Đề thi môn Ngữ văn - Kỳ thi chọn học sinh giỏi Lớp 9 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD&ĐT Hạ Hòa (Có đáp án)

doc 5 trang thungat 6110
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi môn Ngữ văn - Kỳ thi chọn học sinh giỏi Lớp 9 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD&ĐT Hạ Hòa (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_mon_ngu_van_ky_thi_chon_hoc_sinh_gioi_lop_9_nam_hoc_2.doc

Nội dung text: Đề thi môn Ngữ văn - Kỳ thi chọn học sinh giỏi Lớp 9 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD&ĐT Hạ Hòa (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT HẠ HÒA KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 Năm học: 2014 – 2015 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: NGỮ VĂN Ngày thi: 6 tháng 12 năm 2014 Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề thi có 01 trang) Câu 1: (3,0 điểm): Giải thích ý nghĩa các từ mưa qua các câu thơ sau trong Truyện Kiều của Nguyễn Du: + Vật mình vẫy gió tuôn mưa Dầm dề giọt ngọc thẫn thờ hồn mai. + Hạt mưa sá nghĩ phận hèn Liều đem tấc cỏ, quyết đền ba xuân. + Sân Lai cách mấy nắng mưa Có khi gốc tử đã vừa người ôm. + Quản bao tháng đợi năm chờ Nghĩ người ăn gió nằm mưa xót thầm. Câu 2: (5.0 điểm): Cảm nhận của em về đoạn thơ: “Đồng chiêm phả nắng lên không Cánh cò dẫn gió qua thung lúa vàng Gió nâng tiếng hát chói chang Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời.” (Trích “Tiếng hát mùa gặt” – Nguyễn Duy) Câu 3: (12,0 điểm) Có ý kiến cho rằng: Lặng lẽ Sa Pa viết về những con người vô danh, họ đến từ những vùng đất khác nhau, làm những công việc khác nhau nhưng lại gặp nhau ở một điểm: lặng lẽ dâng cho đời tình yêu và sức lực của mình. Hãy làm sáng tỏ nhận định trên qua việc phân tích truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của nhà văn Nguyễn Thành Long. Hết Chú ý: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. 1
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HSG LỚP 9 NĂM HỌC 2014– 2015 Môn: Ngữ văn (Hướng dẫn chấm có 03 trang) * Yêu cầu chung: - Giám khảo cần nắm vững các yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm. - Vận dụng linh hoạt đáp án, nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. - Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách riêng nhưng phải đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của đề. * Lưu ý: Điểm bài thi có thể để lẻ đến 0,25 và không làm tròn. Câu 1 (3,0 điểm): Học sinh đặt từ mưa trong câu thơ để giải thích nghĩa. Cụ thể: (mỗi từ mưa giải thích đúng được 0,75 điểm, trả lời sát ý được 0,5 điểm) + Câu thơ 1: Từ mưa chỉ giọt nước mắt của người phụ nữ ở tâm trạng đau khổ + Câu thơ 2: Từ mưa chỉ thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa + Câu thơ 3: Từ mưa chỉ sự thay đổi của không gian, thời gian hoặc xã hội + Câu thơ 4: Từ mưa chỉ sự vất vả gian khổ. Câu 2 (5,0 điểm): Cảm nhận của em về đoạn thơ: “Đồng chiêm phả nắng lên không Cánh cò dẫn gió qua thung lúa vàng Gió nâng tiếng hát chói chang Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời.” (Trích “Tiếng hát mùa gặt” – Nguyễn Duy) 1. Về kĩ năng: - Viết được một bài văn cảm thụ có bố cục đủ ba phần, thể hiện được sự cảm nhận tinh tế về cái hay, cái đẹp của đoạn thơ (nếu thí sinh viết đoạn văn thì không cho điểm tối đa) - Thí sinh có thể cảm nhận theo 2 hướng: tách riêng nghệ thuật và nội dung; kết hợp cảm nhận về giá trị nghệ thuật và nội dung của đoạn thơ. - Văn viết mạch lạc, trong sáng, có cảm xúc; không mắc lỗi diễn đạt, chính tả. 2. Về kiến thức: Đảm bảo được các nội dung sau: 2.1. Mở bài: Cảm nhận chung về đoạn thơ. (0,5 điểm) 2.2. Thân bài: - Bức tranh đồng quê mùa gặt được khắc họa bằng những nét nghệ thuật đặc sắc: hình ảnh nhân hóa; ẩn dụ; nói quá; liên tưởng thú vị, tinh tế (đồng chiêm phả nắng lên không, cánh cò dẫn gió, gió nâng tiếng hát chói chang, lưỡi hái liếm ngang chân trời ); thể thơ lục bát quen thuộc; từ ngữ gợi hình, gợi cảm (phả, chói chang, long lanh, liếm ngang). (1,5 điểm) - Đoạn thơ đã khắc họa được một bức tranh đồng quê mùa gặt thật đẹp: Đó là hình ảnh đồng lúa chín được miêu tả với màu vàng của đồng lúa, của nắng; âm thanh của 2
  3. tiếng hát, của không khí lao động; hình ảnh gần gũi, sống động, nên thơ, hữu tình (“Cánh cò dẫn gió qua thung lúa vàng”, “Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời”). (1,5 điểm) - Đoạn thơ đã thể hiện được niềm vui phấn khởi, rộn ràng, tin yêu của người nông dân trước vụ mùa bội thu. (1,0 điểm) 2.3. Kết bài: Đánh giá chung về đoạn thơ. (0,5 điểm) Câu 3 (12,0 điểm): A. Yêu cầu về kỹ năng: Biết làm một bài văn nghị luận phân tích tác phẩm văn học để chứng minh cho một nhận định. Bài làm có kết cấu chặt chẽ, rõ ràng, diễn đạt tốt, không mắc các loại lỗi, chữ viết cẩn thận. B. Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở hiểu được nội dung nhận định, nắm vững tác phẩm, biết phân tích theo định hướng, bài làm cần đạt được những ý sau: 1. Mở bài: Giới thiệu tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm và trích dẫn nhận định (1,0 điểm) 2. Thân bài: a. Nêu luận điểm xuất phát: Nhận định đã khái quát được giá trị đặc sắc của tác phẩm (0,5 điểm) * Giải thích ngắn gọn ý kiến (0,5 điểm) - Những nhân vật trong tác phẩm đều không có tên riêng, không có những nét ngoại hình, cá tính thật đặc sắc. Họ đều là những con người bình dị ta có thể gặp bất cứ ở đâu trong cuộc sống hàng ngày. - Lặng lẽ Sa Pa là khám phá về sự gặp gỡ trong tâm hồn và lẽ sống của những con người ấy. Đó là sự lặng lẽ dâng cho đời tình yêu và sức lực của mình. b. Phân tích tác phẩm để chứng minh cho nhận định: * Nhân vật anh thanh niên (2,5 điểm) - Hoàn cảnh sống và làm việc, những khó khăn mà anh phải đối mặt. - Nét nổi bật ở nhân vật là tình yêu, tinh thần trách nhiệm với công việc. Anh góp một phần thầm lặng mà ý nghĩa cho cuộc sống. Anh đã vượt qua hoàn cảnh khó khăn bằng suy nghĩ đúng đắn, sâu sắc về ý nghĩa của công việc và cách tổ chức, sắp xếp cuộc sống một cách khoa học. - Sự cởi mở, quan tâm đến mọi người cùng lối sống trẻ trung yêu đời của anh mang đến niềm vui bất ngờ cho họ, làm cho cuộc sống vùng núi cao nơi đây thêm hương thêm sắc. - Với vẻ đẹp bình dị, thầm lặng mà cao quí, nhân vật không chỉ góp phần mình làm đẹp cho cuộc sống mà còn giúp cho mọi người có những nhận thức, suy nghĩ sâu sắc về lẽ sống, có niềm tin vào cuộc đời. (Ông hoạ sĩ tìm thấy đối tượng nghệ thuật mà mình ao ước, cô kỹ sư trẻ tìm thấy ý nghĩa cuộc sống). * Nhân vật ông hoạ sĩ già (1,25 điểm) - Là người từng trải trong nghề nghiệp, ông say sưa tâm huyết trong hành trình sáng tạo nghệ thuật, khao khát đi tìm đối tượng của nghệ thuật. Ông lặng thầm quan sát, suy ngẫm và phát hiện chiều sâu vẻ đẹp con người. 3
  4. - Ông ý thức sâu sắc về quá trình lao động sáng tạo của người nghệ sĩ: “làm thế nào hiện lên được mẫu người ấy? Cho người xem hiểu được anh ta, mà không phải hiểu như một ngôi sao xa? Và làm thế nào đặt được chính tấm lòng của nhà hoạ sĩ vào giữa bức tranh đó”. * Nhân vật cô kĩ sư trẻ (1,25 điểm) - Sẵn sàng rời thành phố đến với vùng đất xa xôi khi vừa mới ra trường. Đó là biểu hiện của nhiệt huyết tuổi trẻ và khát khao cống hiến. - Từ những cảm nhận về vẻ đẹp của anh thanh niên, cô gái ấy đã có nhận thức sâu sắc về lẽ sống và vững tin vào con đường mình đi tới. * Các nhân vật khác (1,5 điểm) - Ông kỹ sư ở vườn rau dưới Sa Pa ngày này sang ngày khác rình xem cách ong lấy phấn, thụ phấn cho hoa su hào và tự mình làm việc đó thay ong, để nhân dân miền Bắc được ăn những củ su hào to hơn, ngọt hơn. - Đồng chí nghiên cứu khoa học lập bản đồ sét, mười một năm không một ngày xa cơ quan, không đi đến đâu mà tìm vợ, quyết tâm hoàn thành cái bản đồ sét riêng cho nước ta. - Bác lái xe là người cởi mở, gần gũi và yêu mến mọi người. c. Đánh giá khái quát (2,5 điểm) - Mỗi con người có nét đẹp riêng nhưng đều gặp nhau ở sự khiêm nhường bình dị, ở tình yêu và sự gắn bó với cuộc đời, ở sự cống hiến thầm lặng. Họ là hiện thân cụ thể của hai chữ sống đẹp. - Tác phẩm kể về sự gặp gỡ giữa cái lặng lẽ của Sa Pa và sự thầm lặng của những nhân vật. Chính cái lặng lẽ ấy khơi dậy trong lòng độc giả tình cảm trân trọng nâng niu vẻ đẹp cao quí của con người, vững tin hơn vào cuộc sống và có ý thức trách nhiệm, khao khát cống hiến với cuộc đời chung. - Những cảm nghĩ của bản thân về giá trị của tác phẩm. 3. Kết bài: Học sinh khái quát giá trị tác phẩm và nêu cảm nhận, bài học rút ra từ câu chuyện (1,0 điểm) * Lưu ý: HS có thể làm theo những hướng khác nhau để phân tích tác phẩm nhằm chứng minh làm rõ nhận định: - Phân tích và nêu vẻ đẹp của từng nhân vật: học sinh phải biết dùng các lí lẽ, dẫn chứng chi tiết cụ thể, tiêu biểu trong tác phẩm để làm sáng tỏ nhận định. - Phân tích chứng minh nhận định theo 2 ý: về các nhân vật trong tác phẩm và vẻ đẹp ở mỗi người. - HS có thể diễn đạt ý theo các cách khác nhau, nếu vẫn đáp ứng gợi ý trong đáp án thì giám khảo xem xét cho điểm. C. Cách cho điểm: - Điểm 10-12: Bài làm đáp ứng tương đối đầy đủ các yêu cầu trên, có thể còn một vài lỗi nhỏ trong diễn đạt. - Điểm 7-9: Bài làm trình bày được khoảng hai phần ba số ý của yêu cầu về kiến thức, còn mắc một vài lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp. - Điểm 5-6: Bài làm trình bày được khoảng một nửa số ý của yêu cầu về kiến thức, còn mắc lỗi về diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp. - Điểm 3-4: Bài làm sơ sài, mắc nhiều lỗi diễn đạt, ngữ pháp, chính tả. - Điểm 0: Bài làm lạc đề hoàn toàn 4