Đề thi môn Hóa học Lớp 11 - Mã đề 209 - Kỳ thi khảo sát giữa học kỳ II năm học 2020-2021 - Trường THPT Liễn Sơn
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi môn Hóa học Lớp 11 - Mã đề 209 - Kỳ thi khảo sát giữa học kỳ II năm học 2020-2021 - Trường THPT Liễn Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_mon_hoa_hoc_lop_11_ma_de_209_ky_thi_khao_sat_giua_hoc.pdf
Nội dung text: Đề thi môn Hóa học Lớp 11 - Mã đề 209 - Kỳ thi khảo sát giữa học kỳ II năm học 2020-2021 - Trường THPT Liễn Sơn
- SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC KỲ THI KHẢO SÁT GIỮA HK II LỚP 11 TRƯỜNG THPT LIỄN SƠN NĂM HỌC: 2020-2021 Đề gồm 28 câu TN, 4 câu TL MÔN THI: HÓA HỌC Mã đề thi 209 (thời gian làm bài 45 phút không kể thời gian giao đề) Họ, tên thí sinh: Số báo danh: Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố theo (đvc) như sau: H=1; C=12; N=14; O=16; F=19; Na=23; Mg=24; Al=27; Cl=35,5; Ca=40; Fe=56; Cu=64; Br=80; Ag=108; I=127; Ba=137. I. PHẦN TRẮC NGHIỆM. Câu 1: Stiren có công thức thu gọn là: A. C6H5CH3. B. C6H5CH=CH2. C. C6H5CH2-CH3. D. CH3C6H4CH3. Câu 2: Ở điều kiện thường hiđrocacbon nào sau đây ở thể khí ? A. C6H14. B. C6H10. C. C5H12. D. C2H6. Câu 3: Phản ứng đặc trưng của anken là: A. Phản ứng oxi hóa. B. Phản ứng cộng. C. Phản ứng thế. D. Phản ứng tách. Pd/PbCO,t 0 Câu 4: Cho phản ứng : C2H2 + H2 3 X. X là chất nào dưới đây ? A. CH3COOH. B. CH3CHO. C. CH2=CH2. D. C2H5OH. Câu 5: Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Ankađien là hiđrocacbon mạch hở có hai liên kết đôi C=C trong phân tử. B. Tất cả các ankin đều tham gia phản ứng với AgNO3/NH3. C. Phản ứng đặc trưng của hiđrocacbon không no, mạch hở là phản ứng cộng. D. Axetilen tác dụng với AgNO3/NH3 tạo kết tủa màu vàng. Câu 6: Cho dãy các chất sau: CH2=CH–CH=CH2 , CH2 = CH – CH3 , C6H5 – CH = CH2 , CH3 – CH3. Có bao nhiêu chất tham gia được phản ứng trùng hợp ? A. 2. B. 4. C. 3. D. 5. Câu 7: Trong đèn xì oxi có chứa chất nào sau đây? A. Axetilen. B. Propen. C. Etilen. D. Etan. Câu 8: Khi cho propen tác dụng với dung dịch HBr, theo qui tắc Mac-côp-nhi-côp sản phẩm nào sau đây là sản phẩm chính? A. BrCH2-CH2-CH2Br. B. CH3-CH =CHBr. C. CH3-CHBr-CH2Br. D. CH3 - CHBr-CH3. Câu 9: Phát biểu nào sau đây đúng hhi nói về hiđrocacbon sau? A. C3H8 có 1 công thức cấu tạo, mạch hở. B. C4H8 có 2 công thức cấu tạo, mạch hở. C. C3H4 có 1 công thức cấu tạo, mạch hở. D. C4H10 có 1 công thức cấu tạo, mạch hở. Câu 10: Để điều chế etilen trong phòng thí nghiệm người ta dùng chất nào sau đây? A. C2H5OH B. C4H10. C. C3H6. D. C4H8. Câu 11: Cho các hiđrocacbon mạch hở sau đây: C2H4, C2H6, C3H6, C4H6. Cặp chất nào thuộc cùng một dãy đồng đẳng? A. C2H4, C2H6. B. C3H6, C4H6. C. C2H6, C3H6. D. C2H4, C3H6. Câu 12: Công thức tổng quát của dãy đồng đẳng benzen là công thức nào sau đây? A. CnH2n-4 (n ≥ 6). B. CnH2n-6 (n ≥ 7). C. CnH2n-6 (n ≥ 5). D. CnH2n-6 (n ≥ 6). Câu 13: Chất X có công thức cấu tạo CH2=CH2. Tên gọi thông thường của X là? A. Etilen. B. Eten. C. Etan. D. Etin. Câu 14: Oxi hoá etilen bằng dung dịch KMnO4 thì A. dd mất màu. B. dd hóa tím. C. dd hóa đỏ. D. dd hóa xanh. Câu 15: Thành phần chính của “khí thiên nhiên” là: A. n-butan. B. Metan. C. Propan. D. Etan. Câu 16: Phần trăm khối lượng cacbon trong phân tử ankan Y bằng 83,33%. CTPT của Y là: A. C2H6. B. C3H8. C. C4H10. D. C5H12. Câu 17: Chất nào sau đây không điều chế trực tiếp được axetilen ? A. CaC2. B. Ag2C2. C. Al4C3. D. CH4. Câu 18: Propan là chất nào sau đây? A. CH2=CH-CH3. B. CH3-CH2-CH3. C. CH2=CH2. D. CH3-CH3. Trang 1/2 - Mã đề thi 209
- Câu 19: Xét sơ đồ điều chế CH4 trong phòng thí nghiệm. Biết X là hỗn hợp chất rắn chứa 3 chất. Ba chất trong X là: A. CaO, Ca(OH)2, CH3COONa B. Ca(OH)2, KOH, CH3COONa C. CaO, NaOH, CH3COONa D. CaO, NaOH, CH3COOH Câu 20: Để làm sạch etilen có lẫn axetilen ta cho hỗn hợp đi qua dung dịch nào sau đây? A. Dung dịch brom dư. B. Dung dịch KMnO4 dư. C. Dung dịch AgNO3 /NH3 dư. D. Dung dịch HBr. Câu 21: Trong công thức cấu tạo của but-2-in có mấy liên kết ba ? A. 2. B. 0. C. 3. D. 1. Câu 22: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol C7H8 thu được V lít CO2(đktc) và m gam H2O. Giá trị V, m là: A. 15,68 và 7,2. B. 22,4 và 10,8. C. 25,64 và 18. D. 23,16 và 19,8. Câu 23: Toluen có công thức cấu tạo là : A. C6H5–CH=CH2. B. C6H5–CH3 C. C6H6 D. C6H10 Câu 24: Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít khí metan ở đktc thì thu được bao nhiêu lít khí CO2 ở đktc ? A. 3,36 lít. B. 4,48 lít. C. 2,24 lít. D. 2,8 lít. Câu 25: Cho các chất sau: CH3 – CH3, CH2=CH2, CH CH, CH2 = CH – CH3 có bao nhiêu chất làm mất màu dung dịch nước brom? A. 4. B. 2. C. 3. D. 1. Câu 26: Dãy chất nào sau đây đều tham gia phản ứng cộng ? A. Propen, but-2-en, propin. B. metan, propen, but-2-in. C. Etilen, etan, propin. D. But-1-in, propan, stiren. Câu 27: Chất X có tên gọi là buta-1,3-đien, công thức cấu tạo của X là công thức nào sau đây? A. CH3–CH=CH–CH3. B. CH3–CH2–CH=CH2. C. CH2=C=CH–CH3. D. CH2=CH–CH=CH2. Câu 28: Chất tham gia phản ứng trùng hợp tạo ra polime là: A. CH4 B. CH2=CH-CH3. C. CH3-CH3. D. CH3-CH2-CH3. II. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm) Câu 29: (1 điểm): Hoàn thành các phương trình phản ứng sau dưới dạng công thức cấu tạo: a) CH2=CH2 + Br2 0 Pd/, PbCO3 t b) CHCHH 2 c) CH3–CH=CH2 + HCl (sản phẩm chính) NatP,,0 d) CH2=CH-CH=CH2 (Trùng hợp) Câu 30: (1 điểm): Đốt cháy hoàn toàn 4,48 lít hỗn hợp 2 Khí (C2H4 và C3H4) người ta thu được 11,2 lít khí CO2. Tính thể tích của mỗi chất khí trong hỗn hợp ban đầu. (Biết V các chất khí đều đo ở đktc) Câu 31: (0,5 điểm): Đốt cháy hoàn toàn 1 hiđrocacbon X thu được 6,72 lit CO2 (đktc) và 7,2 gam H2O. Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo và gọi tên của hiđrocacbon X, viết phương trình phản ứng có thể có của X với Cl2 theo tỉ lệ 1:1 khi có ánh sang làm xúc tác. Câu 32: (0,5 điểm): Bằng phương pháp hóa học, nêu cách nhận biết các chất khí sau: CH4, C2H4, C2H2. (HS không được sử dụng tài liệu và bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học) HẾT Trang 2/2 - Mã đề thi 209