Đề thi học sinh giỏi vòng trường môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2014-2015 - Trường THPT chuyên Nguyễn Quang Diêu

doc 5 trang thungat 2610
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi vòng trường môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2014-2015 - Trường THPT chuyên Nguyễn Quang Diêu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_vong_truong_mon_ngu_van_lop_11_nam_hoc.doc

Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi vòng trường môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2014-2015 - Trường THPT chuyên Nguyễn Quang Diêu

  1. SỞ GDĐT ĐỒNG THÁP KÌ THI HỌC SINH GIỎI VÒNG TRƯỜNG TRƯỜNG THPT CHUYÊN Môn NGỮ VĂN – Lớp 11 NGUYỄN QUANG DIÊU Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 18/01/2015 (Đề thi gồm 01 trang) Câu 1 (8,0 điểm) Phải chăng sống là không chờ đợi? Câu 2 ( 12,0 điểm): “Tác phẩm văn học sẽ chết nếu nó miêu tả cuộc sống chỉ để miêu tả, nếu nó không phải là tiếng thét khổ đau hay một lời ca tụng hân hoan, nếu nó không đặt ra những câu hỏi và trả lời những câu hỏi đó”. (Bi-ê-lin- xki) Bằng kiến thức và trải nghiệm văn học, anh/ hãy bình luận ý kiến trên. - HẾT - Họ và tên thí sinh: ___ Số báo danh: ___ Chữ ký GT1:___ Chữ ký GT2: ___
  2. KÌ THI HỌC SINH GIỎI VÒNG TRƯỜNG – Năm học 2014-2015 Đáp án – thang điểm Môn: NGỮ VĂN – Lớp 11 (gồm 04 trang) A. Yêu cầu chung: 1. Có kiến thức văn học và xã hội đúng đắn, sâu rộng; kĩ năng làm văn tốt: bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, giàu hình ảnh và sức biểu cảm, ít mắc lỗi chính tả. 2. Hướng dẫn chấm chỉ nêu những nội dung cơ bản, có tính định hướng, định tính chứ không định lượng. Giám khảo cần hết sức linh hoạt khi vận dụng. Cần đánh giá bài làm của thí sinh trong tính chỉnh thể; trân trọng những bài viết có ý kiến và giọng điệu riêng. Chấp nhận các cách kiến giải khác nhau, kể cả không có trong hướng dẫn chấm, miễn là hợp lí và có sức thuyết phục. 3. Tổng điểm toàn bài là 20,0 điểm, cho lẻ đến 0,25 điểm. B. Yêu cầu cụ thể: Câu 1. (8,0 điểm) I. Yêu cầu về kĩ năng - Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội: Bố cục chặt chẽ, rõ ràng, biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận. Hành văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thực tế chọn lọc, thuyết phục; không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả. - Đây là đề bài theo hướng mở, cần tôn trọng những quan điểm, cách nhìn và những kiến giải riêng của học sinh. Học sinh phải ý thức viết bằng sự trải nghiệm, nhận thức của chính mình. II. Yêu cầu về nội dung Người viết cần đưa ra được quan điểm riêng của mình và lựa chọn kiểu văn bản phù hợp. Sau đây là một số gợi ý về nội dung. 1. Nêu được vấn đề cần nghị luận. 2. Giải thích - Câu hỏi thực chất là thể hiện một thái độ sống, khẳng định một quan niệm nhân sinh tích cực: Sống không phụ thuộc, không dậm chân tại chỗ, không để ngày tháng trôi qua lãng phí, là không dựa dẫm, trông chờ vào người khác. 3 Bàn luận. - Sống là không chờ đợi: + mỗi người luôn phải phấn đấu, cố gắng để bắt kịp thời đại và cũng là để hoàn thiện bản thân bởi cuộc sống luôn vận động, luôn đổi thay. + sống không ỷ lại, cần phải biết vươn lên trong mọi hoàn cảnh, thời điểm để làm chủ cuộc sống.
  3. + sống không nên đắm mình vào quá khứ và nuôi ảo tưởng về tương lai, phải sống hết mình với hiện tại trước mắt, với những mục tiêu phân đấu. * ( chọn dẫn chứng minh họa phù hợp) - Đây là quan điểm sống đúng đắn, là lối sống của con người trong xã hội hiện đại. - Hiện nay vẫn có nhiều người sống không mơ ước, trì trệ, lạc hậu. 4. Bài học nhận thức- hành động. - Sống phải năng động, sáng tạo, tận dụng mọi thời gian, không thỏa mãn với những gì mình đã có và không sống trong ảo tưởng. - Đôi khi cũng phải sống chậm lại. Trong nhiều hoàn cảnh cần phải kiên trì, nhẫn nại mới thành công. - Phấn đấu học tập và làm việc để xây dựng tương lai vững chắc. BIỂU ĐIỂM - Điểm 7-8: Trình bày đầy đủ, rõ ràng, thuyết phục vấn đề cần nghị luận. Chọn được cách giải quyết đề một cách độc đáo. Đáp ứng tốt các yêu cầu trên.Văn có giọng điệu riêng, chữ viết sạch đẹp. - Điểm 5-6: Đáp ứng được phần lớn các yêu cầu trên. Bài viết rõ ràng, hướng triển khai hợp lí nhưng còn hạn chế về thao tác nghị luận. Hành văn trong sáng, mạch lạc, còn một vài sai sót trong cách diễn đạt. - Điểm 3-4: Đáp ứng được một nửa yêu cầu trên, còn một số lỗi về diễn đạt, chính tả. - Điểm dưới 1-2: Không hiểu đề hoặc hiểu còn mơ hồ, nhiều lỗi diễn đạt. - Điểm 0: Lạc đề, bỏ giấy trắng. Câu 2: ( 12,0 điểm ) I.Yêu cầu về kĩ năng - Biết cách làm bài nghị luận văn học, biết vận dụng kiến thức lí luận văn học và đọc hiểu tác phẩm văn học để giải quyết yêu cầu đề. Bài viết cần có hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng, mạch lạc; biết cách kết hợp các thao tác giải thích, phân tích, chứng minh, so sánh, bình luận. Kết cấu bài chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ ngữ pháp. II. Yêu cầu về kiến thức Trên cơ sở những hiểu biết về lí luận văn học và kiến thức văn học, học sinh phân tích, bàn luận về ý kiến của Biê- lin-xki. Bài viết có thể được triển khai theo nhiều cách khác nhau nhưng cần nêu được các nội dung sau: Ý 1: Nêu được vấn đề cần nghị luận. Ý 2: Giải thích ý kiến - Tác phẩm văn học sẽ chết: sẽ không thể tồn tại được trong lòng độc giả, mà bị chìm vào lãng quên trước thời gian. - nếu nó miêu tả cuộc sống chỉ để miêu tả: phản ánh cuộc sống một cách thuần túy, giản đơn, hời hợt, thiếu tư tưởng và tình cảm.
  4. - Tác phẩm đích thực phải chứa đựng: + tiếng thét khổ đau hay một lời ca tụng hân hoan: tác phẩm phải thể hiện nỗi đồng cảm, xót thương cho những nỗi đau, những bi kịch của con người, đồng thời phải thể hiện được sự ngợi ca, trân trọng với những niềm vui, hạnh phúc và vẻ đẹp của con người. + đặt ra những câu hỏi và trả lời những câu hỏi đó, nghĩa là biết suy tư, trăn trở, biết đặt ra những vấn đề về có ý nghĩa cho con người, cuộc đời để tìm cách giải quyết, tìm lối thoát, lối đi cho con người và cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn.  Nhận định của Biêlinxki bàn về đặc trưng và chức năng quan trọng của văn học; đó là thông qua việc nhận thức, phản ánh thế giới xung quanh, tác phẩm phải thể hiện được những tư tưởng, tình cảm của con người, đồng thời góp phần giải quyết được những vấn đề quan trọng của nhân sinh. Ý 3: Bàn luận: - Nhận thức và phản ánh đời sống trong văn học không tách rời việc thể hiện tư tưởng, tình cảm, ước mơ khát vọng của nhà văn đối với con người và cuộc sống. Chức năng của văn học là phản ánh cuộc sống, nhưng đó không phải là một sự phản ánh bàng quan, lãnh đạm mà chứa đựng trong đó bao tình cảm, ước mơ, lí tưởng của người nghệ sĩ. - Tiếng nói của tư tưởng, tình cảm trong văn học sẽ chỉ có thể đến được với độc giả thông qua những hình tượng nghệ thuật giá trị. Nói cách khác tư tưởng, tình cảm của nhà văn phải được chuyển tải bằng những hình tượng và hình thức nghệ thuật phù hợp, mới mẻ, đặc sắc có sức lay động. - Tác phẩm văn học sẽ mãi đồng hành với con người khi nó chứa đựng những suy tư, trăn trở của nhà văn trước những vấn đề nhân sinh và gửi đến độc giả những thông điệp thẩm mĩ nhằm làm cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn. * Phân tích dẫn chứng minh họa: ( Có thể minh họa: Truyện Kiều – Thơ Hồ Xuân Hương – Thơ mới - Chữ người tử tù – Hai đứa trẻ - Chí Phèo ) Ý 4: Đánh giá: - Đây là ý kiến đúng đắn, phù hợp với tư tưởng, quan điểm của nhiều nhà văn, nhà phê bình từ trước đến nay: “Giá trị một tác phẩm nghệ thuật trước hết là ở chỗ giá trị tư tưởng của nó. Nhưng là tư tưởng đã được rung lên ở các cung bậc của tình cảm, chứ không phải là cái tư tưởng nằm thẳng đơ trên trang giấy”. (Nguyễn Khải) - Nhà văn phải “lặn” vào cuộc sống , “mở hồn ra đón nhận những vang động của đời”, sáng tác bằng cái tâm và cái tài của người nghệ sĩ thì tác phẩm mới có thể neo đậu được trong tâm hồn độc giả. - Nội dung nhân đạo của văn chương là một trong những giá trị làm nên sức sống cho tác phẩm
  5. BIỂU ĐIỂM: - Điểm 11 - 12: + Nhận thức sâu sắc vấn đề nghị luận, đáp ứng đầy đủ nội dung đáp án đặt ra. + Lập luận chặt chẽ, sáng tạo, lời văn trong sáng. + Bố cục cân đối, hợp lí. Không sai sót các lỗi về câu, dùng từ, chính tả. * Điểm 9-10: - Đáp ứng khá tốt những yêu cầu của đáp án nêu ra. Bài viết có luận điểm rõ ràng và có sức thuyết phục cao. - Diễn đạt mạch lạc, lập luận chặt chẽ. - Bố cục hợp lí, còn vài sai sót nhỏ về diễn đạt. * Điểm 6-7: - Có tỏ ra hiểu đề, bài viết đáp ứng được cơ bản các yêu cầu của đề. Phân tích khá phù hợp với yêu cầu của đề bài. - Văn viết gọn gàng, lập luận khá chặt chẽ. - Bố cục rõ ràng, không mắc quá 3 lỗi về cách viết câu, dùng từ, chính tả. * Điểm 4-5: - Hiểu đề. Nội dung đảm bảo nhưng chưa sâu. Phân tích chưa thật thuyết phục và chưa làm rõ vấn đề. - Kết cấu rõ nhưng chưa gọn. Mắc nhiều lỗi về diễn đạt. * Điểm 2-3: - Không đạt yêu cầu thang điểm trên. - Điểm 0: Bỏ giấy trắng. - HẾT-