Đề thi lần 2 môn Hóa học Lớp 11- Mã đề 004 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Kim Liên

pdf 5 trang thungat 2080
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi lần 2 môn Hóa học Lớp 11- Mã đề 004 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Kim Liên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_thi_lan_2_mon_hoa_hoc_lop_11_ma_de_004_nam_hoc_2019_2020.pdf

Nội dung text: Đề thi lần 2 môn Hóa học Lớp 11- Mã đề 004 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Kim Liên

  1. TRƯỜNG THPT KIM LIÊN LẦN 2 MÔN THI : HÓA HỌC NĂM HỌC : 2019 - 2020 ( Thời gian làm bài : 90 phút ) NGUYỄN CÔNG HUY Thí sinh không được phép sử dụng tài liệu ĐỀ CHÍNH THỨC ( Đề thi gồm có 05 trang ) MÃ ĐỀ THI : 004 HỌ VÀ TÊN THÍ SINH SỐ BÁO DANH Câu 41: Tác dụng chủ yếu gây mưa axit là A. CO và CH4. B. SO2 và NO2. C. CO và CO2. D. CH4 và NH3. Câu 42: Để điều chế etyl axetat trong phòng thí nghiệm, người ta lắp dụng cụ như hình vẽ sau: Hóa chất được cho vào bình 1 trong thí nghiệm trên là A. CH3COOH, CH3OH và H2SO4 đặc. B. CH3COOH, C2H5OH và H2SO4 đặc. C. CH3COOH và CH3OH. D. CH3COOH và C2H5OH. Câu 43: Hỗn hợp X gồm meatn, propen và isopren. Đốt cháy hoàn toàn 15,0 gam X cần vừa đủ 36,96 lít O2 (đktc). Mặt khác, a mol X phản ứng tối đa với 0,1 mol brom. Giá trị của a là A. 0,15. B. 0,20. C. 0,30. D. 0,10. Câu 44: Cặp chất nào sau đây có khả năng làm mềm nước cứng có độ cứng tạm thời? A. H2SO4, Na3PO4. B. CaSO4, MgCl2. C. HCl, Ca(OH)2. D. Ca(OH)2, Na2CO3. Câu 45: Xà phòng hóa hoàn toàn 17,24 gam một triglixerit cần vừa đủ 0,06 mol NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được khối lượng xà phòng là A. 16,68 gam. B. 17,80 gam. C. 18,38 gam. D. 18,24 gam. Câu 46: Dãy gồm các chất đều không tham gia phản ứng tráng bạc là A. Saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ. B. Anđehit axetic, fructozơ, xenlulozơ. C. Fructozơ, tinh bột, anđehit fomic. D. Axit fomic, anđehit fomic, glucozơ. Câu 47: Bằng phương pháp lên men từ các nông sản chứa nhiều tinh bột (gạo, ngô, ) người ta thu được ancol etylic. Để tách ancol etylic ra khỏi dung dịch người ta dùng phương pháp nào sau đây? A. Lọc. B. Chưng cất. C. Chiết. D. Cô cạn. Câu 48: Thực hiện các thí nghiệm sau: (1) Thả một viên Fe vào dung dịch HCl. (2) Thả một viên Fe vào dung dịch FeCl3. (3) Thả một Fe vào dung dịch Cu(NO3)2. (4) Đốt một dây Fe trong bình kín chứa đầy khí O2. (5) Nối một dây Ni với một dây Fe rồi để trong không khí ẩm. Số đt : 0818484770 – ĐC : Số nhà 19A ngõ 224 Trung Kính , Cầu Giấy . Hà Nội
  2. (6) Thả một viên Fe vào dung dịch chứa đồng thời CuSO4 và H2SO4 loãng. Số thí nghiệm mà Fe bị ăn mòn điện hóa học là A. 5. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 49: Dung dịch muối nào dưới đây có môi trường bazơ? A. Na2CO3. B. (NH4)2SO4. C. NaNO3. D. NaCl. Câu 50: Trong phân tử glucozơ và fructozơ đều có nhóm chức A. -NH2. B. -OH. C. -CHO. D. -COOH. Câu 51: Cho dãy các chất: Al, Al(OH)3, Zn(OH)2, NaHCO3, Na2SO4. Số chất trong dãy vừa phản ứng với dung dịch HCl, vừa phản ứng được với dung dịch NaOH là A. 5. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 52: Từ phương pháp ion thu gọn sau: Cu + 2Ag+ → Cu2+ + 2Ag. Kết luận nào dưới đây không đúng? A. Cu2+ có tính oxi hóa mạnh hơn Ag+. B. Ag+ có tính oxi hóa mạnh hơn Cu2+. C. Cu có tính khử mạnh hơn Ag. D. Cu bị oxi hóa bởi ion Ag+. Câu 53: Cho một luồng khí CO đi qua ống sứ đựng m gam Fe2O3 nung nóng, sau một thời gian thu được 13,92 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3. Hòa tan hết X bằng HNO3 đặc nóng được 5,824 lít NO2 (đktc). Giá trị của m là A. 8 gam. B. 4 gam. C. 16 gam. D. 20 gam. Câu 54: Chất bị thủy phân trong môi trường kiềm là A. Gly-Ala-Gly. B. polietilen. C. saccarozơ. D. tinh bột. Câu 55: Cho 9,85 gam hỗn hợp gồm hai amin no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng vừa đủ với 250 ml dung dịch HCl 1M. Công thức phân tử của hai amin lần lượt là A. CH5N và C3H9N. B. C2H7N và C3H9N. C. CH5N và C2H7N. D. C3H9N và C4H11N. Câu 56: Hỗn hợp X gồm Al, Fe2O3, Cu có số mol bằng nhau. Hỗn hợp X tan hoàn toàn trong A. Dung dịch NaOH dư. B. Dung dịch NH3. C. Dung dịch HCl dư. D. Dung dịch AgNO3 dư. Câu 57: Quá trình nào sau đây, ion Na+ bị khử? A. Điện phân NaCl nóng chảy. B. Dung dịch Na2CO3 tác dụng với dung dịch HCl. C. Dung dịch NaOH tác dụng với dung dịch HCl. D. Dung dịch NaCl tác dụng với dung dịch AgNO3. Câu 58: Hòa tan Fe vào dung dịch AgNO3 dư, dung dịch thu được chứa chất nào sau đây? A. Fe(NO3)3. B. Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, AgNO3. C. Fe(NO3)2. D. Fe(NO3)3, AgNO3. Câu 59: Hợp chất X có công thức cấu tạo: CH3CH2COOCH3. Tên gọi của X là A. propyl axetat. B. metyl propionat. C. etyl axetat. D. metyl axetat. Câu 60: Anilin là nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp nhuộm (phẩm azo, đen anilin ), polime (nhựa anilin-fomanđehit ), dược phẩm (strepoxit, sunfaguaidin ). Công thức hóa học của anilin là A. C6H5NH2. B. C6H5OH. C. CH3-CH(NH2)-COOH. D. C6H5NO2. Câu 61: Trong các loại tơ sau đây, tơ nào là tơ nhân tạo? A. Nilon-6,6. B. Tơ visco. C. Tơ capron. D. Tơ tằm. Số đt : 0818484770 – ĐC : Số nhà 19A ngõ 224 Trung Kính , Cầu Giấy . Hà Nội
  3. Câu 62: Cho tyrosin HO-C6H4-CH2-CH(NH2)-COOH (-C6H4- là vòng thơm) lần lượt phản ứng với các chất sau: HCl, NaOH, nước brom, CH3OH/HCl (hơi bão hòa). Số trường hợp xảy ra phản ứng là A. 2. B. 4. C. 3. D. 1. Câu 63: Cho hỗn hợp gồm 2,7 gam Al và 5,6 gam Fe vào 550 ml dung dịch AgNO3 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là A. 32,4. B. 54. C. 64,8. D. 59,4. Câu 64: Phân bón nào sau đây làm tăng độ chua của đất? A. K2CO3. B. NaNO3. C. NH4NO3. D. KCl. Câu 65: Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào dung dịch hỗn hợp Na2SO4 và Al2(SO4)3, đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc khối lượng kết tủa theo số mol Ba(OH)2 như hình vẽ: Giá trị của m là A. 73,02. B. 74,58. C. 77,5. D. 82,38. Câu 66: Kết quả thí nghiệm của các hợp chất hữu cơ A, B, C, D, E như sau: Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng A Dung dịch AgNO3/ NH3 đun nóng Kết tủa Ag trắng sáng B Cu(OH)2 trong môi trường kiềm, đun nóng Kết tủa Cu2O đỏ gạch C Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường Dung dịch xanh nhạt D Nước Br2 Mất màu nước Br2 E Quỳ tím Quỳ tím hóa xanh Các chất A, B, C, D, E lần lượt là A. Metanal, metyl fomat, axit metaonic, metyl amin, glucozơ. B. Etanal, axit etanoic, metyl axetat, phenol, etyl amin. C. Metanal, glucozơ, axit metaonic, fructozơ, metyl amin. D. Metyl fomat, etanal, axit metanoic, glucozơ, metyl amin. Câu 67: Cho các phản ứng: 1. Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch NaAlO2. 2. Cho dung dịch NH3 dư vào dung dịch Al2(SO4)3. 3. Hòa tan Al2O3 vào H2O. 4. Dẫn CO2 dư vào dung dịch NaAlO2. 5. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch AlCl3. 6. Cho dung dịch Na2CO3 tác dụng với dung dịch AlCl3. Các phản ứng tạo Al(OH)3 là A. 2, 4. B. 1, 2, 5. C. 2, 3, 4. D. 2, 4, 6. Câu 68: Điện phân 150 ml dung dịch AgNO3 1M với điện cực trơ trong t giờ, cường độ dòng điện không đổi Số đt : 0818484770 – ĐC : Số nhà 19A ngõ 224 Trung Kính , Cầu Giấy . Hà Nội
  4. 2,68A (hiệu suất quá trình điện phân là 100%), thu được chất rắn X, dung dịch Y và khí Z. Cho 12,6 gam Fe vào Y, sau khi các phản ứng kết thúc thu được 14,5 gam hỗn hợp kim loại và khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị của t là A. 0,8. B. 1,0. C. 1,2. D. 0,3. Câu 69: Cho các phát biểu sau: (1) Fe trong gang và thép bị ăn mòn điện hóa trong không khí ẩm. (2) Nước để lâu ngoài không khí có pH < 7. (3) Điều chế poli (etylen terephtalat) có thể thực hiện bằng phản ứng trùng hợp hoặc trùng ngưng. (4) Axit nitric được dùng để sản xuất thuốc nổ TNT, sản xuất thuốc nhuộm, dược phẩm. (5) Nitơ lỏng dùng để bảo quản máu và các mẫu sinh học khác. o (6) Triolein tác dụng được với H2 (xúc tác Ni, t ), dung dịch Br2, Cu(OH)2. (7) Photpho dùng để sản xuất brom, đạn cháy, đạn khói. (8) Xăng E5 là xăng sinh học được pha 5% bio-ethanol (sản xuất chủ yếu từ lương thực như ngô, sắn, ngủ cốc và củ cải đường), 95% còn lại xăng Ron A92 “truyền thống”. Số phát biểu đúng là A. 5. B. 7. C. 6. D. 8. Câu 70: Hỗn hợp X gồm HCHO, CH3COOH, HCOOCH3 và CH3-CH(OH)-COOH. Đốt cháy hoàn toàn X cần V lít O2 (đktc), hấp thụ hết sản phẩm cháy vào một lượng dư nước vôi trong thu được 50 gam kết tủa. Giá trị của V là A. 11,2 lít. B. 16,8 lít. C. 8,40 lít. D. 7,84 lít. Câu 71: Hỗn hợp A gồm hai anđehit X, Y đều mạch hở, đơn chức (X, Y có không quá 4 nguyên tử C trong phân tử). Đốt cháy hoàn toàn 0,03 mol A thu được 0,05 mol CO2 và 0,03 mol H2O. Nếu lấy 0,3 mol A cho tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư, đun nóng thì xuất hiện m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 127,4 gam. B. 86,4 gam. C. 108 gam. D. 12,74 gam. Câu 72. Lên men a gam glucozơ, cho toàn bộ lượng CO2 sinh ra hấp thụ vào dung dịch nước vôi trong tạo thành 20 gam kết tủa. Khối lượng dung dịch sau phản ứng giảm 6,8 gam so với ban đầu. Biết hiệu suất quá trình lên men là 90%. Giá tị của a là A. 30 gam. B. 20 gam. C. 3 gam. D. 2 gam. Câu 73. Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Cho Cu vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư (b) Cho dung dịch FeCl2 vào dung dịch AgNO3 dư. (c) Dẫn khí H2 dư qua Fe2O3 nung nóng. (d) Cho Zn vào dung dịch AgNO3 (e) Nung hỗn hợp gồm Al và CuO (không có không khí) (g) Điện phân nóng chảy NaCl với điện cực trơ. Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được kim loại là: A. 5. B. 3. C. 2. D. 4. Câu 74. Phương trình hóa học nào sau đây sai? A. Zn + 2CrCl3 → ZnCl2 + 2CrCl2. B. Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2O. t0 C. 2Cu + O2 + 2H2SO3 (loãng) → 2CuSO4 + 2H2O. D. MgO + H2 Mg + H2O Số đt : 0818484770 – ĐC : Số nhà 19A ngõ 224 Trung Kính , Cầu Giấy . Hà Nội
  5. Câu 75. Một oligopeptit X được tạo thành từ glyxin, alanin, valin. Thủy phân X trong 500 ml dung dịch H2SO4 1M thu được dung dịch Y, cô cạn dung dịch Y thu được hỗn hợp Z có chứa các đipeptit, tripeptit, tetrapeptit, pentapeptit và các amino axit tương ứng. Đốt cháy một nửa lượng hỗn hợp Z bằng không khí vùa đủ, hấp thụ sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ba(OH)2 dư thì thấy khối lượng bình tăng 74,225 gam, khối lượng dung dịch giảm 161,19 gam, đồng thời thoát ra 139,608 lít khí (đktc). Mặt khác, khi cho dung dịch Y tác dụng hết với V lít dung dịch KOH 2M đun nóng (biết khối lượng KOH dùng dư 20% so với lượng cần thiết), rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được khối lượng chất rắn có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 210 gam. B. 184 gam. C. 204 gam. D. 198 gam. Câu 76. X, Y (MX < MY) là hai axit kế tiếp thuộc cùng dãy đồng đẳng của axit fomic, Z là este hai chức tạo bởi X, Y và ancol T. Đốt cháy hoàn toàn 12,52 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z, T (đều mạch hở) cần dùng 8,288 lít O2 (đktc) thu được 7,2 gam nước. Mặt khác, 12,52 gam E phản ứng vừa đủ với 380 ml dung dịch NaOH 0,5M đun nóng. Biết rằng ở điều kiện thường, ancol T không tác dụng được với Cu(OH)2. Phần trăm số mol của X có trong hỗn hợp E là A. 50%. B. 75%. C. 60%. D. 70%. Câu 77. Hòa tan hết 8,72 gam hỗn hợp FeS2, FeS và Cu vào 400 ml dung dịch HNO3 4M, sản phẩm thu được gồm dung dịch X và một chất khí thoát ra. Nếu cho dung dịch BaCl2 dư vào dung dịch X thì thu được 27,96 gam kết tủa. Còn nếu cho Ba(OH)2 dư vào dung dịch X thì thu được 36,92 gam kết tủa. Mặt khác, dung dịch X có khả năng hòa tan tối đa m gam Cu. Biết trong các quá trình trên, sản phẩm khử duy nhất của N+5 đều là NO. Giá trị của m là A. 9,92. B. 15,68. C. 32,96. D. 30,72. Câu 78. Hỗn hợp X gồm hai chất lỏng có công thức phân tử là C3H12N2O3 và C2H8N2O3. Cho 3,40 gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH (đun nóng), thu được dung dịch Y chỉ gồm các chất vô cơ và 0,04 mol hỗn hợp 2 chất hữu cơ đơn chức (đều làm xanh quỳ tím ẩm). Cô cạn dung dịch Y, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là A. 2,97. B. 2,76. C. 3,12. D. 3,36. Câu 79. Hỗn hợp X gồm 8,1 gam Al và 16 gam Fe2O3. Nung hỗn hợp X ở nhiệt độ cao, trong điều kiện không có không khí, sau một thời gian phản ưungs thu được hỗn hợp chất rắn Y. Hòa tan Y trong dung dịch HCl (dư), thu được dung dịch Z và V (lít) khí H2 (đktc). Cô cạn Z thu được 66,87 gam muối khan. Giá trị của V là A. 8,4. B. 8,288. C. 7,84. D. 6,72. Câu 80. Cho 19,84 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4 và Fe vào dung dịch HNO3, sau khi phản ứng kết thúc được dung dịch A và 4,704 lít khí NO (là sản phẩm khử duy nhất của N+5, ở đktc). Cô cạn cẩn thận A thì thu được 71,89 gam muối khan. Thành phần phần trăm khối lượng Fe2O3 trong X có giá trị gần nhất với: A. 35%. B. 50%. C. 53%. D. 47%. HẾT 5