Đề thi khảo sát học sinh giỏi lần 4 môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Nga Thắng (Có đáp án)

doc 3 trang thungat 1740
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát học sinh giỏi lần 4 môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Nga Thắng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_khao_sat_hoc_sinh_gioi_lan_4_mon_ngu_van_lop_8_nam_ho.doc

Nội dung text: Đề thi khảo sát học sinh giỏi lần 4 môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Nga Thắng (Có đáp án)

  1. PHềNG GD & ĐT NGA SƠN THI KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI LẦN 4 TRƯỜNG THCS NGA THẮNG NĂM HỌC 2017-2018 Môn: ngữ Văn 8 (Thời gian 150 phỳt khụng kể thời gian giao đề) Ngày thi 23/3/2018 (Đề thi gồm 01 tờ) Câu 1: (4.0 điểm) Chỉ ra và phân tích giá trị biểu cảm của các biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau: '' Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chéo vội vã vượt trường giang Cánh buồn to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió'' (Sách Ngữ văn 8, tập 2) a. Đoạn thơ trên trích ở bài thơ nào? Giới thiệu vài nét về tác giả, hoàn cảnh sáng tác bài thơ đó? b. Nếu viết:''Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng.'' tổ hợp từ trên đã thành câu chưa? Vì sao? c. Tìm 2 từ cùng trường nghĩa với từ: ''Rướn'' trong câu thơ ''Rướn thân trắng bao la thâu góp gió'' So sánh sắc thái nghĩa của từ '' Rướn'' với các từ đó. d. Trong đoạn thơ trên, tác giả đã sử dụng các biện pháp tu từ nào? Phân tích giá trị biểu cảm của các biện pháp tu từ đó. Câu 2: (6.0 điểm) a. Tóm tắt truyện ngắn '' Lão Hạc'' của nhà văn Nam Cao trong khoảng 10 câu. b. Trình bày cảm nhận của em về cái chết của nhân vật Lão Hạc trong truyện đó. Câu 3: ( 10 điểm) “ Đoạn văn Trong lòng mẹ, trích hồi kí Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng, đã kể lại một cách chân thực và cảm động những cay đắng, tủi cực cùng tình yêu thương cháy bỏng của nhà văn thời thơ ấu đối với người mẹ bất hạnh.” (Ngữ văn 8, tập một) Bằng hiểu biết của mình, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên. Hết (Cỏn bộ coi thi khụng giải thớch gỡ thờm)
  2. PHềNG GD & ĐT NGA SƠN Hướng dẫn chấm thi Học sinh giỏi TRƯỜNG THCS NGA THẮNG NĂM HỌC 2017-2018 MễN: Môn ngữ Văn 8 Yêu cầu Điểm a. - Đoạn thơ trích ở bài '' Quê hương'' của nhà thơ Tế Hanh . - Nêu được những nét chính về tác giả, hoàn cảnh sáng bài thơ (SGK NV8)1.0 (1đ). b. Chưa thành câu (0,5đ) Vì tổ hợp từ đó chỉ mới là thành phần trạng ngữ c. Tìm được 2 từ cùng trường nghĩa với từ '' Rướn'' (1đ). 1.0 Câu 1 So sánh được sắc thái nghĩa (rướn: cố vươn lên cao về phía trước) d. Biện pháp tu từ: so sánh ( Chiếc thuyền như con tuấn mã, cánh buồn gương to như mảnh hồn làng''. Phân tích giá trị biểu cảm của các biện pháp tu từ đó. 2.0 a. Tóm tắt: đủ các chi tiết chính của truyện trong khoảng 10 câu 1.5 b. Cảm nhận về cái chết của Lão Hạc: - Thương Lão Hạc phải chết một cách đau đớn. Câu 2 - Nguyên nhân cái chết của Lão Hạc: tự tìm đến cái chết vì không muốn sống vào số tiền dành dụm cho con; không muốn làm phiền mọi người - Cái chết của Lão hạc ó ý nghĩa tố cáo xã hội cũ 4.5 - Ngoài các ý kiến trên, HS có thể nêu cảm nhận theo ý khác nhưng phải đảm bảo tính hợp lí. ( Cho điểm theo mức độ trên nếu bài viết không sa vào kể lại câu chuyện. Văn viết có cảm xúc, đúng ngữ pháp ). a. Mở bài: Giới thiệu nhân bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ với hai đặc 1,0 điểm: - Những cay đắng, tủi cực thời thơ ấu; 0,5 - Tình yêu thương cháy bỏng đối với người mẹ bất hạnh. 0,5
  3. b. Thân bài: Lần lượt làm sáng tỏ từng luận điểm. 8,0 1. Những cay đắng, tủi cực của bé Hồng 3,5 - Bố mất, mẹ vì “cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực”, bé Hồng sống bơ vơ giữa sự ghẻ lạnh, cay nghiệt của họ hàng. 1.5 - Bị bà cô độc ác gieo rắc vào đầu óc những hoài nghi, những ý nghĩ xấu xa, về người mẹ; 1.0 - Bị người cô nhục mạ, hành hạ, bé Hồng đau đớn, cổ họng nghẹn ứ khóc 1.0 không ra tiếng, cười dài trong tiếng khóc 2. Tình yêu thương mãnh liệt của bé Hồng với người mẹ bất hạnh 4,5 - Những ý nghĩ, cảm xúc của chú bé khi trả lời người cô 2.0 + Nhận ra ý nghĩa cay độc trong giọng nói và trên nét mặt của người cô; không muốn tình thương yêu và lòng kính mến mẹ bị những rắp tâm tanh Câu 3 bẩn xâm phạm đến 1.0 + Đau đớn, uất ức đến cực điểm vì cổ tục đã hành hạ, đầy đọa mẹ: “Giá những cổ tục đã đầy đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi”. 1.0 - Cảm giác sung sướng cực điểm khi ở trong lòng mẹ 1,5 + Chạy đuổi theo chiếc xe. Vừa được ngồi lên xe cùng mẹ đã òa lên khóc nức nở. 0,5 + Cảm giác sung sướng đến cực điểm của bé Hồng khi ở trong lòng mẹ là hình ảnh về một thế giới đang bừng nở, đang hồi sinh của tình mẫu tử. Vì thế, những lời cay độc của người cô cũng bị chìm ngay đi, bé Hồng 1,0 không mảy may nghĩ ngợi gì nữa + Đoạn trích Trong lòng mẹ, đặc biệt là phần cuối là bài ca chân thành và cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt. 0,5 Lưu ý: Học sinh có thể có những cách chứng minh, làm sáng tỏ vấn đề khác nhau nhưng vẫn đầy đủ, hợp lí thì vẫn cho điểm tối đa. c. Kết bài: 1,0 - Khẳng định vấn đề đã chứng minh: Đoạn trích Trong lòng mẹ đã kể lại một cách chân thực và cảm động những cay đắng, tủi cực cùng tình yêu thương mãnh liệt của nhà văn thời thơ ấu đối với người mẹ bất hạnh. 0,5 - Nêu thái độ, tình cảm của người viết: Hồi kí thấm đẫm chất trữ tình. Cách nhìn nhận, đánh giá con người và sự việc và đặc biệt là tình cảm của nhà văn thời ấu thơ dành cho người mẹ 0,5 thật đáng trân trọng.