Đề thi khảo sát chất lượng tháng 3 môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm 2018-2019 - Trường THCS Ngô Gia Tự (Có ma trận và đáp án)

docx 6 trang thungat 4690
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát chất lượng tháng 3 môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm 2018-2019 - Trường THCS Ngô Gia Tự (Có ma trận và đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_khao_sat_chat_luong_thang_3_mon_ngu_van_lop_9_nam_201.docx

Nội dung text: Đề thi khảo sát chất lượng tháng 3 môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm 2018-2019 - Trường THCS Ngô Gia Tự (Có ma trận và đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT TP HẢI DƯƠNG ĐỀ KSCL THÁNG 3, NĂM HỌC 2018 - 2019 TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ MÔN NGỮ VĂN 9 Thời gian làm bài: 90 phút Phần I- Đọc hiểu ( 3.0 điểm ) Cho đoạn văn sau: " Họa sĩ nhấp chén trà nóng ba ngày nay ông mới lại gặp, không giấu vẻ thích thú, tự rót lấy một chén nữa, nói luôn: - Ta thỏa thuận thế này. Chuyện dưới xuôi, mười ngày nữa trở lại đây, tôi sẽ kể anh nghe. Tôi sẽ trở lại, danh dự đấy. Tôi cũng muốn biết cái yên lặng lúc một giờ sáng chon von trên cao nó thế nào. Bây giờ có cả ba chúng ta đây, anh hãy kể chuyện anh đi. Sao người ta bảo anh là người cô độc nhất thế gian? Rằng anh “thèm” người lắm? Anh thanh niên bật cười khanh khách: - Các từ ấy đều là của bác lái xe. Không, không đúng đâu. Một mình thì anh bạn trên trạm đỉnh Phan-xi-păng ba nghìn một trăm bốn mươi hai mét kia mới một mình hơn cháu. Làm khí tượng, ở được cao thế mới là lí tưởng chứ ” (Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long - Ngữ văn 9, tập 1 - NXB Giáo Dục, 2015) Câu 1. (1 điểm) Trong đoạn trích trên, ông họa sĩ có nói: "Bây giờ có cả ba chúng ta ở đây". Em hãy cho biết ba nhân vật ấy là những ai? Họ gặp nhau trong hoàn cảnh nào? Câu 2. (1 điểm) Tìm câu văn có thành phần khởi ngữ trong đoạn trích trên và xác định thành phần khởi ngữ trong câu đó. Câu 3. (1 điểm) Vì sao trong tác phẩm, tác giả không đặt tên riêng cho nhân vật của mình mà chỉ gọi họ theo giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp? Phần II- Tập làm văn ( 7.0 điểm ) Câu 1 (2 điểm) Viết đoạn văn nghị luận trình bày những suy nghĩ của em về vai trò của tình yêu thương đối với mỗi con người trong cuộc sống? Câu 3 (5 điểm) Cảm nhận của em về bức tranh giao mùa trong những câu thơ sau: Bỗng nhận ra hương ổi Phả vảo trong gió se
  2. Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu. (Trích Sang thu – Hữu Thỉnh – Ngữ văn 9 tập 2 – NXBGD) - - - - - - - Hết - - - - - -
  3. PHÒNG GD&ĐT TP HẢI DƯƠNG HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KSCL THÁNG 3 TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ NĂM HỌC 2018 - 2019 MÔN NGỮ VĂN 9 (Hướng dẫn chấm gồm 04 trang) Phần I- Đọc hiểu ( 3 điểm ) Đáp án Điểm Câu 1: - Ba nhân vật đó là: ông họa sĩ, cô kĩ sư và anh thanh niên 0.5 đ - Hoàn cảnh gặp nhau: Trên một chuyến xe khách Hà Nội-Lào Cai, bác lái xe 0.5 đ đã giới thiệu với ông họa sĩ, cô kĩ sư về anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn và sau đó họ đã có cuộc gặp gỡ tình cờ mà thú vị Câu 2: - Một mình thì anh bạn trên trạm đỉnh Phan-xi-păng ba nghìn một trăm bốn 0,5 đ mươi hai mét kia mới một mình hơn cháu. - Làm khí tượng, ở được cao thế mới là lí tưởng chứ. 0,5 đ Câu 3: + Đây là một dụng ý trong nghệ thuật xây dựng truyện của nhà văn 0,25 đ + Việc tác giả không đặt tên riêng cho nhân vật của mình mà chỉ gọi họ theo giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp là vì muốn khẳng định những con người tốt 0,25 đ đẹp trong truyện không chỉ là một cá nhân đơn lẻ mà là rất nhiều người. Họ ở Sa Pa, đến Sa Pa + Qua đó, nhà văn muốn ca ngợi những con người lao động bình dị đang ngày đêm âm thầm, lặng lẽ cống hiến hết sức mình cho công cuộc xây dựng 0,25 đ đất nước + Cách gọi như vậy đã góp phần làm nổi bật chủ đề của tác phẩm 0,25 đ Phần II- Tập làm văn ( 7 điểm ) Câu 1 (2.0 điểm): * Hình thức: 1 đoạn văn nghị luận, lập luận chặt chẽ, diễn đạt gọn gàng, thuyết phục.
  4. * Nội dung: - Học sinh linh hoạt trong cách trình bày, cơ bản cần đáp ứng được những nội dung sau: Nội dung Điểm a. Mở đoạn: Giới thiệu tầm quan trọng của tình yêu thương trong cuộc sống. 0,25 đ b. Thân đoạn 1,5 đ - Giải thích: Tình yêu thương là tình cảm tốt đẹp giữa con người với con người. Đó là sự sẻ chia, thông cảm, đồng cảm, yêu thương, giúp đỡ lẫn 0,25 đ nhau trong cuộc sống. - Vai trò, ý nghĩa của tình yêu thương trong cuộc sống: + Tình yêu thương có ý nghĩa và sức mạnh lớn lao. Tình yêu thương đem 0,5 đ đến cho con người niềm vui, hạnh phúc, mang lại niềm tin, tiếp thêm sức mạnh để con người vượt qua mọi thử thách, khó khăn, là động lực vươn tới những thành công ( HS có thể đưa dẫn chứng ngắn gọn) + Tình yêu thương làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn, làm cho mối quan hệ giữa 0,25 đ con người với con người trở nên gắn bó hơn + Người cho đi tình yêu thương cũng cảm thấy thanh thản, hạnh phúc trong lòng 0,25 đ - Bàn luận (Mở rộng): + Sống thiếu tình yêu thương con người sẽ trở nên đơn độc. Thật bất hạnh khi cuộc sống thiếu vắng tình yêu thương. + Phê phán những kẻ sống ích kỉ, thơ ơ vô cảm trước nỗi đau đồng loại. 0,25 đ + Tuy nhiên tình yêu thương không phải là thứ có sẵn trong mỗi người, chỉ có được khi con người có ý thức nuôi dưỡng,vun trồng và thể hiện bằng những việc làm cụ thể mỗi ngày. c. Kết đoạn : Khẳng định lại vấn đề: tình yêu thương là thứ tình cảm không 0,25 đ thể thiếu trong cuộc sống của mỗi con người Câu 3 (5 điểm) a. Về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận văn học; bố cục 3 phần rõ ràng; dẫn chứng phù hợp; văn viết trong sáng, có cảm xúc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b. Về kiến thức: HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau: Nội dung Điểm a. Mở bài: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm, dẫn dắt đoạn thơ. 0,5
  5. - Những cảm nhận khái quát ban đầu về giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ. b. Thân bài: 4,0 - Khổ 1: Cảm nhận về không gian sang thu nơi vườn quê vùng đồng bằng Bắc Bộ: 2.0 + Cảm xúc ngỡ ngàng, ngạc nhiên của nhân vật trữ tình trước sự bất chợt của mùa thu. + Sử dụng những hình ảnh quen thuộc; sử dụng nhiểu động từ, nhiểu từ ngữ mang giá trị gợi hình và giá trị biểu cảm cao; phép tu từ nhân hóa (Bỗng, phả, chùng chình) + Cảm nhận về những tín hiệu của mùa thu: hương ổi, gió se, sương chùng chình + Nhà thơ đã vận dụng nhiều giác quan để nhận ra tín hiệu của mùa thu: khứu giác, xúc giác, thị giác để cảm nhận những dấu hiệu đặc trưng của thiên nhiên khi mùa thu sang. Mùa thu đến gần, nhẹ êm mà hiện hữu nhưng dường như tác giả vẫn còn sững sờ chưa tin nên ngỡ ngàng tự hỏi: Hình như thu đã về - Tác giả phải là người có tình yêu thiên nhiên, có tâm hồn tinh tế nhạy cảm mới nhận ra được sự chuyển biến hết sức tinh tế của cảnh sắc làng quê lúc giao mùa. - Khổ 2: Cảm nhận về không gian sang thu ở một không gian rộng lớn hữu 2,0 hình với dòng sông, bầu trời và những cánh chim + Sự thay đổi rõ nét của cảnh vật tạo nên một bức tranh về phút giao mùa không tĩnh lặng mà sinh động, có hồn. + Phép tu từ nhân hóa, phép đối, sử dụng các từ láy: khi mùa thu đến, dòng sông chảy chậm lại, không ào ào, xối xả, lòng sông như mở rộng ra, hiền hòa uốn lượn, lững lờ trôi, sông đang trầm tư, đang lắng lại. Đối lập với dòng sông là hình ảnh đàn chim. Hơi thu lạnh làm cho chúng phải chuẩn bị cho những chuyến bay tránh rét về phương Nam. Nhưng nhịp sải cánh mới chỉ chớm “ bắt đầu” + Hình ảnh đám mây mùa hạ với phép tu từ nhân hóa là hình ảnh đặc sắc nhất trong bài thơ: vẻ đẹp của phút giao mùa từ hạ sang thu. Động từ “vắt”
  6. gợi ra đám mây nhẹ trôi như tấm lụa mềm mại treo lơ lửng giữa bầu trời trong xanh, cao rộng. Ranh giới giữa mùa hạ và mùa thu thật mỏng manh. Đây là một sự liên tưởng thú vị - một hình ảnh đầy chất thơ, một sự sáng tạo rất đặc sắc của nhà thơ 3. Kết bài 0,5 - Khái quát các giá trị nghệ thuật và nội dung. Nghệ thuật tả cảnh điêu luyện, ý thơ hàm súc, ngôn từ, hình ảnh chọn lọc được cảm nhận bằng nhiều giác quan, lời thơ biểu cảm, sử dụng nhiều biện pháp tu từ quen thuộc, đặc sắc, “Sang thu” miêu tả cảnh thiên nhiên đẹp, tình thu thi nhân thiết tha trìu mến. - Bài thơ nói chung và hai đoạn thơ đầu nói riêng đã khơi gợi trong lòng người đọc tình yêu mùa thu, yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước. Giáo viên chấm căn cứ vào đáp án biểu điểm và bài làm thực tế của học sinh cho điểm cho linh hoạt, phù hợp.