Đề thi khảo sát chất lượng lần 3 môn Sinh học Khối 12 - Mã đề 218 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Trần Nguyên Hãn

pdf 6 trang thungat 1900
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát chất lượng lần 3 môn Sinh học Khối 12 - Mã đề 218 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Trần Nguyên Hãn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_thi_khao_sat_chat_luong_lan_3_mon_sinh_hoc_khoi_12_ma_de.pdf

Nội dung text: Đề thi khảo sát chất lượng lần 3 môn Sinh học Khối 12 - Mã đề 218 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Trần Nguyên Hãn

  1. SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC ĐỀ KSCĐ LẦN 3 NĂM HỌC 2017 - 2018 TRƯỜNG THPT TRẦN NGUYÊN HÃN Môn: SINH HỌC - Khối: 12 (Đề thi gồm có 06 trang) Thời gian làm bài:50 phút, không kể thời gian phát đề Họ và tên thí sinh: SBD: Mã đề thi 218 Câu 1: Để xác định mật độ của một quần thể, người ta cần biết số lượng cá thể trong quần thể và A. Tỉ lệ sinh sản và tỉ lệ tử vong của quần thể. B. Diện tích hoặc thể tích khu vực phân bố của quần thể. C. Kiểu phân bố của các cá thể trong quần thể. D. Các yếu tố giới hạn sự tăng trưởng của quần thể. Câu 2: Mối quan hệ nào sau đây đem lại lợi ích hoặc ít nhất không có hại cho các loài tham gia ? A. Một số loài tảo biển nở hoa và các loài tôm, cá sống trong cùng một môi trường. B. Dây tơ hồng sống trên tán các cây trong rừng. C. Cây tầm gửi sống trên thân các cây gỗ lớn trong rừng. D. Các loài phong lan sống trên thân cây gỗ lớn. Câu 3: Hooc môn nào gây biến thái từ nòng nọc thành ếch? A. Hooc môn sinh trưởng. B. Ecđixơn. C. Tyroxin. D. Juvenin. Câu 4: Trong kĩ thuật chuyển gen vào tế bào vi khuẩn, tại sao phải dùng thể truyền mang gen đánh dấu? A. Vì thể truyền phải có các gen này để có thể nhận gen cần chuyển. B. Để giúp cho enzim cắt (restrictaza) cắt đúng vị trí trên thể truyền. C. Để chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào vi khuẩn được dễ dàng. D. Để dễ dàng phát hiện ra các tế bào vi khuẩn đã nhận được ADN tái tổ hợp. Câu 5: Quan sát hình ảnh bên và cho biết hoocmôn thực vật nào giữ vai trò chính trong quá trình này? A. Êtilen. B. Xitôkinin. C. Axit abxixic. D. Gibêrelin. Câu 6: Động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn hở? A. Thằn lằn. B. Châu chấu. C. Cá chép. D. Khỉ. Câu 7: Bóng đen ập xuống lặp lại nhiều lần mà không có nguy hiểm nào, gà con không chạy đi ẩn nẩp nữa là hình thức học tập A. học khôn. B. in vết. C. quen nhờn. D. học ngầm. Câu 8: Trong các bậc cấu trúc xoắn của nhiễm sắc thể, mức xoắn 2 (sợi chất nhiễm sắc) có đường kính của chuỗi xoắn là: A. 300 nm. B. 30 nm. C. 20 nm. D. 11 nm. Câu 9: Đột biến nào sau đây góp phần tăng cường sự sai khác giữa các nòi trong cùng một loài, cung cấp nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hóa? A. Đảo đoạn. B. Lặp đoạn. C. Chuyển đoạn. D. Mất đoạn. Câu 10: Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, loài người phát sinh ở kỉ nào sau đây? A. Kỉ Cacbon. B. Kỉ Đệ tam. C. Kỉ Jura. D. Kỉ Đệ tứ. Câu 11: Một quần thể thực vật đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số alen a là 0,2. Theo lí thuyết, tần số kiểu gen Aa của quần thể này là A. 0,64. B. 0,04. C. 0,32. D. 0,16. Trang 1/6 - Mã đề thi 218
  2. Câu 12: Theo quan niệm của thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố tiến hóa nào sau đây có thể làm phong phú vốn gen của quần thể? A. Di – nhập gen. B. Giao phối không ngẫu nhiên. C. Các yếu tố ngẫu nhiên. D. Chọn lọc tự nhiên. Câu 13: Khi nói về quá trình nhân đôi ADN xảy ra trong một chạc tái bản hình chữ Y, phát biểu nào sau đây sai? A. Quá trình nhân đôi ADN được thực hiện nhờ enzim ADN polimeraza cùng một số loại enzim khác. B. Trong hai chuỗi polinuclêôtit mới, một mạch được tổng hợp theo chiều 3’5’; mạch còn lại tổng hợp theo chiều 5’3’. C. Việc tổng hợp các chuỗi polinuclêôtit mới đều thực hiện theo nguyên tắc bổ sung. D. Enzim nối ligaza có vai trò nối các đoạn okazaki được tạo ra từ một mạch khuôn có chiều 5’3’ (theo chiều tháo xoắn) để tạo thành chuỗi polinuclêôtit mới. Câu 14: Giai đoạn quang hợp thực sự tạo nên C6H12O6 ở cây mía là giai đoạn nào sau đây? A. Chu trình Canvin. B. Pha tối. C. Pha sáng. D. Quang phân li nước. Câu 15: Người ta tiến hành phép lai: AABB x aabb. Biết rằng các cặp alen nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau. Khi con lai F1 được tự đa bội hoá sẽ có kiểu gen là A. AAaaBBbb. B. AaaaBBbb. C. AAaaBBBb. D. AAaaBbbb. Câu 16: Khi nói về tiến hóa nhỏ, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Chọn lọc tự nhiên quy định chiều hướng của quá trình tiến hóa nhỏ. B. Kết quả của tiến hóa nhỏ là hình thành nên loài mới. C. Tiến hóa nhỏ không thể diễn ra nếu không có sự cách li địa lý. D. Nguyên liệu thứ cấp của tiến hóa nhỏ là biến dị tổ hợp. Câu 17: Thụ tinh trong tiến hoá hơn thụ tinh ngoài là vì? A. Đỡ tiêu tốn năng lượng. B. Không nhất thiết phải cần môi trường nước. C. Không chịu ảnh hưởng của các tác nhân môi trường. D. Cho hiệu suất thụ tinh cao. Câu 18: Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lý thuyết, phép lai AaBb x aaBb cho đời con có bao nhiêu kiểu gen? A. 9. B. 6. C. 2. D. 4. Câu 19: Giả sử một lưới thức ăn đơn giản gồm các sinh vật được mô tả như sau: cào cào, thỏ và nai ăn thực vật; chim sâu ăn cào cào; báo ăn thỏ và nai; mèo rừng ăn thỏ và chim sâu. Trong lưới thức ăn này, các sinh vật cùng thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2 là A. chim sâu, thỏ, mèo rừng. B. cào cào, thỏ, nai. C. chim sâu, mèo rừng, báo. D. cào cào, chim sâu, báo. Câu 20: Khi nói về sự biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây sai? A. Hươu và nai là những loài ít có khả năng bảo vệ vùng sống nên khả năng sống sót của con non phụ thuộc rất nhiều vào số lượng kẻ thù ăn thịt. B. Ở chim, sự cạnh tranh nơi làm tổ ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể. C. Hổ và báo là những loài có khả năng bảo vệ vùng sống nên sự cạnh tranh để bảo vệ vùng sống không ảnh hưởng tới số lượng cá thể trong quần thể. D. Trong những nhân tố sinh thái vô sinh, nhân tố khí hậu có ảnh hưởng thường xuyên và rõ rệt nhất tới sự biến động số lượng cá thể của quần thể. Câu 21: Có bao nhiêu hoạt động dưới đây của con người là giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng hệ sinh thái? (1) Bón phân, tưới nước, diệt cỏ dại đối với các hệ sinh thái nông nghiệp. (2) Khai thác triệt để các nguồn tài nguyên không tái sinh. (3) Loại bỏ các loài tảo độc, cá dữ trong các hệ sinh thái ao hồ nuôi tôm, cá. (4) Xây dựng các hệ sinh thái nhân tạo một cách hợp lí. (5) Bảo vệ các loài thiên địch. (6) Tăng cường sử dụng các chất hóa học để tiêu diệt các loài sâu hại. A. 2. B. 4. C. 3. D. 5. Trang 2/6 - Mã đề thi 218
  3. Câu 22: Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen ở một quần thể qua 4 thế hệ liên tiếp, người ta thu được kết quả sau: Thành phần kiểu gen Thế hệ F1 Thế hệ F2 Thế hệ F3 Thế hệ F4 AA 0,5 0,6 0,65 0,675 Aa 0,4 0,2 0,1 0,05 aa 0,1 0,2 0,25 0,275 Nhân tố gây nên sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể trên qua các thế hệ là A. đột biến. B. giao phối ngẫu nhiên. C. các yếu tố ngẫu nhiên. D. giao phối không ngẫu nhiên. Câu 23: Giả sử 4 quần thể của một loài thú được kí hiệu là A, B, C, D có diện tích khu phân bố và mật độ cá thể như sau: Quần thể A B C D Diện tích khu phân bố (ha) 250 200 240 220 Mật độ (cá thể/ha) 10 15 20 25 Cho biết diện tích khu phân bố của mỗi quần thể đều không thay đổi, không có hiện tượng xuất cư và nhập cư. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai? I. Quần thể D có kích thước lớn nhất. II. Kích thước quần thể B bằng kích thước quần thể D. III. Kích thước quần thể B nhỏ hơn kích thước quần thể C. IV. Giả sử kích thước quần thể A tăng 2%/năm thì sau 1 năm, quần thể A tăng thêm 50 cá thể. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 24: Ở ruồi giấm, gen A quy định thân xám là trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen; gen B quy định cánh dài là trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt. Hai cặp gen này cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường. Gen D quy định mắt đỏ là trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng, cặp gen quy định màu mắt nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen tương ứng trên Y. Cho phép lai AB D d AB D (P): X X x X Y , hoán vị gen xảy ra với tần số f = 17%. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ ruồi cái F1 có ab ab kiểu hình thân đen, cánh cụt, mắt đỏ là A. 20,75%. B. 10,375%. C. 5,187%. D. 8,611%. A a a Câu 25: Phép lai P: ♀X X × ♂X Y, thu được F1. Biết rằng trong quá trình giảm phân hình thành giao tử đực, cặp nhiễm sắc thể giới tính không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường; giảm phân hình thành giao tử cái diễn ra bình thường. Theo lí thuyết, trong số các cá thể F1, không xuất hiện cá thể có kiểu gen nào sau đây? A. XaXaY. B. XAO. C. XAXaY. D. XAXAY. Câu 26: Ở ruồi giấm đực có bộ nhiễm sắc thể được ký hiệu AaBbDdXY. Trong quá trình phát triển phôi sớm, ở lần phân bào thứ 6 người ta thấy ở một số tế bào cặp Dd không phân ly. Thể đột biến có A. hai dòng tế bào đột biến là (2n+1) và (2n-1). B. ba dòng tế bào gồm một dòng bình thường (2n) và hai dòng đột biến (2n+2) và (2n-2). C. ba dòng tế bào gồm một dòng bình thường (2n) và hai dòng dột biến (2n+1) và (2n-1). D. hai dòng tế bào đột biến là (2n+2) và (2n-2). Câu 27: Vùng mã hoá của một gen không phân mảnh có khối lượng 780000 đvC. Sau khi xảy ra đột biến điểm, vùng này có chiều dài 442 nm. Gen đột biến tiến hành nhân đôi liên tiếp 3 lần, nhu cầu về nuclêôtit loại T là 3493 (giảm 7 nuclêôtit so với gen ban đầu). Hãy tính tổng số liên kết hiđrô tại vùng mã hoá của gen trước khi đột biến. A. 3399. B. 3100. C. 3400. D. 3401. Ab Câu 28: Ở một loài thực vật, A: thân cao, a thân thấp; B: quả đỏ, b: quả vàng. Cho cá thể có kiểu gen aB (hoán vị gen với tần số f = 24% ) tự thụ phấn. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lý thuyết, tỉ lệ kiểu hình cây thấp, quả đỏ ở thế hệ sau là: A. 50,56%. B. 12,42%. C. 1,44% D. 23,56%. Trang 3/6 - Mã đề thi 218
  4. Câu 29: Dựa vào hình ảnh dưới đây em hãy cho biết có bao nhiêu phát biểu về hình ảnh này là đúng? (1) Đây là phương pháp tạo giống áp dụng cho cả động vật và thực vật. (2) Các cây con thu được đều có kiểu gen thuần chủng về tất cả các gen. (3) Các dòng đơn bội qua chọn lọc được lưỡng bội hóa bằng 2 cách. (4) Phương pháp này cần sử dụng hooc môn thực vật và công nghệ nuôi cấy hiện đại. A. 3. B. 4. C. 2. D. 1. Câu 30: Có bao nhiêu phát biểu dưới đây không đúng về quá trình sinh sản hữu tính ở thực vật? (1) Chỉ có 1 tinh tử sinh ra từ hạt phấn tham gia vào quá trình thụ tinh tạo hợp tử. (2) Quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi đều trải qua hình thức nguyên phân và giảm phân. (3) Sau khi thụ tinh, hợp tử phát triển thành phôi và nội nhũ bên trong hạt. (4) Các cây con tạo ra có kiểu hình giống nhau và giống với cây bố mẹ. A. 1. B. 2. C. 4. D. 3. Câu 31: Có bao nhiêu ví dụ dưới đây thuộc hình thức ứng động không sinh trưởng? (1) Khí khổng mở khi có ánh sáng. (2) Cây trinh nữ cụp lá khi có va chạm cơ học. (3) Hoa bồ công anh nở ra vào buổi sáng và cụp lại khi chiều tối. (4) Cây nắp ấm bắt mồi bằng cách đậy “nắp ấm”. A. 4. B. 2. C. 3. D. 1. Câu 32: Một loài thực vật, tính trạng màu hoa do hai cặp gen A, a và B, b quy định. Tính trạng chiều cao cây do một gen có 2 alen D, d quy định. Cho cây hoa đỏ, thân cao (P) tự thụ phấn, thu được F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 9 cây hoa đỏ, thân cao : 3 cây hoa hồng, thân cao : 3 cây hoa hồng, thân thấp : 1 cây hoa trắng, thân thấp. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, F1 có bao nhiêu loại kiểu gen quy định kiểu hình hoa đỏ, thân cao? A. 3. B. 4. C. 9. D. 5. Câu 33: Một quần thể lưỡng bội, xét một gen có 2 alen nằm trên nhiễm sắc thể thường, alen trội là trội hoàn toàn. Thế hệ xuất phát (P) có số cá thể mang kiểu hình trội chiếm 90% tổng số cá thể của quần thể. Qua ngẫu phối, thế hệ F1 có số cá thể mang kiểu hình lặn chiếm 4%. Biết rằng quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hoá. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Thế hệ P đang ở trạng thái cân bằng di truyền. II. Thế hệ P có số cá thể mang kiểu gen đồng hợp tử chiếm 70%. III. Trong tổng số cá thể mang kiểu hình trội ở thế hệ P, số cá thể có kiểu gen dị hợp tử chiếm 1/9. IV. Cho tất cả các cá thể mang kiểu hình trội ở thế hệ P giao phối ngẫu nhiên, thu được đời con có số cá thể mang kiểu hình lặn chiếm tỉ lệ 1/81. A. 1. B. 3. C. 2. D. 4. Ab D d D Câu 34: Cho phép lai : ♀ X X x ♂ X Y, thu được F1 có số cá thể cái mang kiểu hình trội về cả 3 aB tính trạng chiếm tỉ lệ 27%. Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, trội lặn hoàn toàn, không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở cả 2 giới với tần số bằng nhau. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu trong các phát biểu sau đúng? I. F1 có tối đa 36 kiểu gen. Trang 4/6 - Mã đề thi 218
  5. II. Khoảng cách giữa gen A và gen B là 40cM. III. F1 có 6,5% số cá thể cái dị hợp về 3 cặp gen. IV. F1 có 45% số cá thể có kiểu hình trội về 2 cặp tính trạng. A. 3. B. 2. C. 4. D. 1. Câu 35: Một quần thể thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Thế hệ xuất phát (P) của quần thể này có thành phần kiểu gen là: 0,4 AA : 0,4 Aa : 0,2 aa. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Nếu quần thể này giao phấn ngẫu nhiên thì thành phần kiểu gen ở F1 là: 0,36 AA : 0,48 Aa : 0,16 aa. II. Nếu cho tất cả các cây hoa đỏ ở P giao phấn ngẫu nhiên thì thu được F1 có 93,75% số cây hoa đỏ. III. Nếu cho tất cả các cây hoa đỏ ở P tự thụ phấn thì thu được F1 có 1/8 số cây hoa trắng. IV. Nếu quần thể này tự thụ phấn liên tiếp thì thành phần kiểu gen ở F2 là: 0,55 AA : 0,1 Aa : 0,35 aa. A. 4. B. 3. C. 2. D. 1. Câu 36: Cho cây (P) tự thụ phấn, thu được F1 gồm 59% cây thân cao, hoa đỏ; 16% cây thân cao, hoa trắng; 16% cây thân thấp, hoa đỏ; 9% cây thân thấp, hoa trắng. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen trong quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. F1 có 4% số cây thân cao, hoa đỏ thuần chủng. II. F1 có 4 loại kiểu gen quy định kiểu hình thân cao, hoa đỏ. III. Trong tổng số cây thân cao, hoa đỏ ở F1, số cây dị hợp tử về 2 cặp gen chiếm tỉ lệ 26/59. IV. Lấy ngẫu nhiên 1 cây thân thấp, hoa đỏ ở F1, xác suất lấy được cây thuần chủng là 1/4. A. 3. B. 4. C. 2. D. 1. Câu 37: Cho hai cây quả tròn giao phấn với nhau được F1 gồm toàn cây quả dẹt. Tiếp tục cho các cây F1 tự thụ phấn, thu được F2 có tỷ lệ kiểu hình 9 quả dẹt : 6 quả tròn : 1 quả dài. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lý thuyết có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. F2 có 5 kiểu gen quy định quả tròn. II. Chọn ngẫu nhiên hai cây quả dẹt ở F1 cho giao phấn với nhau, xác suất thu được đời con quả dài là 1/81. III. Cho tất cả các cây quả tròn ở F2 giao phấn ngẫu nhiên, thu được F3 có số cây quả dẹt chiếm tỉ lệ 2/9. IV. Chọn ngẫu nhiên ở F1 một cây quả dẹt và một cây quả dài rồi cho giao phấn với nhau, xác suất để thu được đời con quả dài là 1/9. A. 4. B. 1. C. 2. D. 3. Câu 38: Cho biết mỗi cặp tính trạng do một cặp gen quy định và trội lặn hoàn toàn. Xét các phép lai dưới đây, tính theo lý thuyết có bao nhiêu phép lai mà đời con có 4 loại kiểu hình phân li theo tỉ lệ 9:3:3:1? (1) aaBbDd x AABbDd. (2) AaBbDd x AaBBDd. (3) AaBbDd x AaBbdd. (4) AaBBDd x AabbDd. (5) AaBbDD x AabbDd. (6) aaBbDd x aaBbDd. A. 3. B. 2. C. 4. D. 5. Câu 39: Cho sơ đồ phả hệ mô tả về bệnh mù màu và bệnh bạch tạng trong một gia đình như sau: 1 2 3 4 Nam bình thường Nữ bình thường 5 6 7 8 9 10 11 Nam bệnh mù màu Nữ mắc bạch tạng 12 13 14 15 Nữ mắc cả hai bệnh Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu dưới đây đúng? I. Bệnh bạch tạng và bệnh mù màu đều do gen lặn nằm trên NST giới tính X quy định. II. Với gen quy định bệnh bạch tạng, có thể xác định chính xác kiểu gen của 8 người. III. Với gen quy định bệnh mù màu, có thể xác định chính xác kiểu gen của 12 người. IV. Xác xuất để cặp vợ chồng 13-14 ở thế hệ thứ 3 sinh được 1 con gái đầu lòng bình thường và 1 con trai thứ hai bị mù màu là 4/81. Trang 5/6 - Mã đề thi 218
  6. A. 4. B. 3. C. 1. D. 2. Câu 40: Ở một loài thực vật, alen H quy định hạt vàng trội hoàn toàn so với alen h quy định hạt trắng. Biết rằng các cây tứ bội (4n) chỉ tạo ra các giao tử 2n có khả năng thụ tinh bình thường, không có đột biến mới xảy ra. Trong các phép lai sau, có bao nhiêu phép lai cho tỷ lệ kiểu hình hạt trắng ở đời con nhỏ hơn 25%. P1: HHhh x HHhh. P2: HHhh x Hh. P3: HHhh x Hhhh. P4: Hhhh x HHHh. P5: Hhhh x Hhhh. P6: HHhh x hh. P7: Hhhh x Hh. P8: Hh x Hh. A. 5. B. 4. C. 7. D. 6. HẾT Trang 6/6 - Mã đề thi 218