Đề thi học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2017-2018 (Có ma trận và đáp án)

doc 9 trang thungat 2380
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2017-2018 (Có ma trận và đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2017_2018_co_ma_t.doc

Nội dung text: Đề thi học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2017-2018 (Có ma trận và đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2017 - 2018 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) I. MỤC TIÊU KIỂM TRA Nhằm đánh giá: - Hệ thống kiến thức cơ bản của học sinh về cả ba phần (Đọc- Hiểu văn bản, Tiếng Việt và Tập làm văn) trong SGK Ngữ văn 8 tập 2. - Khả năng vận dụng những kiến thức và kĩ năng Ngữ văn đã học một cách tổng hợp, toàn diện theo nội dung và cách thức kiểm tra, đánh giá mới. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA - Hình thức: Tự luận - Cách tổ chức: Cho HS làm bài kiểm tra trong thời gian 90 phút. III. THIẾT LẬP MA TRẬN ĐỀ - Liệt kê tất cả các chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình môn Ngữ văn lớp 8 (Tập 2). - Chọn các nội dung cần đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra. - Xác định khung ma trận.
  2. KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II - MÔN NGỮ VĂN LỚP 8 NĂM HỌC 2017- 2018 Mức độ Vận dụng Cộng Tên Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Cấp độ thấp Cấp độ cao 1. Văn học Nhớ và nêu được tên tác - Nghị luận giả, tác phẩm, nội dung trung đại đoạn văn cụ thể. Qua văn bản, hiểu và giải - Thơ kháng thích được ý nghĩa của chiến một số chi tiết đặc sắc trong văn bản. Số câu Số câu: 1,0 Số câu: 1,0 Số câu: 2,0 Số điểm Số điểm: 2,0 Số điểm: 1,0 Điểm: 3,0 Tỉ lệ % Tỉ lệ: 20% Tỉ lệ: 10% Tỷ lệ: 30% 2. Tiếng việt - Các kiểu Nhớ đặc điểm hình thức, câu chức năng của kiểu câu đã được học trong học kỳ II - Lựa chọn để từ đó xác định đúng trật tự từ các kiểu câu theo yêu cầu Hiểu và giải thích được lí do sự sắp xếp trật tự từ trong câu văn cụ thể Số câu Số câu:0,5 Số câu: 0,5 Số câu: 1,0 Số điểm Số điểm: 1,0 Số điểm: 1,0 Điểm: 2,0 Tỉ lệ % Tỉ lệ: 10% Tỉ lệ: 10% Tỷ lệ: 20% .
  3. 3. Tập làm Vận dụng những kiến thức - HS thể hiện được văn - Nhận biết đúng vấn đề cần - Hiểu, sử dụng tốt phương đã học về đặc điểm nội thái độ, đánh giá của - Nghị luận nghị luận trong đề bài. pháp và những yêu cầu về dung, hình thức của thể bản thân trước vấn văn học - Biết viết đúng thể loại văn thể loại. Hiểu và nắm vững loại văn nghị luận để tạo lập đề nghị luận, có liên chứng minh. các nội dung cần nghị luận một văn bản hoàn chỉnh có hệ với thực tế. - Biết viết một bài tập làm trong bài làm. hệ thống lí lẽ, dẫn chứng văn đủ bố cục ba phần: Mở (đưa các dẫn chứng hợp lý) bài, thân bài, kết bài. để lập luận thuyết phục, làm sáng tỏ nội dung cần nghị luận. Số câu Số câu: 1,0 Số câu: 1,0 Số điểm Số điểm: 1,0 Số điểm: 1,0 Số điểm: 2,0 Số điểm: 1,0 Điểm: 5,0 Tỉ lệ % Tỉ lệ: 10% Tỉ lệ: 10% Tỉ lệ: 20% Tỉ lệ: 10% Tỉ lệ: 50% TS câu Số câu: 1,5 Số câu: 1,5 Số câu: 1,0 Số câu: 4 TS điểm Số điểm: 4 Số điểm: 3 Số điểm: 2 Số điểm: 1 Điểm: 10 Tỉ lệ % Tỉ lệ: 40% Tỉ lệ: 30% Tỉ lệ: 20 % Tỉ lệ: 10% Tỉ lệ: 100%
  4. PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2017 - 2018 Môn: NGỮ VĂN – Lớp 8 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1. (2,0 điểm) Đọc đoạn văn sau: "Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời." a) Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? b) Nội dung của đoạn văn trên là gì? Câu 2. (1,0 điểm) Trong bài thơ “Khi con tu hú” của tác giả Tố Hữu, tiếng chim tu hú xuất hiện ở đầu và kết thúc bài thơ có ý nghĩa như thế nào? Câu 3. (2,0 điểm) a) Cho biết mỗi câu trong đoạn văn dưới đây thuộc kiểu câu nào trong số các kiểu câu nghi vấn, trần thuật và phủ định ? “Vẻ nghi ngại hiện ra sắc mặt, con bé hóm hỉnh hỏi mẹ một cách thiết tha: (1) - Sáng ngày người ta đấm u có đau lắm không ? (2) Chị Dậu gạt nước mắt: (3) - Không đau con ạ! (4)” (Tắt đèn - Ngô Tất Tố) b) Giải thích lí do sắp xếp trật tự từ của bộ phận in đậm trong đoạn văn sau: Gần đến ngày giỗ đầu thầy tôi, mẹ tôi ở Thanh Hóa vẫn chưa về. Trong đó nghe đâu mẹ tôi đi bán bóng đèn và những phiên chợ chính còn bán cả vàng hương nữa. (Những ngày thơ ấu- Nguyên Hồng) Câu 4. (5,0 điểm) Từ bài Bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, em hãy nêu suy nghĩ của mình về mối quan hệ "học" đi đôi với "hành". HẾT
  5. PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN - LỚP 8 NĂM HỌC 2017 – 2018 (Gồm 02 trang) Câu Thang Ý Nội dung (điểm) điểm Câu 1 a - Đoạn văn trích trong văn bản "Chiếu dời đô" (Thiên đô chiếu) 1,0đ (2,0 - Tác giả: Lí Công Uẩn. điểm) b Nêu lên những thuận lợi của địa thế thành Đại La và khẳng 1,0đ định đó là nơi tốt nhất để đóng đô Câu 2 - Ý nghĩa tiếng chim tu hú: (1,0 + Ở đầu bài thơ: Là tín hiệu của mùa hè, mở ra thế giới rộn 0,5đ điểm) ràng, tràn đầy sự sống + Ở cuối bài thơ: Là âm thanh khiến cho người chiến sĩ cảm 0,5 thấy hết sức đau khổ, bực bội, khao khát hành động thoát khỏi sự tù túng, ngột ngạt của nhà tù a - Xác định đúng các kiểu câu: 1,0 đ (1) Câu trần thuật (2) Câu nghi vấn Câu 3 (3) Câu trần thuật (2,0 (4) Câu phủ định điểm) b Trật tự từ thể hiện thứ bậc quan trọng của các sự việc: Việc chính diễn ra hàng ngày của bà mẹ là đi bán bóng đèn, còn bán 1,0 đ vàng hương chỉ là việc làm thêm trong những phiên chợ chính. - Giới thiệu vấn đề nghị luận “Học đi đôi với hành” Câu 4 MB - Suy nghĩ về mối quan hệ giữa học và hành: Chặt chẽ, mật 0,5đ (5,0 thiết điểm) TB 1. Giải thích ý nghĩa của "học” và “hành" 1,0 đ - Học: Là quá trình, là hoạt động thu nhận kiến thức từ những người xung quanh, từ sách vở để làm giàu thêm vốn hiểu biết, tri thức của mỗi người. - Hành: Là thực hành, là áp dụng những kiến thức đã học, đã tiếp thu được vào thực tế cuộc sống. 2. Mối quan hệ chặt chẽ giữa học và hành 2,0 đ
  6. - Nếu học mà không có thực hành thì những điều được học chỉ là lí thuyết suông, xa rời thực tế (dẫn chứng) - Nếu thực hành mà không dựa trên cơ sở lí thuyết thì quá trình thực hành thiếu cơ sở khoa học chắc chắn (dẫn chứng) => Học và hành luôn tồn tại song hành, luôn đi đôi với nhau và không thể tách rời. Người học muốn đạt được thành công thì phải bắt đầu từ lí thuyết, từ cơ sở lý thuyết để áp dụng vào thực tế 3. Tác dụng của việc học đi đôi với hành 1,0 đ - Khẳng định được con đường chiếm lĩnh tri thức là đúng đắn; - Phát huy được sự chủ động và sáng tạo trong học tập - Khẳng định phương pháp học đi đôi với hành luôn đúng ở 0,5 đ KB mọi thời đại. - Thực hiện việc học và hành sao cho hiệu quả *Lưu ý: Giáo viên có thể linh hoạt trong quá trình chấm bài trước những sáng tạo của học sinh. Hết