Đề thi khảo sát mon Lịch sử Khối 11 - Lần 2 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Ngọc Bích (Có đáp án)

docx 4 trang thungat 3910
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát mon Lịch sử Khối 11 - Lần 2 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Ngọc Bích (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_khao_sat_mon_lich_su_khoi_11_lan_2_nam_hoc_2019_2020.docx

Nội dung text: Đề thi khảo sát mon Lịch sử Khối 11 - Lần 2 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Ngọc Bích (Có đáp án)

  1. SỞ GDĐT VĨNH PHÚC ĐỀ THI KSCL KHỐI 11 LẦN 2 NĂM HỌC 2019-2020 TRƯỜNG THPT LIỄN SƠN MÔN: LỊCH SỬ Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian giao đề I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3.0 điểm) Câu 1. Đến giữa thế kỉ XIX, quyền hành thực tế ở Nhật Bản nằm trong tay A. Thiên Hoàng. B. Tư sản. C. Tướng quân. D. Thủ tướng. Câu 2. Đảng Quốc đại là chính đảng cùa giai cấp nào? A. Công nhân. B. Nông dân. C. Tư sản. D. Địa chủ. Câu 3. Ảnh hưởng của Cách mạng Tân Hợi đến phong trào giải phóng dân tộc đến châu Á như thế nào? A. Góp phần cổ vũ phong trào đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản. B. Góp phần cổ vũ phong trào đấu tranh theo khuynh hướng vô sản. C. Góp phần cổ vũ phong trào đấu tranh vì mục tiêu kinh tế. D. Góp phần cổ vũ phong trào đấu tranh chống chiến tranh đế quốc phi nghĩa. Câu 4. Đến cuối thế kỉ XIX, khu vực Đông Nam Á chủ yếu là thuộc địa của các quốc gia nào dưới đây? A. Mĩ và Pháp. B. Anh và Đức. C. Anh và Pháp. D. Anh và Mĩ. Câu 5. Mục đích của những chính sách mà Mĩ áp dụng tại các nước Mĩ Latinh là A. biến Mĩ Latinh thành “sân sau” của Mĩ. B. giúp các nước Mĩ Latinh thoát khỏi thực dân Bồ Đào Nha. C. giúp các nước Mĩ Latinh thoát khỏi thực dân Tây Ban Nha. D. giành độc lập cho Mĩ Latinh. Câu 6. Chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1914-1918 ), mang tính chất A. phi nghĩa thuộc về phe Liên minh. B. phi nghĩa thuộc về phe Hiệp ước. C. chiến tranh đế quốc xâm lược, phi nghĩa với cả hai bên tham chiến. D. chính nghĩa về các nước thuộc địa. Câu 7. Cuối thế kỉ XIX đầu XX, trong cuộc đua giành giật thuộc địa, Đức là kẻ hung hăng nhất vì: A. có tiềm lực kinh tế và quân sự. B. có tiềm lực kinh tế và quân sự nhưng lại ít thuộc địa. C. có tiềm lực quân sự và ít thuộc địa nhất châu Âu. D. có tiềm lực kinh tế và nhiều thuộc địa. Câu 8. Những mâu thuẫn nào tồn tại trong lòng xã hội Trung Quốc khi bị các nước đế quốc xâm lược? A. Tồn tại 2 mâu thuẩn: Nông dân > < nông dân.
  2. Câu 9. Vì sao Xiêm là nước nằm trong sự tranh chấp giữa Anh và Pháp nhưng Xiêm vẫn giữ được nền độc lập cơ bản? A. Sử dụng quân đội mạnh để đe dọa Anh và Pháp. B. Cắt cho Anh và Pháp 50% lãnh thổ. C. Nhờ sự trợ giúp của đế quốc Mĩ. D. Sử dụng chính sách ngoại giao mềm dẻo. Câu 10. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất là mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa, mà trước tiên là giữa A. Anh và Đức. B. Anh và Áo-Hung. C. Mĩ và Đức. D. Pháp và Đức. Câu 11. Vì sao nói sau cách mạng tháng Hai, một tình hình chính trị phức tạp chưa từng có đã diễn ra ở nước Nga? A. Có hai chính quyền đại diện cho hai giai cấp đối lập song song cùng tồn tại. B. Chính quyền nhân dân lao động lần đầu được thành lập. C. Chính quyền rơi vào tay giai cấp tư sản không tham gia vào cách mạng. D. Nga tiến vào thời kì quá độ đi lên xã hội chủ nghĩa. Câu 12. Cách mạng tháng Hai bùng nổ không phải là do? A. Sự khủng hoảng trầm trọng về kinh tế, chính trị của nước Nga. B. Nga liên tiếp thất bại trên chiến trường chiến tranh thế giới thứ nhất. C. Mâu thuẫn xã hội ở nước Nga ngày càng gay gắt. D. Giai cấp tư sản Nga có tiềm lực mạnh về kinh tế nhưng bị chế độ phong kiến kìm hãm II. Phần tự luận ( 7điểm ) Câu 1 (3,5 điểm) Nêu tính chất của cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. Thắng lợi của cuộc cách mạng này có ý nghĩa như thế nào đối với nước Nga và đối với thế giới? Câu 2 (3,5 điểm) Trình bày nguyên nhân hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 ở các nước tư bản? Nêu biện pháp thoát khỏi khủng hoảng của nước Mĩ và nước Đức? HẾT Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: .; Số báo danh:
  3. SỞ GDĐT VĨNH PHÚC ĐỀ THI KSCL KHỐI 11 LẦN 2 TRƯỜNG THPT LIỄN SƠN NĂM HỌC 2019-2020 (HD chấm có 02 trang) ĐÁP ÁN, THANG ĐIỂM MÔN: LỊCH SỬ I. TRẮC NGHIỆM 132 485 357 209 1 C 1 B 1 D 1 D 2 B 2 C 2 C 2 A 3 D 3 A 3 A 3 A 4 C 4 C 4 C 4 D 5 D 5 D 5 D 5 C 6 A 6 D 6 C 6 C 7 B 7 A 7 B 7 C 8 A 8 D 8 B 8 B 9 B 9 A 9 D 9 B 10 D 10 C 10 B 10 D 11 C 11 B 11 A 11 A 12 A 12 B 12 B 12 D II.TỰ LUẬN Câu Nội dung Điểm 1 Nêu tính chất của cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. Thắng lợi của cuộc cách mạng này có ý nghĩa như thế nào đối với nước Nga và đối 3,5 với thế giới? a.Tính chất 0,25 - Là cuộc cách mạng XHCN (CMVS) triệt để - Là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc đối với các dân tộc thuộc địa của đế 0,25 quốc Nga. b. Ý nghĩa: - Đối với nước Nga: 0,5 + Thay đổi hoàn toàn tình hình đất nước và số phận nhân dân Nga + Mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử nước Nga: giai cấp công nhân, nhân dân lao động, các dân tộc được giải phóng khỏi mọi áp bức, bóc lột, đứng lên 1,0 làm chủ đất nước và vận mệnh của mình - Đối với thế giới: 0,5 + Làm thay đổi cục diện thế giới, phá vỡ trận tuyến của chủ nghĩa tư bản + Cổ vũ mạnh mẽ, để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho phong trào cách 0,5 mạng thế giới + Chỉ ra con đường đúng đắn để GPDT: con đường cách mạng vô sản 0,5 2 Trình bày nguyên nhân hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 ở các nước tư bản? Nêu biện pháp thoát khỏi khủng hoảng của nước Mĩ và 3,5 nước Đức? a. Nguyên nhân 0,5
  4. - Trong những năm 1924- 1929, do sản xuất ồ ạt của chủ nghĩa tư bản dẫn tới cung vượt quá cầu => hàng hóa ngày càng giảm giá, trở nên ế thừa và dẫn tới suy thoái trong sản xuất, làm cho nền kinh tế suy thoái => khủng hoảng thừa b. Hậu quả: - Về kinh tế: Tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản, kéo lùi nền kinh tế 0,5 của các nước tư bản khoảng vài chục năm - Về xã hội: bất ổn định, hàng chục triệu công nhân thất nghiệp, nông dân mất ruộng đất, sống trong cảnh nghèo đói, túng quẫn. Nhiều cuộc đấu tranh, biểu 0,5 tình, tuần hành của những người thất nghiệp diễn ra. - Về chính trị: đe dọa nghiêm trọng sự tồn tại của CNTB. Để cứu vãn tình thế, các nước tư bản buộc phải xem xét lại con đường phát triển của mình. Giai cấp tư sản cầm quyền ở các nước tư bản đã lựa chọn 2 lối thoát: cải cách 1,0 dân chủ hoặc phát xít hóa chính quyền. Từ đó hình thành 2 khối đế quốc đối lập, nguy cơ của 1 cuộc chiến tranh thế giới mới sắp xảy ra. c. Biện pháp thoát khỏi khủng hoảng của nước Mĩ, Đức - Mĩ: tiến hành các cải cách dân chủ (Chính sách mới của Tổng thống 0,5 Rudơven) - Đức: tiến hành phát xít hóa bộ máy nhà nước 0,5 Hết Người ra đề Người thẩm định Nguyễn Thị Ngọc Bích Trần Thị Hà Tĩnh