Đề thi môn Giáo dục công dân - Kỳ thi khảo sát kiến thức THPT lần 2 - Mã đề 508 - Năm học 2017-2018 - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc

doc 4 trang thungat 3810
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi môn Giáo dục công dân - Kỳ thi khảo sát kiến thức THPT lần 2 - Mã đề 508 - Năm học 2017-2018 - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_mon_giao_duc_cong_dan_ky_thi_khao_sat_kien_thuc_thpt.doc

Nội dung text: Đề thi môn Giáo dục công dân - Kỳ thi khảo sát kiến thức THPT lần 2 - Mã đề 508 - Năm học 2017-2018 - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc

  1. SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC KỲ KHẢO SÁT KIẾN THỨC THPT LẦN 2 NĂM HỌC 2017-2018 MÔN: GDCD ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian giao đề (Đề thi có 04 trang) Mã đề thi 508 Câu 81: Nội dung nào sau đây không thể hiện bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân? A. Trong thời bình chỉ các bạn nam phải đăng kí nghĩa vụ quân sự. B. Bạn Q được cộng điểm ưu tiên vì là người dân tộc thiểu số. C. Trong lớp có bạn P được miễn học phí vì là con hộ nghèo. D. Chị L được xét tuyển vào công ti vì là cháu giám đốc. Câu 82: Chủ thể có quyền khiếu nại là A. chỉ có các cá nhân. B. người có thẩm quyền. C. người phải đủ 18 tuổi trở lên. D. cá nhân hoặc tổ chức. Câu 83: Các quy định về giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo là nội dung của pháp luật thuộc lĩnh vực A. chính trị. B. xã hội. C. văn hóa. D. kinh tế. Câu 84: Theo yêu cầu của quy luật giá trị, việc trao đổi hàng hóa phải dựa trên nguyên tắc A. cân đối. B. cân bằng. C. ngang bằng. D. ngang giá. Câu 85: Để bảo vệ môi trường, hành vi nào sau đây bị nghiêm cấm? A. Bồi thường thiệt hại theo quy định. B. Khắc phục sự cố môi trường. C. Tự chôn lấp chất phóng xạ. D. Bảo tồn tài nguyên thiên nhiên. Câu 86: Một trong các nghĩa vụ của người kinh doanh là A. đảm bảo tăng trưởng kinh tế đất nước. B. giữ gìn bản sắc văn hóa địa phương. C. bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. D. làm giảm tình trạng buôn lậu. Câu 87: Mọi doanh nghiệp đều được hợp tác và cạnh tranh lành mạnh là biểu hiện quyền bình đẳng trong A. kinh doanh. B. xã hội. C. hợp tác. D. lao động. Câu 88: Khẳng định nào sau đây là đúng với quy định của pháp luật về tôn giáo ở nước ta? A. Công dân thuộc tôn giáo khác nhau phải tôn trọng nhau. B. Công dân không được từ bỏ tôn giáo của mình. C. Công dân không được tham gia các tổ chức tôn giáo. D. Công dân cần bảo vệ tôn giáo trong mọi trường hợp. Câu 89: Quan điểm nào sau đây là đúng khi nói về nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay? A. Phát triển mạnh mẽ quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. B. Xây dựng một nền kinh tế tri thức toàn diện gắn với tự động hóa. C. Xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lí, hiện đại và hiệu quả. D. Chuyển nhanh từ kinh tế nông nghiệp sang công nghiệp. Câu 90: Chủ động tạo ra mối quan hệ quốc tế thuận lợi để đưa nước ta hội nhập với thế giới là nội dung thuộc A. nhiệm vụ của chính sách đối ngoại. B. vai trò của chính sách đối ngoại C. phương hướng của chính sách đối ngoại. D. nguyên tắc của chính sách đối ngoại. Câu 91: Sự tồn tại đan xen và đấu tranh với nhau giữa những yếu tố của xã hội cũ và xã hội mới là đặc điểm nổi bật của A. thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội. B. thời kì hòa bình. C. thời kì quá độ. D. thời kì công nghiệp hóa. Câu 92: Thực hiện pháp luật là hành vi A. thiện chí của các cá nhân, tổ chức. B. tự giác của mọi tổ chức xã hội. C. hợp pháp của các cá nhân, tổ chức. D. tự nguyện của mọi công dân. Câu 93: Một trong những biểu hiện của bình đẳng về quyền và nghĩa vụ là A. mọi người đều có quyền được ưu tiên như nhau. B. quyền và nghĩa vụ công dân là một thể thống nhất. C. trong mọi hoàn cảnh ai cũng có quyền và nghĩa vụ như nhau. D. quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ công dân. Trang 1/4 - Mã đề thi 508
  2. Câu 94: Theo nội dung quy luật cung - cầu, giá cả thị trường thường cao hơn giá trị hàng hóa trong sản xuất khi A. cung lớn hơn cầu. B. cung bằng cầu. C. cung nhỏ hơn cầu. D. cầu giảm, cung tăng. Câu 95: Hiến pháp và Luật Giáo dục đều quy định công dân có quyền và nghĩa vụ học tập. Điều đó phản ánh đặc trưng nào sau đây của pháp luật? A. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. B. Tính quyền lực bắt buộc chung. C. Tính quy phạm phổ biến. D. Tính độc lập tương đối. Câu 96: Tôn giáo được biểu hiện A. qua các hình thức lễ nghi. B. qua các đạo khác nhau. C. qua các tín ngưỡng khác nhau. D. qua các hình thức tín ngưỡng có tổ chức. Câu 97: Quyền sáng tạo của công dân không bao gồm nội dung nào dưới đây? A. Sáng tác văn học nghệ thuật. B. Tự do nghiên cứu khoa học C. Đưa ra các phát minh, sáng chế. D. Tiếp cận với các phương tiện thông tin. Câu 98: Một trong số các quyền tự do cơ bản của công dân là A. quyền bầu cử, ứng cử. B. quyền khiếu nại, tố cáo. C. quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. D. quyền tham gia quản lí nhà nước. Câu 99: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về pháp luật nước ta? A. Pháp luật do nhà nước ban hành, quốc hội thông qua. B. Pháp luật thể hiện sức mạnh quyền lực nhà nước. C. Pháp luật thể hiện ý chí riêng của giai cấp cầm quyền. D. Pháp luật do nhà nước tổ chức thực hiện. Câu 100: Việc làm nào sau đây thể hiện nhà nước đang thực hiện chức năng “tổ chức xây dựng và đảm bảo thực hiện các chính sách xã hội”? A. Chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. B. Sửa đổi luật giáo dục. C. Xây dựng đời sống văn hóa. D. Đổi mới hoạt động sản xuất. Câu 101: Tại điểm bầu cử hội đồng nhân dân cấp xã, anh M gợi ý chị C bỏ phiếu cho ứng cử viên là người thân của mình. Thấy chị C còn băn khoăn, anh M nhanh tay gạch phiếu bầu giúp chị rồi bỏ luôn lá phiếu đó vào hòm phiếu. Anh M đã vi phạm nguyên tắc bầu cử nào dưới đây? A. Ủy quyền. B. Phổ thông. C. Trực tiếp. D. Gián tiếp. Câu 102: Anh K, L, G và J cùng chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Z với quy mô trang trại hàng nghìn con. Khi giá thịt lợn hơi liên tục giảm thì anh K đã chấp nhận thua lỗ để bán hết cả đàn đồng thời được nhà nước hỗ trợ để chuyển sang nuôi bò; anh L vẫn nuôi cầm chừng để đợi giá lên cao; anh G bán hết cả đàn rồi lại nuôi tiếp lứa mới còn anh J bán hết cả đàn và để trống chuồng. Những ai dưới đây đã vận dụng đúng quan hệ cung cầu? A. Anh K và anh J. B. Anh K và anh L. C. Anh L và anh J D. Anh L và anh G. Câu 103: Ông A không nộp thuế trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Hành vi của ông A không thực hiện hình thức thực hiện pháp luật nào sau đây? A. Thi hành pháp luật. B. Sử dụng pháp luật. C. Tuân thủ pháp luật. D. Áp dụng pháp luật. Câu 104: Do cần vốn để đầu tư sang mảng kinh doanh khác, anh T giám đốc công ti X đã chỉ đạo kế toán trưởng là chị M không đóng bảo hiểm cho công nhân trong một thời gian dài. Phát hiện sự việc, chị V nhân viên của công ti đã kể với anh trai mình là anh P làm nghề tự do. Bức xúc anh P đã rủ bạn mình là anh Q đến công ti gây rối và đe dọa giám đốc T. Trong lúc hai bên tranh cãi, sợ bị liên lụy nên ông Y bảo vệ đã rời khỏi phòng làm việc tìm cách tránh mặt. Những ai dưới đây không phải chịu trách nhiệm kỉ luật? A. Anh P, anh Q, ông Y và chị V. B. Chị V, chị M, anh P, anh Q và ông Y. C. Anh T, chị M, chị V, anh P và anh Q. D. Ông Y, chị M, anh P và anh Q. Câu 105: Ông A nghi ngờ ông B lấy trộm chiếc xe máy của mình nên đã báo cho công an xã. Dựa vào lời khai của ông A, công an xã ngay lập tức bắt ông B. Việc làm này của công an xã đã vi phạm quyền A. bất khả xâm phạm về tinh thần của công dân. B. được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ. C. được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm. D. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. Câu 106: Anh P lấy lí do vợ mình là chị V làm nhân viên hợp đồng lương thấp nên yêu cầu chị V nghỉ việc để ở nhà chăm con và nội trợ. Trong trường hợp này, anh P đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nào sau đây? A. Lao động. B. Tài sản. C. Nhân thân. D. Việc làm. Trang 2/4 - Mã đề thi 508
  3. Câu 107: Ông T đi xe máy lạng lách, đánh võng, vượt đèn đỏ bị cảnh sát giao thông xử phạt hành chính. Việc xử phạt của cảnh sát giao thông đối với ông T thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật? A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính xác định chặt chẽ về mặt nội dung. C. Tính quyền lực bắt buộc chung. D. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. Câu 108: Chị T và chị D kinh doanh văn phòng phẩm ở chợ X. Hai chị cùng bán một số mặt hàng không có trong danh mục được cấp phép nhưng khi kiểm tra, cán bộ chức năng P chỉ xử phạt chị D, còn chị T được bỏ qua vì trước đó chị nhờ người quen tên M là vợ của cán bộ P giúp đỡ. Những ai dưới đây vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong kinh doanh? A. Chị T, D và cán bộ P. B. Chị T, M và cán bộ P. C. Chị D, M và cán bộ P. D. Chị T, D, M và cán bộ P. Câu 109: Giám đốc công ti thu mua phế liệu X chỉ đạo nhân viên đổ nước trong bình ắc quy trực tiếp ra môi trường. Nên nguồn nước ngầm bị nhiễm chì, môi trường bốc mùi hôi thối, hầu hết người dân bị các bệnh về răng miệng, trẻ em chậm phát triển về trí tuệ và thể chất. Vì vậy, nhân dân đã phản đối bằng cách biểu tình trước cổng công ti khiến cho hoạt động của công ti bị ngưng trệ. Được công ti phản ánh sự việc, chủ tịch xã đã họp dân và thông báo công ti X đã được tỉnh cấp phép hoạt động, rồi yêu cầu người dân giải tán ra về. Sau đó, chủ tịch xã chỉ đạo công an xã bắt giam những người dân nếu tiếp tục biểu tình. Trong trường hợp này, hành vi của những ai đã vi phạm quyền được phát triển của công dân. A. Giám đốc công ti X và nhân dân. B. Giám đốc công ti X và chủ tịch xã. C. Chủ tịch xã và công an xã. D. Chủ tịch xã và nhân dân. Câu 110: Công ty K kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng làm ảnh hưởng tới đời sống nhân dân là biểu hiện A. mục đích của cạnh tranh. B. mặt hạn chế của cạnh tranh. C. tính tất yếu của cạnh tranh. D. nguyên nhân của cạnh tranh. Câu 111: Bệnh viện tỉnh X đã xây dựng hệ thống xử lí nước thải nhưng không cho hoạt động mà thải nước thải trực tiếp ra con sông gần đó. Việc làm của bệnh viện tỉnh X đã vi phạm chính sách A. y tế và công cộng. B. tài nguyên và bảo vệ môi trường. C. xã hội và cộng đồng. D. khoa học và công nghệ. Câu 112: Vô tình đọc được bản vẽ kiến trúc ngôi nhà của ông B, chị D đã chép lại nội dung và gửi cho tạp chí kiến trúc X để tham dự cuộc thi kiến trúc thân thiện với môi trường. Vì bản vẽ phù hợp với chủ đề của cuộc thi nên tạp chí X đã cho đăng bản vẽ mà chị D đã gửi. Thấy bản vẽ của chị D được báo đăng, anh N là bạn chị đã chụp lại hình ảnh bản vẽ trên báo sau đó chia sẻ trên mạng xã hội. Ông B phát hiện sự việc nên đã nhờ Y uy hiếp chị D để đòi 200 triệu nếu không sẽ khởi kiện chị. Trong trường hợp này, những ai đã vi phạm quyền sáng tạo của công dân? A. Chị D. B. Ông B, chị D và tạp chí X. C. Tạp chí X, anh N và chị D. D. Tạp chí X. Câu 113: P và T là nhân viên tư vấn của công ti môi giới bất động sản X. Cả hai đều làm việc có hiệu quả và kí được nhiều hợp đồng giao dịch nhà đất với khách hàng. Nhưng do không được lòng giám đốc nên T đã không được bổ nhiệm chức vụ cao hơn. Trong trường hợp này, giám đốc đã vi phạm quyền bình đẳng trong lĩnh vực nào dưới đây? A. Dân sự. B. Hành chính. C. Lao động. D. Kinh doanh. Câu 114: Gia đình anh X, chị U đã có hai con gái và quyết định không sinh thêm nhưng với quan niệm ‘‘đông con nhiều của’’ nên bố mẹ đẻ anh X ra sức phản đối và ép buộc vợ chồng anh phải sinh thêm một người con nữa. K là chị của anh X lại đồng tình với quyết định của vợ chồng em trai mình. Ông N là hàng xóm sang chơi biết chuyện đã đăng tải sự việc lên trang cá nhân của mạng xã hội facebook. Những ai dưới đây đã vi phạm chính sách dân số? A. Vợ chồng X, U và chị K. B. Ông N và chị K. C. Bố mẹ đẻ anh X. D. Bố mẹ đẻ anh X và ông N. Câu 115: Thấy chị M hàng xóm phát hiện việc mình đánh hai nhân viên bị thương nặng, ông X đã thuê anh K tìm cách uy hiếp chị M. Để thực hiện hợp đồng với ông X, anh K rủ thêm anh H cùng bắt, giam giữ rồi bỏ đói cháu nhỏ con của chị M một ngày. Những ai dưới đây đã xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng và sức khỏe của công dân? A. Ông X, anh K và anh H. B. Ông X và anh H. C. Ông X và anh K. D. Anh K và anh H. Câu 116: Chị A và chị M vốn có mâu thuẫn từ trước, lo sợ chị A đưa ra ý kiến bất lợi cho mình trong cuộc họp toàn công ti, nên trước đó chị M đã tìm gặp chủ tịch công đoàn V nhờ ông tìm cách không cho chị A phát biểu Trang 3/4 - Mã đề thi 508
  4. trong cuộc họp. Biết chuyện, chị A đã phản ánh sự việc trong cuộc họp, cho rằng chị A nói mà không có bằng chứng nên anh H phó chủ tịch công đoàn đã lớn tiếng chửi mắng rồi đuổi chị ra khỏi phòng. Bức xúc nhưng vì bị đe dọa nên chị A đành lặng lẽ ngồi im. Những ai dưới đây thực hiện chưa đúng quyền tự do ngôn luận của công dân? A. Chị M và ông V. B. Anh H và chị A. C. Ông V và anh H. D. Chị A và chị M. Câu 117: Bức xúc vì em gái mình không vi phạm kỉ luật của công ti nhưng vẫn bị quản đốc Y phạt bắt đứng phơi nắng. Anh X đã rủ thêm anh P, H đến gặp giám đốc công ti để phản ánh sự việc. Sau khi nghe câu chuyện, giám đốc công ti đã cho triệu tập quản đốc Y lên làm việc. Trong khi đang làm việc do có việc đột xuất nên giám đốc đã rời đi chỗ khác. Khi lời qua tiếng lại, anh X đã dùng những lời lẽ miệt thị và yêu cầu quản đốc Y cũng phải đứng phơi nắng như em gái mình. Vì bị dồn ép, quản đốc Y đã buộc phải làm theo yêu cầu của anh X. Trong trường hợp này hành vi của những ai cần bị tố cáo? A. Anh X và quản đốc Y. B. Anh X, anh P và anh H. C. Quản đốc Y và giám đốc công ti. D. Anh X, quản đốc Y, anh P và anh H. Câu 118: Thấy muộn mà chồng không về, chị A vợ anh V ra quán rượu tìm chồng. Tại đây, hai người xảy ra cãi vã. Thấy vậy, anh T uống rượu ở bàn bên đã chế giễu anh V không biết dạy vợ. Anh V ra về trong sự bức xúc nên kể chuyện với bạn mình là anh G. G rủ anh V quay lại quán tìm anh T xử lí, chủ quán thấy có xô xát nên đã can ngăn vô tình làm G ngã vào góc bàn bị thương nhẹ. Sau đó, dù T bỏ chạy nhưng V và G vẫn đuổi theo đâm nhiều nhát khiến T tử vong tại chỗ. Trong trường hợp này, những ai đã vi phạm pháp luật? A. Anh V, anh G và chủ quán. B. Anh G, chủ quán và anh T. C. Anh V và anh G. D. Anh V, anh G và anh T. Câu 119: Vì bố mẹ Q muốn con mình theo học đại học nên khi hội đồng quân sự địa phương có giấy gọi khám nghĩa vụ quân sự mẹ Q đã đưa cho anh trai mình là ông P một khoản tiền để lo lót. Ông P đã đưa tiền cho ông T là cán bộ quân sự địa phương để loại Q ra khỏi danh sách trúng tuyển. Sau đó, ông T đã chỉ đạo ông X là cán bộ y tế lập hồ sơ sức khỏe yếu cho Q. Vì có mâu thuẫn với ông P nên ông X đã báo cáo sự việc với chủ tịch xã. Trong trường hợp này, những ai đã vi phạm chính sách quốc phòng và an ninh của Đảng và Nhà nước? A. Bố mẹ Q và Q và ông T. B. Mẹ Q, ông P, ông T. C. Bố mẹ Q, ông T và ông P. D. Ông P và ông T và ông X. Câu 120: Anh G, K, M, L cùng mở quán bán phở tại thị trấn X. Anh G vì muốn thu hút khách hàng nên đã giảm giá bán bằng cách giảm lượng thịt và phở trong mỗi tô phở. Anh K thường xuyên học các lớp nấu ăn để nâng cao tay nghề, bởi vậy quán của anh luôn đông khách. Anh L đầu tư nồi nấu phở bằng điện thay thế các lò bếp than nên tiết kiệm được thời gian, công sức. Anh M bán ít hàng nhưng vẫn thuê nhân viên phục vụ. Những ai dưới đây vận dụng đúng tác động của quy luật giá trị? A. Anh K và L. B. Anh G, K, L và M. C. Anh G và anh K. D. Anh K, L và M. HẾT Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ tên thí sinh: Số báo danh: Trang 4/4 - Mã đề thi 508