Đề thi môn Lịch sử - Kỳ thi khảo sát kiến thức THPT lần 2 - Mã đề 520 - Năm học 2017-2018 - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi môn Lịch sử - Kỳ thi khảo sát kiến thức THPT lần 2 - Mã đề 520 - Năm học 2017-2018 - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_mon_lich_su_ky_thi_khao_sat_kien_thuc_thpt_lan_2_ma_d.doc
Nội dung text: Đề thi môn Lịch sử - Kỳ thi khảo sát kiến thức THPT lần 2 - Mã đề 520 - Năm học 2017-2018 - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc
- SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC KỲ KHẢO SÁT KIẾN THỨC THPT LẦN 2 NĂM HỌC 2017 - 2018 MÔN: LỊCH SỬ ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian giao đề (Đề thi có 04 trang) Mã đề 520 Câu 1: Sự kiện nào sau đây đánh dấu cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước đã hoàn thành? A. Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước kết thúc thắng lợi. B. Mĩ kí Hiệp định Pari năm 1973, chấm dứt chiến tranh Việt Nam. C. Những quyết định của kì họp đầu tiên Quốc hội khóa VI (7 - 1976). D. Thắng lợi của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử năm 1975. Câu 2: Ý nào dưới đây không phải là biểu hiện của Nhật Bản “ trở thành một siêu cường tài chính số một thế giới” từ nửa sau những năm 80 của thế kỉ XX? A. Giúp đỡ tài chính cho nhiều nước thông qua nguồn vốn ODA. B. Nhật Bản trở thành chủ nợ lớn nhất thế giới. C. Dự trữ vàng và ngoại tệ của Nhật Bản gấp 1,5 lần của Cộng hòa Liên bang Đức. D. Dự trữ vàng và ngoại tệ của Nhật Bản gấp 3 lần của Mĩ. Câu 3: Chiến thuật mới được Mĩ sử dụng trong “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam (1961 – 1965) là gì? A. “Trực thăng vận”, “thiết xa vận”. B. Dồn dân, lập “ấp chiến lược”. C. Càn quét, tiêu diệt lực lượng cách mạng. D. “Bình định” toàn bộ miền Nam. Câu 4: Ngày 13 - 7 - 1885, Tôn Thất Thuyết lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần vương tại A. Ba Đình (Thanh Hóa). B. Tân Sở (Quảng Trị). C. Hương Sơn (Hà Tĩnh). D. Thuận An (Huế). Câu 5: Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954), phương châm chiến đấu của Đảng được Bộ chỉ huy chiến dịch thay đổi như thế nào trước ngày nổ ra chiến dịch? A. Chuyển từ “đánh chắc tiến chắc” sang “đánh nhanh thắng nhanh”. B. Chuyển từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang “đánh chắc tiến chắc”. C. Chuyển từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang “đánh lâu dài”. D. Chuyển từ “đánh vận động” sang “đánh du kích”. Câu 6: Giữa tháng 5 - 1956, quân Pháp rút khỏi miền Nam khi chưa thực hiện điều khoản nào trong Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương? A. Thực hiện ngừng bắn, lập lại hòa bình trên toàn Đông Dương. B. Rút hết toàn bộ căn cứ quân sự, quân đội, nhân viên quân sự ở Đông Dương. C. Thực hiện tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực. D. Tổ chức hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất hai miền Nam - Bắc Việt Nam. Câu 7: Chiều ngày 16 - 8 - 1945 theo lệnh của Ủy ban Khởi nghĩa, một đơn vị Giải phóng quân do đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ huy, tiến về giải phóng thị xã A. Thái Nguyên. B. Yên Bái. C. Cao Bằng. D. Tuyên Quang. Câu 8: Từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX, trên thế giới đã diễn ra A. xu thế toàn cầu hóa. B. những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư. C. cuộc cách mạng chất xám. D. cuộc cách mạng 4.0. Câu 9: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 -1918) kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của phe A. Anh, Pháp, Mĩ. B. Anh, Pháp, Nga. C. Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản. D. Đức, Áo - Hung. Câu 10: Ý nào dưới đây không phải là chính sách cai trị về chính trị - xã hội của thực dân Anh ở Ấn Độ nửa sau thế kỉ XIX? A. Đưa các đẳng cấp vào bộ máy trực tiếp cai trị Ấn Độ. B. Khơi sâu sự cách biệt về chủng tộc, tôn giáo và đẳng cấp trong xã hội. C. Mua chuộc tầng lớp có thế lực trong giai cấp phong kiến bản xứ. D. Chia để trị (chia Ấn Độ thành nhiều vùng miền khác nhau). Câu 11: Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc (8 – 1945), những quốc gia nào ở Đông Nam Á tuyên bố độc lập dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản? Trang 1/4 - Mã đề thi 520
- A. Việt Nam và Thái Lan. B. In-đô-nê-xi-a và Lào. C. Việt Nam và Lào. D. Miến Điện và Lào. Câu 12: Nhiệm vụ, mục tiêu trước mắt của kế hoạch 5 năm (1986 – 1990) được đề ra tại Đại hội lần thứ VI (12 – 1986) của Đảng Cộng sản Việt Nam là gì? A. Đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước. B. Xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội. C. Thực hiện Ba chương trình kinh tế lớn. D. Đổi mới toàn diện về kinh tế và chính trị. Câu 13: Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, thắng lợi thuộc về A. các lực lượng hòa bình dân chủ và các nước thuộc địa trên thế giới. B. các nước yêu chuộng hòa bình, ghét chiến tranh ở châu Âu. C. các dân tộc trên thế giới đã kiên cường chiến đấu chống chủ nghĩa phát xít. D. các cường quốc tư bản lớn và các nước đồng minh tham chiến. Câu 14: “ mãi mãi đi vào lịch sử Việt Nam là một trong những ngày hội lớn nhất, vẻ vang nhất của dân tộc” (Trích SGK Lịch sử 12, NXB Giáo dục Việt Nam, H. 2015 tr. 118) là ý nghĩa của sự kiện nào? A. Cách mạng tháng Tám giành thắng lợi ở Hà Nội (19 - 8 - 1945). B. Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình (2 - 9 - 1945). C. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (đầu năm 1930). D. Tổng tuyển cử bầu Quốc hội lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc (6 - 1 - 1946). Câu 15: Nội dung nào dưới đây không phải là điều kiện làm nảy sinh phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam đầu thế kỉ XX? A. Những tư tưởng cải cách và Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc (1911). B. Tấm gương tự cường của Nhật Bản và tư tưởng dân chủ tư sản của phương Tây. C. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp (1897 – 1914). D. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới lần thứ nhất ở Nga (1905 – 1907). Câu 16: Hiến chương Liên hợp quốc được thông qua tại hội nghị nào? A. Vécxai. B. Pốtxđam. C. Xan Phranxixcô. D. Ianta. Câu 17: Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng đặc điểm nổi bật của phong trào yêu nước ở Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) đến năm 1930? A. Diễn ra trong bối cảnh tình hình trong nước và trong khu vực có nhiều biến động to lớn. B. Hai khuynh hướng chính trị - tư sản và vô sản cùng hoạt động để giành quyền lãnh đạo cách mạng. C. Các phong trào cách mạng đều diễn ra theo khuynh hướng vô sản. D. Các phong trào cách mạng đều diễn ra theo khuynh hướng dân chủ tư sản. Câu 18: Đầu năm 1930 Nguyễn Ái Quốc triệu tập hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản với cương vị là A. người đứng đầu một tổ chức cách mạng. B. người đứng đầu một tổ chức cộng sản. C. người chịu trách nhiệm chính ở Đông Dương. D. phái viên của Quốc tế Cộng sản. Câu 19: Đại diện tiêu biểu của khuynh hướng cứu nước dân chủ tư sản ở Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX là A. Phan Bội Châu và Trần Quý Cáp. B. Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh. C. Phan Bội Châu và Lương Văn Can. D. Phan Châu Trinh và Huỳnh Thúc Kháng. Câu 20: Từ năm 1951, Đảng đã ra hoạt động công khai với tên gọi mới là A. Đảng Cộng sản Đông Dương. B. Đảng Dân chủ Việt Nam. C. Đảng Cộng sản Việt Nam. D. Đảng Lao động Việt Nam. Câu 21: “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ, đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta”. Nguyễn Ái Quốc rút ra chân lý đó dưới ảnh hưởng của cuộc cách mạng nào sau đây? A. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. B. Cách mạng tư sản Pháp năm 1789. C. Cách mạng tháng Hai ở Nga năm 1917. D. Cách mạng Tân Hợi Trung Quốc năm 1911. Câu 22: Sự kiện nào đánh dấu Nguyễn Ái Quốc bước đầu thiết lập mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới? A. Gia nhập Đảng Xã hội Pháp (1919). B. Lập Hội Liên hiệp thuộc địa ở Pa-ri (1921). C. Đọc bản Sơ thảo luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin (1920). D. Gửi bản Yêu sách của nhân dân An Nam đến Hội nghị Véc- xai (1919). Trang 2/4 - Mã đề thi 520
- Câu 23: Điểm khác biệt căn bản về mục tiêu đấu tranh của phong trào Cần vương (1885 – 1896) so với phong trào nông dân Yên Thế (1884 – 1913) là gì? A. Chống chính sách cướp bóc và bình định của thực dân Pháp, bảo vệ quê hương. B. Giúp vua đánh Pháp thiết lập chế độ quân chủ lập hiến tiến bộ. C. Đánh Pháp để bảo vệ đất nước, bảo vệ cuộc sống yên bình ở các làng quê. D. Giúp vua cứu nước, chống Pháp giành độc lập, khôi phục lại chế độ phong kiến tiến bộ. Câu 24: Mối quan hệ giữa hai khẩu hiệu: “Độc lập dân tộc” và “Ruộng đất dân cày” được giải quyết như thế nào trong thời kỳ 1939-1945? A. Không thực hiện hai khẩu hiệu trên. B. Tạm gác khẩu hiệu ruộng đất. C. Tạm gác lại khẩu hiệu giải phóng dân tộc. D. Tiếp tục thực hiện cả hai khẩu hiệu trên. Câu 25: Sự kiện nào dưới đây đánh dấu bước ngoặt quan trọng của cách mạng Trung Quốc trong giai đoạn 1919 - 1939? A. Chủ nghĩa Mác - Lênin được truyền bá vào Trung Quốc. B. Đảng Cộng sản Trung Quốc thành lập. C. Các nhóm cộng sản ra đời. D. Phong trào Ngũ tứ bùng nổ. Câu 26: “Hỡi quốc dân đồng bào! Phát xít Nhật đã đầu hàng Đồng minh, quân Nhật đã bị tan rã tại khắp các mặt trận, kẻ thù chúng ta đã ngã gục ”. Nội dung trên thể hiện điều gì trong Cách mạng tháng Tám năm 1945? A. Thời cơ khách quan thuận lợi đã đến. B. Thời cơ chủ quan chín muồi đã đến. C. Thời cơ chủ quan thuận lợi đã đến. D. Thời cơ ngàn năm có một đã đến. Câu 27: Ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đối với cách mạng Việt Nam là A. để lại bài học kinh nghiệm về phương pháp đấu tranh. B. chỉ ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam. C. giúp Việt Nam có thêm bạn Đồng minh. D. chỉ ra kẻ thù chính cho cách mạng Việt Nam. Câu 28: Điểm giống nhau cơ bản trong Nghị quyết 15 (1 - 1959) và Nghị quyết 21 (7 - 1973) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam là A. quyết định phát động toàn dân nổi dậy Tổng khởi nghĩa giành chính quyền. B. nhận định kẻ thù của nhân dân miền Nam vẫn là đế quốc Mĩ. C. quyết định sử dụng bạo lực cách mạng ở miền Nam. D. kiên quyết đấu tranh trên cả ba mặt trận: quân sự, chính trị, ngoại giao. Câu 29: Cho các sự kiện: 1) Trung Quốc phóng tàu “Thần Châu 5”. 2) Liên Xô phóng tàu vũ trụ Phương Đông. 3) Mĩ phóng tàu Apôlô. Sắp xếp các sự kiện trên theo thứ tự thời gian. A. 3, 2, 1. B. 1, 2, 3. C. 2, 1, 3. D. 2, 3, 1. Câu 30: Nhận định phản ánh đầy đủ mối quan hệ quốc tế trong nửa sau thế kỉ XX là A. sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại. B. sự tham gia của các nước Á, Phi, Mĩ latinh vào các hoạt động chính trị quốc tế. C. quy mô toàn cầu của các hoạt động kinh tế, tài chính và chính trị. D. các quan hệ quốc tế được mở rộng và đa dạng hóa. Câu 31: Điểm giống nhau giữa Nhật Bản và bốn “con rồng” kinh tế của châu Á là A. không chi nhiều tiền của cho quốc phòng, an ninh. B. không tham gia bất cứ liên minh chính trị, quân sự nào. C. không tham gia vào nhóm G7 và G8. D. đều đẩy mạnh cải cách dân chủ, cải cách mở cửa, hội nhập quốc tế. Câu 32: Trước nguy cơ của chủ nghĩa phát xít và chiến tranh bao trùm toàn thế giới, Quốc hội Mĩ đã thông qua hàng loạt đạo luật về vấn đề quốc tế để làm gì? A. Giữ vai trò trung lập trước các cuộc xung đột quân sự bên ngoài nước Mĩ. B. Can thiệp tích cực bằng quân sự vào các nước bên ngoài nước Mĩ. C. Ủng hộ tích cực cho các cuộc xung đột quân sự ngoài nước Mĩ. D. Giúp đỡ về quân sự cho các thế lực thù địch ở bên ngoài nước Mĩ. Trang 3/4 - Mã đề thi 520
- Câu 33: Vì sao Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương (2 - 1951) quyết định thành lập ở mỗi nước Đông Dương một Đảng Mác - Lênin riêng? A. Do nguyện vọng của giai cấp nông dân và đảng viên ba nước Đông Dương. B. Do xu thế phát triển mới của cách mạng thế giới. C. Do đặc điểm riêng của mỗi dân tộc và nhiệm vụ cách mạng mỗi nước. D. Do sự thức tỉnh của ý thức dân tộc. Câu 34: Một trong những nhân tố phát triển kinh tế của Mĩ mà Việt Nam có thể vận dụng trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay là A. phát triển nguồn nhân lực dồi dào, chất lượng cao. B. xây dựng và phát triển các tổ chức nghiên cứu phần mềm. C. chỉ tập trung sản xuất hàng hóa để xuất khẩu. D. phát triển công nghiệp quân sự và buôn bán vũ khí. Câu 35: Điểm khác nhau cơ bản giữa Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam và Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương (10 - 1930) là gì? A. Đường lối chiến lược và hình thức đấu tranh của cách mạng Việt Nam. B. Vị trí và nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam. C. Lực lượng và lãnh đạo của cách mạng Việt Nam. D. Nhiệm vụ và lực lượng của cách mạng Việt Nam. Câu 36: Nguyên tắc của tổ chức Liên hợp quốc, đồng thời là điều khoản trong Hiệp định Giơnevơ (l954) về Đông Dương, Hiệp định Pari (1973) về Việt Nam và Hiệp ước Bali (1976) là A. tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các nước. B. tăng cường hợp tác toàn diện về kinh tế, chính trị, xã hội. C. không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. D. giải quyết tranh chấp bằng phương pháp hòa bình. Câu 37: “Đến năm 2000, nước ta có quan hệ thương mại với hơn 140 nước, quan hệ đầu tư với gần 70 nước và vùng lãnh thổ ” (Trích SGK Lịch sử 12, NXB Giáo dục Việt Nam, H. 2015. Tr.215). Nội dung trên là minh chứng cho biểu hiện nào của xu thế toàn cầu hoá ? A. Sự sáp nhập và hợp nhất các công ti thành những tập đoàn lớn. B. Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực. C. Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế. D. Sự phát triển và tác động to lớn của các công ti xuyên quốc gia. Câu 38: Điểm tiến bộ trong phong trào yêu nước cách mạng Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến trước Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) là quan niệm về A. muốn giành độc lập dân tộc thì chỉ có khởi nghĩa vũ trang. B. cuộc vận động cứu nước đã thay đổi; cầu viện bên ngoài giúp đỡ. C. cứu nước phải gắn với duy tân đất nước, xây dựng xã hội tiến bộ. D. cứu nước phải có đường lối ngoại giao mềm dẻo, khôn khéo. Câu 39: Cuộc bầu cử Quốc hội ngày 6 - 1 - 1946 của nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa sau thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã để lại bài học kinh nghiệm nào sau đây? A. Mềm dẻo trong sách lược đấu tranh với kẻ thù. B. Phát huy sức mạnh làm chủ đất nước của nhân dân. C. Nhân nhượng có giới hạn, có nguyên tắc với kẻ thù. D. Phải biết phân hóa, cô lập cao độ kẻ thù. Câu 40: Bài học kinh nghiệm trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 mà Đảng Cộng sản Việt Nam có thể áp dụng trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hiện nay là A. chớp thời cơ chủ quan và khách quan thuận lợi. B. tăng cường quan hệ ngoại giao với tất cả các quốc gia dân tộc trên thế giới. C. tập hợp, tổ chức các lực lượng yêu nước trong mặt trận dân tộc thống nhất. D. tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế và các lực lượng tiến bộ của chủ nghĩa xã hội. HẾT Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Trang 4/4 - Mã đề thi 520