Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 12 - Trường THPT Lam Biang

docx 6 trang thungat 3750
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 12 - Trường THPT Lam Biang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_lop_12_truong_thpt_lam_bian.docx

Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 12 - Trường THPT Lam Biang

  1. SỞ GD & ĐT LÂM ĐỒNG ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI. NĂM 2014 TRƯỜNG THPT LANG BIANG MÔN NGỮ VĂN. LỚP 12 Thời gian: 180 phút (không kể thời gian phát đề) Câu 1: ( 8 điểm). Suy nghĩ của anh (chị) về vấn đề đặt ra trong đoạn thơ sau: “Người chìa tay và xin con một đồng. Lần thứ nhất con hãy tặng người ấy hai đồng. Lần thứ hai hãy biếu họ một đồng. Lần thứ ba con phải biết lắc đầu. Và đến lần thứ tư, con hãy im lặng, bước đi.” (“Gửi con” - Bùi Nguyễn Trường Kiên) Câu 2. ( 12 điểm ). “Đọc một câu thơ hay, người ta không thấy câu thơ, chỉ còn thấy tình người trong đó”. (Tố Hữu) Bằng những hiểu biết về Thơ mới, anh/chị hãy trình bày ý kiến của mình về quan niệm trên. Hết
  2. SỞ GD & ĐT LÂM ĐỒNG HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI TRƯỜNG THPT LANG BIANG MÔN NGỮ VĂN. LỚP 12 Thời gian: 180 phút (không kể thời gian phát đề) Câu 1 (8 điểm) I. Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài nghị luận xã hội, bố cục mạch lạc, rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng cụ thể, sinh động, văn giàu cảm xúc, không mắc lỗi về chính tả, dùng từ, diễn đạt. II. Yêu cầu về kiến thức. - Hiểu và đánh giá, bàn luận thuyết phục vấn đề mà đề bài nêu ra. - Học sinh có thể có những kiến giải, đánh giá theo quan điểm riêng của mình song cần lôgic, hợp lí III. Đáp án: Bài viết đảm bảo những ý chính sau 1. Dẫn dắt, nêu được vấn đề cần nghị luận. 2. Giải thích: Qua đoạn thơ, người cha nhắc nhở con về việc giúp đỡ người khác trong cuộc sống. Cần giúp đỡ mọi người song phải biết giới hạn, và đôi khi, từ chối cũng là một cách giúp đỡ. 3. Bình luận: + Giúp đỡ người khác là nghĩa cử cao đẹp, cần thiết trong cuộc sống. Vì trong cuộc sống ai cũng có lúc gặp khó khăn, sự giúp đỡ của người khác có giá trị quý báu, góp phần nâng đỡ cả về vật chất và tinh thần, thắt chặt sợi dây nối kết giữa người với người.
  3. + Tuy nhiên, đôi khi chúng ta cũng cần học cách từ chối lời đề nghị giúp đỡ. Bởi nếu ta quá dễ dãi, ta dễ bị lợi dụng, bản thân người được giúp đỡ cũng ỷ lại, không chịu tự thân vận động. Khi đó việc làm của ta trở thành “phản tác dụng”, chẳng những không thể giúp người mà còn hại người. Sự từ chối, ban đầu có thể gây mất lòng nhưng mặt khác, đó cũng là cách để người đó chủ động, tích cực phát huy khả năng của bản thân, tự mình tháo gỡ khó khăn, vững vàng hơn trong cuộc sống. (HS cần chú ý phân tích cách đếm số lượng: lần thứ nhất, lần thứ hai không nhằm chỉ những con số cụ thể mà nhằm nhấn mạnh tính chất tăng tiến, hành động “chìa tay và xin” lặp lại nhiều lần – Đó là khi người nhận thụ động, lười biếng, chỉ trông chờ vào người khác) 4. Mở rộng: + Khi giúp đỡ cần chân thành, tránh tuyệt đối thái độ ban ơn, khinh rẻ người nhận. (Chú ý các từ: tặng, biếu trong lời thơ) + Khi từ chối cũng cần kiên quyết tránh cả nể (lắc đầu, im lặng, bước đi) 5. Liên hệ bản thân: Học cách giúp đỡ người khác, nhiệt tình, đúng mực để sự giúp đỡ ấy phát huy giá trị tốt đẹp. • (Trong khi làm rõ các ý, cần liên hệ với thực tiễn bằng các dẫn chứng sinh động) IV. Cách cho điểm - Điểm 7-8: Bài viết nắm chắc vấn đề, trình bày một cách thuyết phục các yêu cầu về kiến thức nêu trên. Có kiến thức xã hội phong phú; hành văn mượt mà; kết cấu mạch lạc, lôgic, lập luận sắc sảo, có những phát hiện tinh tế, sáng tạo. Không vi phạm yêu cầu về kĩ năng. - Điểm 5-6: Học sinh trình bày một cách tương đối các yêu cầu về kiến thức, biết làm bài nghị luận xã hội. Bố cục bài viết sáng rõ, lôgic, dẫn chứng thuyết phục. Có thể chấp nhận vài lỗi nhỏ.
  4. - Điểm 3-4: Hiểu vấn đề nhưng lập luận chưa chặt chẽ, trình bày được ½ yêu cầu về kiến thức, ý văn chưa sáng, còn vài lỗi về diến đạt. Câu 2. (12 điểm): I. Yêu cầu : * Về kĩ năng: Làm tốt kiểu bài nghị luận văn học với việc vận dụng kết hợp các thao tác giải thích, phân tích, chứng minh, so sánh, bình luận. Bố cục rõ ràng, hành văn trôi chảy, mượt mà, lí lẽ sắc sảo, không mắc lỗi về chính tả, dùng từ, ngữ pháp. * Về kiến thức: Trên cơ sở hiểu biết về Thơ mới, đặc biệt là các tác phẩm trong chương trình Ngữ Văn THPT, II. Đáp án: học sinh có thể có những cách kiến giải khác nhau, song cần đảm bảo các ý chính: 1. Giải thích: - “Câu thơ hay”: Là sản phẩm lao động sáng tạo của nhà thơ, có khả năng lay động lòng người, có giá trị tinh thần bền vững, có sức sống mãnh liệt trong lòng độc giả, cũng là hình thức tồn tại của những tư tưởng, tình cảm mà nhà thơ muốn gửi gắm. - “Đọc”: Là hành động tiếp nhận và thưởng thức của người đọc. - “Tình người”: Là nội dung tạo nên giá trị đặc trưng của thơ. => Quan niệm của Tố Hữu đề cập đến giá trị của thơ từ góc độ của người tiếp nhận: Giá trị của thơ là giá trị của những tư tưởng, tình cảm được biểu hiện trong thơ. 2. Lí giải: - Đối tượng của thơ là thế giới tâm hồn, tình cảm của con người. Những cảm xúc, rung động, những suy tư, trăn trở đều có thể trở thành đối tượng khám phá và thể hiện của thơ. - Với người làm thơ, bài thơ là phương tiện biểu đạt tình cảm, tư tưởng. Chỉ có cảm xúc chân thành, mãnh liệt mới là cơ sở cho sự ra đời một tác phẩm nghệ
  5. thuật chân chính. Cảm xúc càng mãnh liệt, càng thăng hoa thì thơ càng có nhiều khả năng chinh phục, ám ảnh trái tim người đọc. -Với người đọc thơ, đến với bài thơ là để trải nghiệm một tâm trạng, một cảm xúc và kiếm tìm sự tri âm. Do vậy, khi tìm đến một tác phẩm thơ, người đọc quan tâm nhiều tới cảm xúc, tới tình cảm mà nhà thơ kí thác. Tuy nhiên, nói “không thấy câu thơ” không có nghĩa là câu thơ không tồn tại mà hình thức biểu hiện đó đã đồng nhất với nội dung, trở thành dạng tồn tại của nội dung tình cảm. 3. Chứng minh bằng việc phân tích một vài dẫn chứng thơ tiêu biểu trong phong trào Thơ mới (Chú ý: Học sinh trong quá trình phân tích phải làm nổi bật tiếng nói tình cảm, nội dung cảm xúc được thể hiện trong thơ.) 4. Đánh giá, mở rộng: - Ý nghĩa của câu nói đối với người làm thơ? - Ý nghĩa của câu nói đối với người đọc thơ? - Thơ hay là thơ lay động tâm hồn con người bằng tình cảm song để có thơ hay, người làm thơ bên cạnh sự sâu sắc, mãnh liệt của tình cảm, sự phong phú của cảm xúc cần nghiêm túc, công phu trong lao động nghệ thuật. Đây là hai yếu tố không thể xem nhẹ trong sáng tạo và thưởng thức thơ ca. III. Thang điểm - Điểm 10-12: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, thể hiện năng lực tư duy, khả năng cảm thụ văn học sâu sắc. Bố cục bài chặt chẽ, lập luận sắc sảo, hành văn mượt mà, sáng tạo. • - Điểm 9 - 10: Đáp ứng được những yêu cầu cơ bản về kiến thức, hành văn trong sáng, bố cục chặt chẽ, có thể mắc vài lỗi về chính tả hoặc diễn đạt. • - Điểm 7 - 8: Hiểu yêu cầu của đề, cảm thụ tốt song lập luận và chứng minh chưa thật sự thuyết phục, thiếu một số ý, mắc vài lỗi. • - Điểm 5 - 6: Trình bày được ½ yêu cầu của đề, lúng túng trong diễn đạt, mắc nhiều lỗi.
  6. • - Điểm 3- 4: Hiểu đề lơ mơ, bài viết sơ sài, diễn đạt lủng củng. • * Chú ý: Người chấm linh hoạt trong quá trình chấm bài, khuyến khích những bài viết sáng tạo, có sự phát hiện mới mẻ và có cách lí giải thuyết phục. Hết