Đề thi môn Địa lý - Kỳ thi khảo sát kiến thức THPT lần 2 - Mã đề 522 - Năm học 2017-2018 - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc

doc 4 trang thungat 4320
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi môn Địa lý - Kỳ thi khảo sát kiến thức THPT lần 2 - Mã đề 522 - Năm học 2017-2018 - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_mon_dia_ly_ky_thi_khao_sat_kien_thuc_thpt_lan_2_ma_de.doc

Nội dung text: Đề thi môn Địa lý - Kỳ thi khảo sát kiến thức THPT lần 2 - Mã đề 522 - Năm học 2017-2018 - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc

  1. SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC KỲ KHẢO SÁT KIẾN THỨC THPT LẦN 2 NĂM HỌC 2017-2018 MÔN: ĐỊA LÍ ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Mã đề thi: 522 Câu 41: Tác động mạnh của quá trình đô thị hóa tới sự phát triển kinh tế nước ta là A. làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế. B. gây sức ép đến môi trường đô thị. C. tăng thu nhập cho người dân. D. tạo việc làm cho người lao động. Câu 42: Bốn trụ cột của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại là A. công nghệ sinh học, công nghệ hóa học, công nghệ năng lượng, công nghệ vật liệu. B. công nghệ tự động hóa, công nghệ vật liệu, công nghệ năng lượng, công nghệ điện tử. C. công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu, công nghệ sinh học, công nghệ năng lượng. D. công nghệ hóa học, công nghệ điện tử, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin. Câu 43: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết tỉnh nào sau đây ở vùng Đông Nam Bộ có GDP bình quân tính theo đầu người năm 2007 thấp nhất? A. Đồng Nai. B. Tây Ninh. C. Bình Phước. D. Bình Dương. Câu 44: Phát biểu nào sau đây không phải là đặc điểm của liên kết vùng châu Âu? A. Có thể hình thành ở vùng biên giới giữa một nước EU với một nước ngoài EU. B. Là nơi thực hiện các dự án chung về kinh tế - xã hội, an ninh vùng biên giới. C. Là nơi xây dựng các tuyến phòng thủ, ngăn người di cư từ bên ngoài vào EU. D. Được hình thành dựa trên cơ sở tự nguyện của nhân dân vùng biên giới. Câu 45: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, hãy cho biết tỉnh nào sau đây không tiếp giáp với Lào? A. Gia Lai. B. Quảng Nam. C. Nghệ An. D. Điện Biên. Câu 46: Dân cư Hoa Kì không có đặc điểm nào sau đây? A. Tỉ lệ trong độ tuổi lao động cao, tỉ lệ người già nhiều. B. Dân bản địa chiếm phần lớn dân số, phân bố chủ yếu ở phía Tây. C. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên thấp, tỉ lệ gia tăng cơ học cao. D. Tỉ lệ dưới độ tuổi lao động thấp, tỉ lệ trong độ tuổi lao động cao. Câu 47: Phát biểu nào sau đây là đặc điểm kinh tế - xã hội của các nước đang phát triển? A. GDP bình quân đầu người thấp, chỉ số HDI ở mức thấp, nợ nước ngoài nhiều. B. Năng suất lao động xã hội cao, chỉ số HDI ở mức thấp, nợ nước ngoài nhiều. C. GDP bình quân đầu người thấp, chỉ số HDI ở mức cao, nợ nước ngoài nhiều. D. GDP bình quân đầu người cao, chỉ số HDI ở mức thấp, nợ nước ngoài nhiều. Câu 48: Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi ở nước ta có đặc điểm là A. không có tháng nào nhiệt độ dưới 25°C. B. các tháng đều có nhiệt độ trên 28°C. C. không có tháng nào nhiệt độ trên 25°C. D. chỉ có 2 tháng nhiệt độ trên 25°C. Câu 49: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, hãy cho biết nhà máy thủy điện Thác Mơ thuộc tỉnh nào sau đây? A. Đồng Nai. B. Đắk Nông. C. Tây Ninh. D. Bình Phước. Câu 50: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, hãy cho biết đất trồng cây lương thực, thực phẩm và cây hàng năm chiếm phần lớn diện tích của những vùng nào sau đây? A. Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ. B. Đồng bằng sông Cửu Long, Bắc Trung Bộ. C. Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải Nam Trung Bộ. D. Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng. Câu 51: Đặc điểm nào sau đây không đúng về dân cư - xã hội của phần lớn các nước Đông Nam Á hiện nay? A. Lao động có chuyên môn kĩ thuật chiếm tỉ lệ lớn. B. Dân cư tập trung đông ở các đồng bằng châu thổ. C. Dân số đông, cơ cấu dân số trẻ. D. Có nhiều nét tương đồng về phong tục, tập quán và sinh hoạt văn hóa. Câu 52: Vùng sản xuất nông sản cây ăn quả và củ cải đường chủ yếu của Nhật Bản là A. đảo Xi-cô-cư. B. đảo Kiu-xiu. C. đảo Hô-cai-đô. D. đảo Hôn-su. Câu 53: Cho biểu đồ về giá trị hàng xuất khẩu của nước ta năm 2000 và năm 2012 Trang 1/4 - Mã đề thi 522
  2. 24.1 Hàng CN nặng và khoáng sản 35.6 29 37.2 Hàng công nghiệp nhẹ và TTCN 33.8 Hàng nông, lâm, thủy sản 40.3 Năm 2000 Năm 2012 Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây? A. Quy mô và cơ cấu giá trị hàng xuất khẩu của nước ta. B. Giá trị hàng xuất khẩu của nước ta. C. Sự thay đổi giá trị hàng xuất khẩu của nước ta. D. Tốc độ tăng trưởng giá trị hàng xuất khẩu của nước ta. Câu 54: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, cho biết vườn quốc nào sau đây không thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng? A. Xuân Thủy. B. Cát Bà. C. Ba Vì. D. Ba Bể. Câu 55: Phát biểu nào sau đây không đúng với vùng Đông Nam Bộ? A. Giá trị sản lượng nông nghiệp lớn nhất cả nước. B. Nền kinh tế hàng hóa sớm phát triển. C. Cơ cấu kinh tế tiến bộ nhất cả nước. D. Giá trị sản lượng công nghiệp lớn nhất cả nước. Câu 56: Tỉnh trọng điểm nghề cá ở Bắc Trung Bộ hiện nay là A. Hà Tĩnh. B. Thừa Thiên - Huế. C. Nghệ An. D. Thanh Hóa. Câu 57: Phần lãnh thổ phía Bắc của Liên bang Nga có khí hậu chính là A. khí hậu ôn đới. B. khí hậu cực. C. khí hậu cận nhiệt. D. khí hậu cận cực. Câu 58: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết tỉnh nào sau đây có mật độ dân số thấp nhất? A. Hà Tĩnh. B. Đắk Nông. C. Hà Giang. D. Thái Bình. Câu 59: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, cho biết thành phố trực thuộc Trung ương nào dưới đây có số dân lớn nhất nước ta? A. Hà Nội. B. Hải Phòng. C. Đà Nẵng. D. Thành phố Hồ Chí Minh. Câu 60: Yếu tố quyết định tạo nên tính phân bậc của địa hình Việt Nam là A. sự xuất hiện khá sớm của con người. B. vị trí địa lí giáp Biển Đông. C. tác động của vận động Tân kiến tạo. D. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Câu 61: Nguyên nhân chủ yếu gây ngập lụt ở Đồng bằng sông Cửu Long là do A. mặt đất thấp, xung quanh có nhiều đê. B. mật độ dân cư và xây dựng cao. C. mưa lớn kết hợp với triều cường. D. mưa lớn và lũ nguồn về. Câu 62: Cho bảng số liệu: DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG LÚA GẠO CỦA NHẬT BẢN, GIAI ĐOẠN 1985 - 2004 Năm 1985 1995 2000 2004 Diện tích (nghìn ha) 2342 2188 1770 1650 Sản lượng (nghìn tấn) 14578 13435 11868 11400 Căn cứ vào bảng số liệu trên, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về tình hình sản xuất lúa gạo ở Nhật Bản giai đoạn 1985 - 2004? A. Năng suất lúa gạo của Nhật Bản năm 2004 đạt 61, 9 tạ/ha. B. Diện tích lúa gạo giảm nhanh hơn sản lượng lúa gạo. C. Diện tích lúa gạo giảm chậm hơn sản lượng lúa gạo. D. Diện tích lúa gạo giảm, sản lượng lúa gạo tăng. Câu 63: Phương hướng quan trọng nhất để phát huy thế mạnh của nền nông nghiệp nhiệt đới ở nước ta là A. mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản trong nước. B. tăng cường chăn nuôi gia súc lớn. C. đẩy mạnh công nghiệp chế biến nông sản. D. đẩy mạnh sản xuất nông sản xuất khẩu. Câu 64: Hoạt động nội thương của nước ta phát triển nhộn nhịp từ thập niên 90 của thế kỷ XX đến nay chủ yếu là do Trang 2/4 - Mã đề thi 522
  3. A. tác động của thị trường nước ngoài. B. cơ chế quản lí thay đổi. C. nhu cầu tiêu dùng của người dân cao. D. sự đa dạng của các mặt hàng. Câu 65: Với diện tích 9, 6 triệu km 2, dân số 1, 3 tỉ người năm 2005 thì mật độ dân số trung bình của Trung Quốc năm 2005 là bao nhiêu (người/km2)? A. 783. B. 135. C. 153. D. 738. Câu 66: Năng suất lúa cả năm của nước ta có xu hướng tăng chủ yếu do A. áp dụng rộng rãi các mô hình quảng canh. B. đẩy mạnh thâm canh. C. mở rộng diện tích canh tác. D. đẩy mạnh xen canh, tăng vụ. Câu 67: Cho biểu đồ: SẢN LƯỢNG THAN, DẦU THÔ VÀ ĐIỆN CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 1995 - 2014 Triệu tấn Tỉ KWh 50 141,3 150 41,1 40 120 34,1 30 90 18,5 20 16,3 17,4 60 11,6 52,1 10 8,4 7,6 30 26,7 14,7 0 0 1995 2000 2005 2014 Năm Than Dầu thô Điện Căn cứ vào biểu đồ trên, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về sản lượng than, dầu thô, điện của nước ta, giai đoạn 1995 - 2014? A. Điện tăng liên tục và nhanh nhất. B. Than tăng nhanh hơn dầu thô. C. Dầu thô tăng nhanh hơn than. D. Dầu thô giai đoạn 2005 - 2014 giảm. Câu 68: Vai trò quan trọng của công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm đối với nông nghiệp không phải là A. góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. B. tăng chất lượng các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản. C. thúc đẩy việc sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp. D. tăng yếu tố rủi ro trên thị trường tiêu thụ nông sản. Câu 69: Ý nghĩa quan trọng nhất của các đảo và quần đảo đối với an ninh quốc phòng nước ta là A. nguồn lợi sinh vật biển phong phú. B. thuận lợi phát triển giao thông vận tải biển. C. hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền. D. có nhiều thế mạnh phát triển du lịch. Câu 70: Khó khăn nào sau đây đã được khắc phục đối với ngành chăn nuôi nước ta? A. Cơ sở thức ăn cho chăn nuôi không được đảm bảo. B. Dịch bệnh hại gia súc, gia cầm đe dọa trên diện rộng. C. Giống gia súc, gia cầm cho năng suất cao còn ít. D. Hiệu quả chăn nuôi chưa thật cao và chưa ổn định. Câu 71: Sự đa dạng về dân tộc của hầu hết các nước Đông Nam Á không có tác động nào sau đây về mặt văn hóa, xã hội? A. Sự năng động trong lối sống của dân cư. B. Sự phức tạp trong đời sống chính trị, tôn giáo. C. Sự thuần nhất trong ngôn ngữ, phong tục tập quán. D. Sự đa dạng, độc đáo trong sinh hoạt. Câu 72: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về hoạt động của bão ở nước ta? A. Thời gian hoạt động của bão từ tháng 6 đến tháng 12. B. Mùa bão chậm dần từ Bắc vào Nam. C. Tháng có tần suất bão lớn nhất là tháng 10. D. Bão đổ bộ nhiều nhất vào vùng Bắc Trung Bộ. Câu 73: Cho bảng số liệu: GIÁ TRỊ XUẤT, NHẬP KHẨU CỦA TRUNG QUỐC, GIAI ĐOẠN 1985- 2010 Trang 3/4 - Mã đề thi 522
  4. (Đơn vị: tỉ USD) Năm 1985 1990 1995 2000 2005 2008 2010 Xuất khẩu 27,4 62,1 148,8 249,2 762,0 1430,7 1577,8 Nhập khẩu 42,3 53,3 132,1 225,1 660,0 1132,6 1396,2 Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về tình hình xuất, nhập khẩu của Trung Quốc, giai đoạn 1985 - 2010? A. Cán cân xuất nhập khẩu luôn dương (xuất siêu). B. Giá trị xuất khẩu tăng nhanh hơn nhập khẩu. C. Giá trị xuất khẩu và nhập khẩu tăng liên tục. D. Cán cân xuất nhập khẩu luôn âm (nhập siêu). Câu 74: Phải đặt ra vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng chủ yếu do A. sức ép dân số đối với kinh tế - xã hội và môi trường. B. cơ cấu kinh tế theo ngành của vùng chưa hợp lí. C. tài nguyên thiên nhiên của vùng không thật phong phú. D. đây là vùng có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế. Câu 75: Tây Nguyên và Trung du miền núi Bắc Bộ đều có thế mạnh nổi bật để phát triển A. công nghiệp khai thác quặng sắt. B. khai thác và chế biến lâm sản. C. công nghiệp thủy điện. D. các nông sản cận nhiệt, ôn đới. Câu 76: Toàn cầu hóa kinh tế được hình thành chủ yếu do A. thương mại quốc tế phát triển mạnh. B. tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại. C. sự mở rộng phân công lao động quốc tế. D. đầu tư nước ngoài tăng nhanh. Câu 77: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết nhận xét nào sau đây đúng với sản xuất nông nghiệp của nước ta? A. Tỉ trọng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi tăng liên tục từ năm 2000 đến năm 2007. B. Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng có diện tích cây công nghiệp lâu năm lớn nhất cả nước. C. Lúa được trồng chủ yếu ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long. D. Diện tích và sản lượng lúa tăng liên tục từ năm 2000 đến năm 2007. Câu 78: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng với tháp dân số của nước ta? A. Tỉ lệ người trên 65 tuổi năm 2007 ít hơn năm 1999. B. Tỉ lệ người từ 0 – 14 tuổi năm 1999 nhiều hơn năm 2007. C. Cơ cấu dân số nước ta đang có xu hướng già hóa. D. Cơ cấu dân số của tháp dân số năm 1999 là dân số trẻ. Câu 79: Cho bảng số liệu: DIỆN TÍCH CÂY CÔNG NGHIỆP NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2005 - 2015 (Đơn vị: nghìn ha) Năm 2005 2010 2012 2015 Tổng diện tích 2495,1 2808,1 2952,7 2827,3 Cây công nghiệp hàng năm 861,5 797,6 729,9 676,8 Cây công nghiệp lâu năm 1633,6 2010,5 2222,8 2150,5 Để thể hiện diện tích cây công nghiệp ở nước ta giai đoạn 2005 - 2015, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất? A. Kết hợp. B. Đường. C. Cột. D. Miền. Câu 80: Những trung tâm công nghiệp nào sau đây được xếp vào nhóm trung tâm công nghiệp có ý nghĩa vùng? A. Đà Nẵng, Huế, Hà Nội. B. TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Vũng Tàu. C. Hải Phòng, Hà Nội, Nha Trang. D. Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ. HẾT Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam do NXB Giáo dục phát hành. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm Trang 4/4 - Mã đề thi 522