Đề thi khảo sát chất lượng học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 8

doc 3 trang thungat 1980
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát chất lượng học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_khao_sat_chat_luong_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_lop_8.doc

Nội dung text: Đề thi khảo sát chất lượng học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 8

  1. ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HGS VĂN 8 Thời gian: 150’ Câu 1 (2 điểm). Hãy phân tích cái hay, cái đẹp mà em cảm nhận được từ bốn câu thơ sau: "Chúng ta hãy bước nhẹ chân, nhẹ nữa Trăng ơi trăng, hãy yên lặng cúi đầu Suốt cuộc đời Bác có ngủ yên đâu Nay Bác ngủ, chúng ta canh giấc ngủ" ("Chúng con canh giấc ngủ Bác, Bác Hồ ơi!" - Hải Như). Câu 2 (6,0 điểm): “Hãy cảm ơn ngọn đèn vì ánh sáng của nó, nhưng chớ quên người cầm đèn đang kiên nhẫn đứng trong đêm” (R. Ta - gor). Trình bày suy nghĩ của em về vấn đề trên Câu 3: (12 điểm) Bàn về nhà thơ Vũ Đình Liên và bài thơ ông đồ, trong cuốn "thi nhân việt nam", Hoài Thanh có viết: "Hai nguồn thi cảm lớn nhất của người là lòng thương người và tình hoài cổ. Có một lần hai nguồn cảm hứng ấy đã gặp nhau và để lại cho chúng ta một bài thơ kiệt tác: Ông đồ". Trình bày ý kiến của em về nhận xét trên. Gợi ý câu 3 Mở bài: - Giới thiệu về nhà thơ Vũ Đình Liên và bài thơ ông đồ - Dẫn nhận định 2. Thân bài: Hai nguồn cảm hứng lớn nhất của người là lòng thương người và niềm hoài cổ + Lòng thương người: Là tình cảm yêu thương, đồng cảm, xẻ chia, thấu hiểu với những bất hạnh của người. Đây là nguồn cảm hứng lớn của thi ca, bởi những gì là văn, là thơ, là nghệ thuật đích thực bao giờ cũng là nghệ thuật vì con người.
  2. + Tình hoài cổ: Là nỗi niềm nhớ tiếc quá khứ , những dĩ vãng xa xưa nay chỉ còn trong kí ức, trong kỷ niệm. - Bài thơ kiệt tác: là tác phẩm thơ hết sức đặc sắc, đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật b. Chứng minh: * Nội dung 1: Trước hết, "Ông đồ" là bài thơ dạt dào tình thương. - Hai khổ thơ đầu là niềm hân hoan của nhà thơ trước niềm vui của ông đồ trong những ngày đắt khách - Hai khổ thơ tiếp theo lài nỗi buồn thương cảm sâu sắc của nhà thơ trước cảnh ông đồ trong những ngày vắng khách. - Khổ thơ cuối là nỗi niềm đau đớn xót xa, thảng thốt, ân hận khi thấy ông đồ vắng bóng hẳn trong cuộc đời. * Nội dung 2: Bài thơ không chỉ mang nặng nỗi lòng thương người mà còn thể hiện tình hoài cổ. Trong bài thơ chữ “thương” đã quá rõ, còn chữ “hoài thì sao? Hoài là nhớ, Vũ Đình nhớ vẻ huy hoàng một thờ của chữ Nho và đạo Nho. - Nỗi niềm hoài cổ trong “Ông đồ” đâu chỉ là nỗi buồn vì chữ Nho, Đao Nho mất gốc rễ, mà còn là nỗi nhớ tiếc một nét đẹp văn hóa tàn tụi trước văn minh Âu hóa: Thú chơi chữ, chơi câu đố ngày tết. * Nghệ thuật: ngưồn cảm hứng về lòng thương người và niềm hoài cổ trong bài thơ Ông đồ đã được thể hiện qua hình thức nghệ thuật độc đáo và đặc săc: - Thể thơ ngũ ngôn (năm chữ) - Toàn bài thơ có giọng điệu chủ âm là trầm lắng, ngậm ngùi. - Kết cấu bài thơ giản dị mà chặt chẽ: - Hình ảnh thơ giản dị nhưng hàm súc, không mới mẻ nhưng gợi cảm: * Bàn luận: - Thơ vốn hàm súc nhưng đạt đến độ như “Ông đồ” thì thật đáng phục. Giữa cái thời lí tưởng tràn bờ, khuôn khổ lung lay, nhà thơ mới Vũ Đình Liên đã chọn cho mình thể thơ năm chữ, thả dài bốn khổ. Chỉ một trăm chữ, không cầu kì, cũng không tân kì mà “Ông đồ” ra đời từng câu, từng
  3. câu thong thả như hoa quỳnh nở. Từng nét nhụy uốn cong xòe ra tỏa hương buồn mà nhớ, da diết nhớ. Kết tinh của hai nguồn thi hứng "Ông đồ" xứng đáng một kiệt tác. Hoài Thanh quả đã không hề sai khi nói về Vũ Đình Liên và "Ông đồ" trong "Thi nhân Việt Nam" như vậy Bài thơ khiến bao bạn đọc phải rơi nước mắt cho một số phận, một dấu tích văn hóa lụi tàn, nhưng đồng thời lại thấy chút xót xa ân hận vì chính mình đã từng hắt hủi đạo Nho. May thay, thư pháp Hán tự đang được khôi phục lại nhờ những con người đầy nhiệt huyết. Trong đó, hẳn có không ít người từng là độc giả của "Ông đồ".