Đề thi kiểm tra chất lương học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Trần Quang Khải

docx 6 trang thungat 5540
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi kiểm tra chất lương học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Trần Quang Khải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_kiem_tra_chat_luong_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_10_nam_h.docx

Nội dung text: Đề thi kiểm tra chất lương học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Trần Quang Khải

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG TRƯỜNG THPT TRẦN QUANG KHẢI ĐỀ THI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I NĂM 2018-2019 Môn thi :Ngữ Văn –Lớp 10 Thời gian:90 phút Câu 1 (3đ) Cho ngữ liệu sau, trả lời câu hỏi bên dưới: Tôi kể ngày xưa chuyện Mỵ Châu Trái tim lầm chỗ để trên đầu Nỏ thần vô ý trao tay giặc Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu (Trích Bài thơ Tâm Sự -Tố Hữu) 1.Các từ ngữ: “lầm chỗ, vô ý” đạt hiệu quả nghệ thuật như thế nào khi nhắc đến nhân vật Mỵ Châu? 2.Từ văn bản trên, nêu ngắn gọn bài học rút ra qua nhân vật Mỵ Châu trong truyện “An Dương Vương, Mỵ Châu và Trọng Thuỷ”? 3.Em hãy trình bày suy nghĩ về trách nhiệm của tuổi trẻ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay? Câu 2: (7 điểm) Anh/chị hãy phân tích vẻ đẹp nhân cách của tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm qua tác phẩm thơ sau: Một mai, một cuốc, một cần câu Thơ thẩn dầu ai vui thú nào? Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ Người khôn, người đến chốn lao xao. Thu ăn măng trúc, đông ăn giá Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao. Rượu, đến cuội cây, ta sẽ uống Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao. (Nhàn- tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm,Ngữ văn 10.Tập 1,trang 114.NXB GD.2005)
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM – THANG ĐIỂM Câu 1: (3 điểm) * Về hình thức và kỹ năng: - Thí sinh bám sát vào văn bản, vận dụng những kiến thức đã học để trả lời câu hỏi - Các câu trả lời phải thể hiện ở dạng văn bản (đoạn thơ). Nội dung các câu hỏi được trả lời độc lập. * Về nội dung: 1.Các từ ngữ: lầm chỗ, vô ý có hiệu quả nghệ thuật: thấy được sai lầm lớn của Mỵ Châu là vì tình yêu với Trọng Thuỷ mà quên đi trách nhiệm công dân, mất cảnh giác để gây ra thảm kịch lịch sử cho nước Âu Lạc. Đồng thời thể hiện niềm cảm thông của đời sau với hành động của nàng.(0.5 đ) 2.Qua đây có thể rút ra bài học: (1.0đ) +trách nhiệm của cá nhân, gắn bó với trách nhiệm cộng đồng. +giải quyết hài hòa giữa cái riêng với cái chung. +tinh thần cảnh giác với kẻ thù. 3.Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu : (1.5đ) -Nội dung: Thí sinh bày tỏ suy nghĩ : + Hiểu được tình hình đất nước hiện nay là đất nước hòa bình độc lập nhưng trong sự nhăm nhe xâm chiếm của giặc ngoại xâm. + Trách nhiệm của tuổi trẻ trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc: bảo vệ ranh giới, lãnh thổ quốc gia , cảnh giác với kẻ thù, học tập, lao động xây dựng đất nước, luôn giữ vững lập trường tư tưởng của Đảng và Nhà nước, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc + Phê phán và nêu hậu quả của một bộ phận giới trẻ thờ ơ, vô trách nhiệm với đất nước,có tư tưởng lệch lạc .
  3. II.Tập làm Văn I. Mở bài (0.5đ) - Giới thiệu về tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm một nhà Nho có kiến thức uyên thâm, tính tình cương trực, thẳng thắn, không màng danh lợi và từ quan về ở ẩn. Bài thơ nhà thuộc tập Bạch Vân quốc ngữ thi, thể hiện vẻ đẹp nhân cách của tác giả. II.Thân Bài: a) Vẻ đẹp qua lối sống, cách sinh hoạt (3đ) Phân tích câu 1+2 và 5+6 Hoàn cảnh sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm.(1+2) (1.5đ) - Mai, quốc, cần câu: Là những dụng cụ lao động cần thiết, quen thuộc của người nông dân. - Phép liệt kê kết hợp với số từ “một”: Gợi hình ảnh người nông dân đang điểm lại công cụ làm việc của mình và mọi thứ đã sẵn sàng. - Nhịp thơ 2-2-3 thong thả đều đặn → Cuộc sống ở quê nhà của Nguyễn Bỉnh Khiêm gắn bó với công việc nặng nhọc, vất vả, lam lũ của một lão canh điền. Nhưng tác giả rất yêu và tự hào về thú vui điền viên ấy - Trạng thái “thơ thẩn”: chăm chú vào công việc, tỉ mẩn → Tâm trạng hài lòng, vui vẻ cùng trạng thái ung dung, tự tại của nhà thơ. - Cụm từ phủ định “dầu ai vui thú nào”: Phủ nhận những thú vui mà người đời thường hay theo đuổi. ⇒ Hai câu thơ khái quát hoàn cảnh sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm ở quê nhà vất vả, lam lũ, mệt nhọc nhưng tâm hồn lúc nào cũng thư thái, thanh thản.
  4. ⇒ Tâm thế ung dung, tự tại, triết lí sống nhàn của ẩn sĩ “nhàn tâm”. Cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm ở chốn quê nhà.(5+6) (1.5đ) - Sự xuất hiện của bốn mùa: Xuân, hạ, thu, đông. - Cuộc sống gắn bó, hài hòa với tự nhiên của Nguyễn Bỉnh Khiêm - Việc ăn uống: Thu ăn măng trúc, đông ăn giá. - Là những món ăn thôn quê dân giã, giản dị thanh đạm và có nguồn gốc tự nhiên, tự cung tự cấp - Chuyện sinh hoạt: Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao - Thói quen sinh hoạt tự nhiên, thoải mái, có sự giao hòa, quấn quýt giữa con người với thiên nhiên. - Cách ngắt nhịp 4/3 nhịp nhàng, kết hợp với cách điệp cấu trúc câu. → Gợi sự tuần hoàn, nhịp nhàng thư thái, thong thả. ⇒ Hai câu thơ miêu tả bức tranh bốn mùa có cả cảnh đẹp, cả cảnh sinh hoạt của con người ⇒ Sự hài lòng về cuộc sống đạm bạc, giản dị, hòa hợp với tự thiên mà vẫn thanh cao, tự do thoải mái của Nguyễn Bỉnh Kiêm. b) Vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ qua câu 3+4 và 7+8 (3 đ) Quan niệm sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm (1.5đ) - Nghệ thuật đối: ta – người, dại – khôn: Nhấn mạnh quan niệm sống mang tính triết lí, thâm trầm của nhà thơ. - Nghệ thuật ẩn dụ: + “Nơi vắng vẻ”: Tượng trưng cho chốn yên tĩnh, thưa người,nhịp sống yên bình, êm ả. Ở đây ngụ ý chỉ chốn quê nhà
  5. + “Chốn lao xao”: Tượng trưng cho chốn ồn ào, đông đúc huyên náo, tấp nập, cuộc sống xô bồ, bon chen, giành giật, đố kị. Ở đây chỉ chốn quan trường. - Cách nói ngược: Ta dại – người khôn: + Ban đầu có vẻ hợp lí vì ở chốn quan trường mới đem lại cho con người tiền tài danh vọng, còn ở thôn dã cuộc sống vất vả, cực khổ. + Tuy nhiên, dại thực chất là khôn bởi ở nơi quê mùa con người mới được sống an nhiên, thanh thản. Khôn thực chất là dại bởi chốn quan trường con người không được sống là chính mình ⇒ Thể hiện quan niệm sống “lánh đục về trong” của Nguyễn Bỉnh Khiêm ⇒ Thái độ tự tin vào sự lựa chọn của bản thân và hóm hỉnh mỉa mai quan niệm sống bon chen của thiên hạ. Triết lí sống nhàn (1.5đ) - Sử dụng điển tích giấc mộng đêm hòe: Coi phú quý tựa như một giấc chiêm bao → Thể hiện sự tự thức tỉnh, tự cảnh tỉnh mình và đời, khuyên mọi người nên xem nhẹ vinh hoa phù phiếm. - Động từ “nhìn xem”: Tô đậm thế đứng cao hơn người đầy tự tin của Nguyễn Bỉnh Khiêm ⇒ Triết lí sống Nhàn: Biết từ bỏ những thứ vinh hoa phù phiếm vì đó chỉ là một giấc mông, khi con người nhắm mắt xuôi tay mọi thứ trử nên vô nghĩa, chỉ có tâm hồn, nhân cách mới tồn tại mãi mãi. ⇒ Thể hiện vẻ đẹp nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm: Coi khinh danh lợi, cốt cách thanh cao, tâm hồn trong sáng. III. Kết bài (0.5đ) - Khẳng định lại vấn đề:nhân cách của NBK sáng mãi và tư tưởng tiến bộ - Thể hiện những cảm nhận của mình về bài thơ: Là bài thơ hay, giàu ý nghĩa.