Đề thi môn Lịch sử - Kỳ thi khảo sát kiến thức THPT lần 2 - Mã đề 507 - Năm học 2017-2018 - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc

doc 4 trang thungat 2420
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi môn Lịch sử - Kỳ thi khảo sát kiến thức THPT lần 2 - Mã đề 507 - Năm học 2017-2018 - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_mon_lich_su_ky_thi_khao_sat_kien_thuc_thpt_lan_2_ma_d.doc

Nội dung text: Đề thi môn Lịch sử - Kỳ thi khảo sát kiến thức THPT lần 2 - Mã đề 507 - Năm học 2017-2018 - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc

  1. SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC KỲ KHẢO SÁT KIẾN THỨC THPT LẦN 2 NĂM HỌC 2017 - 2018 MÔN: LỊCH SỬ ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian giao đề (Đề thi có 04 trang) Mã đề 507 Câu 1: Chính quyền cách mạng đã sử dụng biện pháp nào để giải quyết khó khăn về tài chính sau Cách mạng tháng Tám năm 1945? A. Cho lưu hành tiền Việt Nam trong cả nước. B. Ra sắc lệnh giảm tô, giảm thuế. C. Kêu gọi tăng gia sản xuất. D. Bãi bỏ thuế thân và các thứ thuế vô lý khác. Câu 2: Theo thỏa thuận của các cường quốc tại Hội nghị Ianta (2-1945), Đông Nam Á thuộc phạm vi ảnh hưởng của A. Đức, Pháp và Nhật Bản. B. Mĩ, Anh và Liên Xô. C. các nước Đông Âu. D. các nước phương Tây. Câu 3: Cuộc hành quân mang tên “Gianxơn Xiti” được tiến hành trong chiến lược chiến tranh nào của Mĩ ở miền Nam Việt Nam? A. “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969 – 1973). B. “Chiến tranh đơn phương” (1954 – 1960). C. “Chiến tranh đặc biệt” (1961 – 1965). D. “Chiến tranh cục bộ” (1965 – 1968). Câu 4: Hội nghị nào của Đảng Cộng sản Đông Dương thời kì 1939 – 1945 đánh dấu sự chuyển hướng quan trọng, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu? A. Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (3 – 1945). B. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (11 – 1939). C. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (11 – 1940). D. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5 – 1941). Câu 5: Giai đoạn thứ hai của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại diễn ra chủ yếu trên lĩnh vực nào? A. Công nghệ. B. Thông tin liên lạc. C. Kỹ thuật. D. Giao thông vận tải. Câu 6: Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (10 – 1930) quyết định đổi tên Đảng thành A. Đảng Liên Việt. B. Đảng Cộng sản Đông Dương. C. Đảng Lập hiến. D. Đảng Lao động Việt Nam. Câu 7: Biện pháp được xem như “xương sống” trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 – 1965) của Mĩ ở miền Nam Việt Nam là A. tăng cường viện trợ quân sự. B. tiến hành dồn dân, lập “ấp chiến lược”. C. sử dụng chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận”. D. tăng nhanh lực lượng quân đội Sài Gòn. Câu 8: Mở đầu Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945), Đức đánh chiếm Ba Lan bằng chiến lược gì? A. Đánh chắc, tiến chắc. B. Đánh nhanh thắng nhanh. C. Chiến tranh chớp nhoáng. D. Đánh lâu dài. Câu 9: Khuynh hướng cứu nước mới xuất hiện ở Việt Nam đầu thế kỉ XX, do các sĩ phu yêu nước tiến bộ tiếp nhận là A. cải cách. B. bạo động. C. vô sản . D. dân chủ tư sản. Câu 10: Các nước Tây Âu liên kết kinh tế với nhau từ đầu những năm 50 của thế kỉ XX chủ yếu nhằm A. cạnh tranh với các nước ngoài khu vực. B. thoát dần khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ. C. khẳng định sức mạnh và tiềm lực kinh tế. D. thành lập Nhà nước chung châu Âu. Câu 11: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919 – 1929), thực dân Pháp đầu tư nhiều nhất vào ngành nào? A. Công nghiệp. B. Giao thông vận tải. C. Thương nghiệp. D. Nông nghiệp. Câu 12: Nội dung cải cách nào của Nhật Bản (1868) được xem như chìa khóa cho công cuộc hiện đại hóa của Nhật? Trang 1/4 - Mã đề thi 507
  2. A. Giáo dục. B. Chính trị. C. Văn hóa. D. Kinh tế. Câu 13: Phong trào nông dân Yên Thế tồn tại trong thời gian bao lâu? A. 10 năm. B. gần 20 năm. C. 40 năm. D. gần 30 năm. Câu 14: Kẻ thù chủ yếu của phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh sau chiến tranh thế giới thứ hai là A. chủ nghĩa thực dân mới. B. chủ nghĩa thực dân cũ. C. chế độ phân biệt chủng tộc. D. chủ nghĩa đế quốc. Câu 15: Sự kiện đánh dấu Nguyễn Ái Quốc từ một thanh niên yêu nước trở thành một chiến sĩ cộng sản là A. ủng hộ Quốc tế Cộng sản. B. tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. C. thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. D. thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Câu 16: Sau đại thắng mùa Xuân 1975, nhiệm vụ cấp thiết hàng đầu của Việt Nam là gì? A. Thống nhất đất nước về mặt nhà nước. B. Mở rộng quan hệ ngoại giao với các nước. C. Khắc phục hậu quả chiến tranh và phát triển kinh tế. D. Ổn định tình hình chính trị - xã hội ở miền Nam. Câu 17: Đâu là duyên cớ của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)? A. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về thuộc địa. B. Thái tử Áo- Hung bị phần tử Xéc - bi ám sát. C. Sự phát triển không đều của các nước tư bản. D. Các nước đế quốc hình thành hai khối quân sự đối lập. Câu 18: Mĩ từng bước can thiệp sâu và “dính líu” trực tiếp vào cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương (1945 – 1954) từ kế hoạch quân sự nào? A. Kế hoạch Rơve. B. Kế hoạch Nava. C. Kế hoạch Đờlát Đơtátxinhi. D. Kế hoạch Bôlae. Câu 19: Tại Hội nghị lần thứ 21 (7 - 1973), Đảng chủ trương lãnh đạo cách mạng miền Nam Việt Nam đấu tranh trên những mặt trận nào? A. Chính trị, quân sự. B. Chính trị, ngoại giao. C. Quân sự, chính trị, ngoại giao. D. Quân sự, ngoại giao. Câu 20: Hình thức đấu tranh của Việt Nam Quang phục hội trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất là A. đấu tranh chính trị. B. đấu tranh nghị trường. C. bạo động vũ trang. D. đấu tranh văn hóa – tư tưởng. Câu 21: Điểm khác nhau cơ bản giữa Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam và Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương (10 - 1930) là gì? A. Đường lối chiến lược và hình thức đấu tranh của cách mạng Việt Nam. B. Vị trí và nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam. C. Lực lượng và lãnh đạo của cách mạng Việt Nam. D. Nhiệm vụ và lực lượng của cách mạng Việt Nam. Câu 22: Vì sao Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương (2 - 1951) quyết định thành lập ở mỗi nước Đông Dương một Đảng Mác - Lênin riêng? A. Do nguyện vọng của giai cấp nông dân và đảng viên ba nước Đông Dương. B. Do đặc điểm riêng của mỗi dân tộc và nhiệm vụ cách mạng mỗi nước. C. Do xu thế phát triển mới của cách mạng thế giới. D. Do sự thức tỉnh của ý thức dân tộc. Câu 23: Bài học kinh nghiệm trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 mà Đảng Cộng sản Việt Nam có thể áp dụng trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hiện nay là A. tập hợp, tổ chức các lực lượng yêu nước trong mặt trận dân tộc thống nhất. B. chớp thời cơ chủ quan và khách quan thuận lợi. C. tăng cường quan hệ ngoại giao với tất cả các quốc gia dân tộc trên thế giới. D. tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế và các lực lượng tiến bộ của chủ nghĩa xã hội. Trang 2/4 - Mã đề thi 507
  3. Câu 24: “Hỡi quốc dân đồng bào! Phát xít Nhật đã đầu hàng Đồng minh, quân Nhật đã bị tan rã tại khắp các mặt trận, kẻ thù chúng ta đã ngã gục ”. Nội dung trên thể hiện điều gì trong Cách mạng tháng Tám năm 1945? A. Thời cơ chủ quan chín muồi đã đến. B. Thời cơ ngàn năm có một đã đến. C. Thời cơ khách quan thuận lợi đã đến. D. Thời cơ chủ quan thuận lợi đã đến. Câu 25: Nguyên tắc của tổ chức Liên hợp quốc, đồng thời là điều khoản trong Hiệp định Giơnevơ (l954) về Đông Dương, Hiệp định Pari (1973) về Việt Nam và Hiệp ước Bali (1976) là A. tăng cường hợp tác toàn diện về kinh tế, chính trị, xã hội. B. không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. C. tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các nước. D. giải quyết tranh chấp bằng phương pháp hòa bình. Câu 26: Điểm khác biệt căn bản về mục tiêu đấu tranh của phong trào Cần vương (1885 – 1896) so với phong trào nông dân Yên Thế (1884 – 1913) là gì? A. Đánh Pháp để bảo vệ đất nước, bảo vệ cuộc sống yên bình ở các làng quê. B. Giúp vua cứu nước, chống Pháp giành độc lập, khôi phục lại chế độ phong kiến tiến bộ. C. Chống chính sách cướp bóc và bình định của thực dân Pháp, bảo vệ quê hương. D. Giúp vua đánh Pháp thiết lập chế độ quân chủ lập hiến tiến bộ. Câu 27: Một trong những nhân tố phát triển kinh tế của Mĩ mà Việt Nam có thể vận dụng trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay là A. phát triển nguồn nhân lực dồi dào, chất lượng cao. B. chỉ tập trung sản xuất hàng hóa để xuất khẩu. C. phát triển công nghiệp quân sự và buôn bán vũ khí. D. xây dựng và phát triển các tổ chức nghiên cứu phần mềm. Câu 28: Điểm giống nhau giữa Nhật Bản và bốn “con rồng” kinh tế của châu Á là A. không tham gia vào nhóm G7 và G8. B. không chi nhiều tiền của cho quốc phòng, an ninh. C. đều đẩy mạnh cải cách dân chủ, cải cách mở cửa, hội nhập quốc tế. D. không tham gia bất cứ liên minh chính trị, quân sự nào. Câu 29: Điểm tiến bộ trong phong trào yêu nước cách mạng Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến trước Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) là quan niệm về A. cứu nước phải gắn với duy tân đất nước, xây dựng xã hội tiến bộ. B. muốn giành độc lập dân tộc thì chỉ có khởi nghĩa vũ trang. C. cuộc vận động cứu nước đã thay đổi; cầu viện bên ngoài giúp đỡ. D. cứu nước phải có đường lối ngoại giao mềm dẻo, khôn khéo. Câu 30: Nhận định phản ánh đầy đủ mối quan hệ quốc tế trong nửa sau thế kỉ XX là A. quy mô toàn cầu của các hoạt động kinh tế, tài chính và chính trị. B. sự tham gia của các nước Á, Phi, Mĩ latinh vào các hoạt động chính trị quốc tế. C. sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại. D. các quan hệ quốc tế được mở rộng và đa dạng hóa. Câu 31: “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ, đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta”. Nguyễn Ái Quốc rút ra chân lý đó dưới ảnh hưởng của cuộc cách mạng nào sau đây? A. Cách mạng tháng Hai ở Nga năm 1917. B. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. C. Cách mạng tư sản Pháp năm 1789. D. Cách mạng Tân Hợi Trung Quốc năm 1911. Câu 32: Ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đối với cách mạng Việt Nam là A. chỉ ra kẻ thù chính cho cách mạng Việt Nam. B. giúp Việt Nam có thêm bạn Đồng minh. C. chỉ ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam. D. để lại bài học kinh nghiệm về phương pháp đấu tranh. Câu 33: Trước nguy cơ của chủ nghĩa phát xít và chiến tranh bao trùm toàn thế giới, Quốc hội Mĩ đã thông qua hàng loạt đạo luật về vấn đề quốc tế để làm gì? A. Ủng hộ tích cực cho các cuộc xung đột quân sự ngoài nước Mĩ. B. Giúp đỡ về quân sự cho các thế lực thù địch ở bên ngoài nước Mĩ. C. Can thiệp tích cực bằng quân sự vào các nước bên ngoài nước Mĩ. D. Giữ vai trò trung lập trước các cuộc xung đột quân sự bên ngoài nước Mĩ. Trang 3/4 - Mã đề thi 507
  4. Câu 34: Sự kiện nào dưới đây đánh dấu bước ngoặt quan trọng của cách mạng Trung Quốc trong giai đoạn 1919 - 1939? A. Các nhóm cộng sản ra đời. B. Chủ nghĩa Mác - Lênin được truyền bá vào Trung Quốc. C. Phong trào Ngũ tứ bùng nổ. D. Đảng Cộng sản Trung Quốc thành lập. Câu 35: Sự kiện nào đánh dấu Nguyễn Ái Quốc bước đầu thiết lập mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới? A. Gửi bản Yêu sách của nhân dân An Nam đến Hội nghị Véc- xai (1919). B. Đọc bản Sơ thảo luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin (1920). C. Gia nhập Đảng Xã hội Pháp (1919). D. Lập Hội Liên hiệp thuộc địa ở Pa-ri (1921). Câu 36: Cho các sự kiện: 1) Trung Quốc phóng tàu “Thần Châu 5”. 2) Liên Xô phóng tàu vũ trụ Phương Đông. 3) Mĩ phóng tàu Apôlô. Sắp xếp các sự kiện trên theo thứ tự thời gian. A. 1, 2, 3. B. 2, 1, 3. C. 2, 3, 1. D. 3, 2, 1. Câu 37: Cuộc bầu cử Quốc hội ngày 6 - 1 - 1946 của nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa sau thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã để lại bài học kinh nghiệm nào sau đây? A. Phải biết phân hóa, cô lập cao độ kẻ thù. B. Mềm dẻo trong sách lược đấu tranh với kẻ thù. C. Phát huy sức mạnh làm chủ đất nước của nhân dân. D. Nhân nhượng có giới hạn, có nguyên tắc với kẻ thù. Câu 38: “Đến năm 2000, nước ta có quan hệ thương mại với hơn 140 nước, quan hệ đầu tư với gần 70 nước và vùng lãnh thổ ” (Trích SGK Lịch sử 12, NXB Giáo dục Việt Nam, H. 2015. Tr.215). Nội dung trên là minh chứng cho biểu hiện nào của xu thế toàn cầu hoá ? A. Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực. B. Sự sáp nhập và hợp nhất các công ti thành những tập đoàn lớn. C. Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế. D. Sự phát triển và tác động to lớn của các công ti xuyên quốc gia. Câu 39: Mối quan hệ giữa hai khẩu hiệu: “Độc lập dân tộc” và “Ruộng đất dân cày” được giải quyết như thế nào trong thời kỳ 1939-1945? A. Không thực hiện hai khẩu hiệu trên. B. Tiếp tục thực hiện cả hai khẩu hiệu trên. C. Tạm gác khẩu hiệu ruộng đất. D. Tạm gác lại khẩu hiệu giải phóng dân tộc. Câu 40: Điểm giống nhau cơ bản trong Nghị quyết 15 (1 - 1959) và Nghị quyết 21 (7 - 1973) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam là A. quyết định sử dụng bạo lực cách mạng ở miền Nam. B. nhận định kẻ thù của nhân dân miền Nam vẫn là đế quốc Mĩ. C. quyết định phát động toàn dân nổi dậy Tổng khởi nghĩa giành chính quyền. D. kiên quyết đấu tranh trên cả ba mặt trận: quân sự, chính trị, ngoại giao. HẾT Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Trang 4/4 - Mã đề thi 507