Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn Ngữ văn Lớp 12 - Sở GD&ĐT Lâm Đồng (Có đáp án)

doc 4 trang thungat 5200
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn Ngữ văn Lớp 12 - Sở GD&ĐT Lâm Đồng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_tinh_mon_ngu_van_lop_12_so_gdd.doc

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn Ngữ văn Lớp 12 - Sở GD&ĐT Lâm Đồng (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÂM ĐỒNG KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH TRƯỜNG THPT ĐASAR-LẠC DƯƠNG THPT Môn: NGỮ VĂN Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi: Câu 1: (8 điểm) Trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến sau: “Có một gương mặt đẹp soi vào gương quả là hạnh phúc. Nhưng hạnh phúc càng trọn vẹn hơn nếu có tâm hồn đẹp để mỗi khi soi vào gương lương tâm sâu thẳm mà lòng không hổ thẹn.” (Băng Sơn, U tôi -Theo sách Ngữ văn 7, Tập một, NXB Giáo dục 2012, tr.85) Câu 2: (12 điểm) Theo anh(chị) truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam là câu chuyện về một ngày tàn, một phiên chợ tàn và những cuộc đời tàn tạ hay là câu chuyện về niềm khát khao vươn tới cuộc sống tốt đẹp hơn? === HƯỚNG DẪN CHẤM I. Yêu cầu chung Giám khảo cần: - Nắm bắt kĩ nội dung trình bày của thí sinh để đánh giá được một cách tổng quát và chính xác, tránh đếm ý cho điểm. - Vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí. Đặc biệt khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo - Chấm theo thang điểm 20 (câu 1: 8.0 điểm; câu 2: 12.0 điểm.) Câu 1: (8 điểm) A. Yêu cầu về kĩ năng - Nắm vững phương pháp làm bài văn nghị luận xã hội về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. - Đáp ứng các yêu cầu về văn phong. - Bố cục chặt chẽ, lý lẽ xác đáng, dẫn chứng phù hợp. - Hạn chế các lỗi diễn đạt, chữ rõ, bài sạch. B. Yêu cầu về kiến thức
  2. Học sinh có thể trình bày suy nghĩ theo nhiều cách, miễn sao hợp lí và thuyết phục. Sau đây là một số gợi ý về nội dung: 1. Giải thích - Câu nói có hai ý chính: vẻ đẹp của hình thức bên ngoài vốn là một hạnh phúc của con người; những vẻ đẹp của tâm hồn bên trong sẽ càng làm con người hạnh phúc hơn, nhất là khi gắn liền với lương tâm và sự tự trọng. - Câu nói muốn khẳng định một ý thức, một quan điểm sống: biết quý trọng vẻ đẹp bên ngoài nhưng cần nhất là phải luôn tu dưỡng, rèn luyện đời sống tâm hồn, nhân cách bên trong để xứng đáng là Con Người. 2. Bình luận 2.1. Phương châm cuộc sống - Biết trân trọng vẻ đẹp hình thức bên ngoài; đồng thời thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện đời sống tâm hồn, nhân cách bên trong; - Luôn phấn đấu để đạt đến sự hài hòa giữa bên ngoài và bên trong; - Lấy lương tâm và sự tự trọng, tự tôn làm thước đo giá trị đời sống 2.2. Sự thận trọng cần thiết - Không chạy theo hình thức bên ngoài, song cũng không nên bỏ bê để bề ngoài quá lôi thôi, luộm thuộm; cần xác định rõ đâu là điểm dừng của hình thức bên ngoài, không tự biến mình thành nô lệ của hình thức; - Tu dưỡng, rèn luyện tâm hồn, nhân cách theo chuẩn mực đạo đức, đạo lí xã hội; lấy đó làm mục tiêu phấn đấu hoàn thiện mình, tự tin để cùng tồn tại và phát triển hài hòa với cộng đồng 2.3. Bài học về nhận thức và lối sống - Hình thức bên ngoài và phẩm chất bên trong đều có giá trị tôn vinh con người; - Mỗi người cần không ngừng rèn luyện, tu dưỡng, trau dồi để phát triển và hoàn thiện tâm hồn, nhân cách, trí tuệ của cá nhân, góp phần vào sự phát triển chung của cộng đồng; - Mỗi người cần lấy lương tâm và sự tôn trọng làm thước đo, làm chuẩn mực đời sống; hướng tới một xã hội có trách nhiệm, có ý thức ngày càng cao C. Cho điểm - Điểm 8: Bài làm đáp ứng tốt các yêu cầu ở A và B. - Điểm 6: Bài làm nắm được yêu cầu; phần trình bày ý hiểu tương đối rõ ràng, phần bình luận, mở rộng có thể còn chưa thật đầy đủ nhưng tỏ ra hiểu bản chất vấn đề. - Điểm 4: Bài làm đáp ứng được một nửa các yêu cầu trên, tuy nhiên nhìn chung, bàn luận chưa thật toàn diện và thấu đáo. - Điểm 2: Bài làm còn sơ sài, viết lan man, tỏ ra chưa hiểu vấn đề. - Điểm 0: Bài lạc đề. Câu 2: (12 điểm) 1. Yêu cầu về kĩ năng:
  3. - Biết cách làm một bài nghị luận văn học: hệ thống luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, hành văn trong sáng, giàu cảm xúc, hình ảnh. - Biết kết hợp các thao tác lập luận, bố cục hợp lí, không mắc lỗi diễn đạt, lỗi chính tả. 2. Yêu cầu về kiến thức Cần đáp ứng một số ý chính sau Nội dung Điểm. - Giới thiệu tác giả Thạch Lam và truyện ngắn Hai đứa trẻ. 1.0 - Dẫn luận đề . * Khái quát chung về đặc điểm văn phong Thạch Lam và truyện ngắn Hai đứa trẻ. 1.0 * Hai đứa trẻ của Thạch Lam là câu chuyện về một ngày tàn, một phiên chợ tàn và 4.0 những cuộc đời tàn tạ. - Một ngày tàn - Một phiên chợ tàn - Những kiếp người tàn tạ -> Bao kiếp người nơi phố huyện đều sống một cuộc đời bế tắc, quẩn quanh, tù túng, ngột ngạt.Họ là những kiếp người “tàn tạ”,bất hạnh. * Hai đứa trẻ - câu chuyện về niềm khát khao vươn tới cuộc sống tốt đẹp hơn? 5.0 - Trong tác phẩm,mặc dù bóng tối bao phủ nhưng người ta vẫn nhìn thấy ánh sáng- một thứ ánh sáng le lói, nhỏ nhoi vẫn bền bỉ cháy. - Liên sống trong sự tù đọng của phố huyện nhưng vẫn giữ cho mình hình ảnh về một Hà Nội sáng rực,lấp lánh.Niềm hi vọng vẫn được thắp sáng từ trong lòng của tăm tối,bế tắc. - Cả phố huyện đều khao khát chờ chuyến tàu đêm đi qua, đoàn tàu đem đến một thế giới khác- một thế giới tươi sáng hơn sự sống nghèo khổ hàng ngày của họ. -> Nhà văn gửi gắm một niềm tin sâu sắc mãnh liệt vào con người.Trong hoàn cảnh khổ cực,tàn tạ nhất, con người vẫn sống, vẫn trông ngóng vào tương lai
  4. - Khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm. 1.0 - Khẳng định tư tưởng nhân đạo cao đẹp của nhà văn gửi trong tác phẩm. Đasar, ngày 22 tháng 10 năm 2014.