A. nằm trên nhiễm sắc thể giới tính Y. B. nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X C. nằm trên nhiễm sắc thể thường. D. nằm ở ngoài nhân (Trong tế bào chất). Câu 17: Trong các hiện tượng sau, hiện tượng nào được xem là thường biến: A. tắc kè hoa thay đổi màu sắc theo nền môi trường. B. bố mẹ bình thường sinh ra con bạch tạng. C. lợn con sinh ra có vành tai xẻ thuỳ, chân dị dạng. D. trên cây hoa giấy đỏ xuất hiện cành hoa trắng. Câu 18: Mối quan hệ giữa gen và tính trạng được biểu hiện qua sơ đồ: A. Gen (ADN) → tARN → Pôlipeptit → Prôtêin → Tính trạng. B. Gen (ADN) → mARN → tARN → Prôtêin → Tính trạng. C. Gen (ADN) → mARN → Pôlipeptit → Prôtêin → Tính trạng. D. Gen (ADN) → mARN → tARN → Pôlipeptit → Tính trạng. Câu 19: Phương pháp tạo giống bằng đột biến nhân tạo thường áp dụng phổ biến với đối tượng là A. cây trồng B. vật nuôi C. vi sinh vật D. A+C Câu 20: Những tính trạng có mức phản ứng hẹp thường là những tính trạng A. trội không hoàn toàn. B. chất lượng. C. số lượng. D.trội lặn hoàn toàn Câu 21: Phép lai giữa hai cá thể A và B, trong đó A làm bố thì B làm mẹ và ngược lại được gọi là A. lai luân phiên. B. lai thuận nghịch. C. lai khác dòng kép. D. lai phân tích. Câu 22: Cho biết các bước được tiến hành trong tạo giống dựa trên nguồn biến dị tổ hợp: 1. Chọn lọc các tổ hợp gen mong muốn. 2. Tạo dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau. 3. Lai các dòng thuần chủng với nhau. 4. Tạo giống thuần chủng bằng cách tự phối. Việc tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp được thực hiện theo quy trình: A. 1, 2, 3, 4 B. 4, 1, 2, 3 C. 2, 3, 4, 1 D. 2, 3, 1, 4 Câu 23: Hiện tượng con lai có năng suất, phẩm chất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và phát triển vượt trội bố mẹ gọi là A. thoái hóa giống. B. ưu thế lai. C. bất thụ. D. siêu trội. Câu 24: Giả thuyết về trạng thái siêu trội cho rằng cơ thể lai có các tính trang tốt nhất có kiểu gen: A. Aa B. AA C. AAAA D. aa Câu 25: Ưu thế lai cao nhất ở:
  3. A. F1 B. F2 C. F3 D. F4 Câu 26: Dưới đây là các bước trong các quy trình tạo giống mới: I. Tạo dòng thuần chủng. II. Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn. III. Xử lý mẫu vật bằng tác nhân đột biến. Quy trình nào sau đây đúng nhất trong việc tạo giống bằng phương pháp gây đột biến? A. I → III → II. B. II → III → I. C. III → II → I. D. II → III → I. Câu 27. Phương pháp nào sau đây có thể tạo ra giống cây trồng mới mang đặc điểm của hai loài? A. Gây đột biến nhân tạo kết hợp với chọn lọc. B. Dung hợp tế bào trần khác loài. C. Nuôi cấy hạt phấn. D. Nuôi cấy mô, tế bào. Câu 28: Muốn xác định được mức phản ứng của một kiểu gen ta cần tạo ra các cá thể sinh vật A. có kiểu hình giống nhau. B. có cùng một kiểu gen. C. đa dạng về kiểu gen. D. đa dạng về kiểu hình. Câu 29:Điền vào chỗ trống. Bố mẹ không truyền đạt cho con ( T : tính trạng, K : kiểu gen,) hình thành sẵn , mà chỉ di truyền một (H : kiểu hình, K : kiểu gen, H : kiểu hình). Kiểu gen qui định khả năng phản ứng của cơ thể trước ( M :môi trường, H : kiểu hình). Kiểu hình là kết quả của sự tương tác giữa (K : kiểu gen, T : tính trạng ) với (K : kiểu gen, M : môi trường, T : tính trạng ). A. T, H, M, M,T B. T, K, M, M, K C. T, H, M, K, M D. T, K, M, K,M Câu 30: Hóa chất 5-BU làm biến đổi cặp nuclêôtit nào sau đây? A. A-T→ G-X B. T-A→ A - T C. G-X→ A-T D. G-X→ T-A Câu 31: Quy trình tạo ra những tế bào hoặc sinh vật có gen bị biến đổi, có thêm gen mới, từ đó tạo ra các cơ thể với những đặc điểm mới được gọi là A. công nghệ tế bào. B. công nghệ sinh học. C. công nghệ gen. D. công nghệ vi sinh vật. Câu32: Khâu đầu tiên trong quy trình chuyển gen là việc tạo ra A. vectơ chuyển gen. B. biến dị tổ hợp. C. gen đột biến. D. ADN tái tổ hợp. Câu 33: Enzim nối sử dụng trong kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp có tên là A. restrictaza. B. ligaza. C. ADN-pôlimeraza. D. ARN-pôlimeraza. Câu 34: Enzim cắt sử dụng trong kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp có tên là A. restrictaza. B. ligaza. C. ADN-pôlimeraza. D. ARN-pôlimeraza. Câu 35: Phép lai nào sau đây là phép lai thuận nghịch : A. ♂ AA x ♀ aa và ♂ Aa x ♀ aa. B. ♂ AA x ♀ Aa và ♂ Aa x ♀ Aa. C. ♂AABB x ♀ aabb và ♂ AaBB x ♀ aabb. D. ♂ AABB x ♀ aabb và ♀ AABB x ♂ aabb. Câu 36: Yếu tố « giống » trong sản xuất nông nghiệp tương đương với yếu tố nào sau đây ? A. môi trường B. kiểu gen C. kiểu hình D. năng suất Câu 37 Những tính trạng có mức phản ứng rộng thường thuộc loại tính trạng nào? A. Tính trạng số lượng. B. Tính trạng chất lượng. C. Tính trạng số lượng và chất lượng. D. Tính trạng màu sắc. Câu 38 Mức phản ứng là gì? A. Là giới hạn phản ứng của kiểu hình trong điều kiện môi trường khác nhau. B. Là tập hợp các kiểu hình của một kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau. C. Là giới hạn phản ứng của kiểu gen trong cùng 1 môi trường. D. Là tập hợp các kiểu gen cùng quy định 1 kiểu hình.
  4. Câu 39: Việc chữa trị các bệnh di truyền bằng cách phục hồi chức năng của gen bị đột biến gọi là A. liệu pháp gen. B. sửa chữa sai hỏng di truyền. C. phục hồi gen. D. gây hồi biến. Câu 40: Chẩn đoán, cung cấp thông tin về khả năng mắc các loại bệnh di truyền ở đời con của các gia đình đã có bệnh này, từ đó cho lời khuyên trong việc kết hôn, sinh đẻ, đề phòng và hạn chế hậu quả xấu cho đời sau, là nhiệm vụ của ngành A. Di truyền Y học. B. Di truyền học tư vấn. C. Di truyền Y học tư vấn. D. Di truyền học Người.