Đề thi môn Ngữ văn - Kỳ thi chọn học sinh giỏi Lớp 9 - Năm học 2014-2015 - Sờ GD&ĐT Vĩnh Phúc (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi môn Ngữ văn - Kỳ thi chọn học sinh giỏi Lớp 9 - Năm học 2014-2015 - Sờ GD&ĐT Vĩnh Phúc (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_mon_ngu_van_ky_thi_chon_hoc_sinh_gioi_lop_9_nam_hoc_2.docx
Nội dung text: Đề thi môn Ngữ văn - Kỳ thi chọn học sinh giỏi Lớp 9 - Năm học 2014-2015 - Sờ GD&ĐT Vĩnh Phúc (Có đáp án)
- SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC KỲ THI CHỌN HSG LỚP 9 NĂM HỌC 2014 – 2015 ĐỀ THI MÔN: Ngữ văn ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 150 phút, không kể thời gian giao đề. Câu 1: (2,0 điểm) a. Trong những tổ hợp từ sau đây, tổ hợp nào là thành ngữ, tổ hợp nào là tục ngữ? - ăn quả nhớ kẻ trồng cây - ăn ngược nói ngạo - mồm năm miệng mười - môi hở, răng lạnh b. Em hãy giải thích các tổ hợp từ: ăn ngược nói ngạo; mồm năm miệng mười. Các tổ hợp từ đó có liên quan đến phương châm hội thoại nào? Câu 2: (3,0 điểm) Dân gian có câu: Cái khó bó cái khôn. Nhưng có người lại cho rằng: Khó khăn là thuốc kích thích để mỗi con người dũng cảm, sáng suốt và sống có lí tưởng. Em hãy bình luận những ý kiến trên. Câu 3: (5,0 điểm) Nguyễn Đình Thi từng quan niệm: “Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những chất liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ. Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh”. (Trích Tiếng nói của văn nghệ, SGK Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục, 2011, tr.12-13). Em hiểu thế nào là điều mới mẻ, lời nhắn nhủ trong quan niệm của Nguyễn Đình Thi? Qua bài thơ Ánh trăng, em hãy làm rõ điều mới mẻ và lời nhắn nhủ mà nhà thơ Nguyễn Duy đã góp cho nghệ thuật và đời sống. HẾT Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh SBD:
- SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC KỲ THI CHỌN HSG LỚP 9 NĂM HỌC 2014 – 2015 HƯỚNG DẪN CHẤM THI MÔN: Ngữ văn (04 trang) Câu Ý Nội dung Điểm 1. a. Xác định tổ hợp từ là thành ngữ, tục ngữ. 1,0 - Những tổ hợp từ là thành ngữ: ăn ngược nói ngạo; mồm năm miệng mười. 0,5 - Những tổ hợp từ là tục ngữ: ăn quả nhớ kẻ trồng cây; môi hở, răng lạnh. 0,5 b. Giải thích các tổ hợp từ: ăn ngược nói ngạo; mồm năm miệng mười và 1,0 cho biết phương châm hội thoại liên quan. - ăn ngược nói ngạo: ăn nói xỏ xiên, bịa đặt, vu khống/phương châm về 0,5 chất. - mồm năm miệng mười: lắm lời, nói tranh, nói át cả lời người khác/ phương 0,5 châm lịch sự. 2. Dân gian có câu: Cái khó bó cái khôn. 3,0 Nhưng có người lại cho rằng: Khó khăn là thuốc kích thích để mỗi con người dũng cảm, sáng suốt và sống có lí tưởng. Em hãy bình luận những ý kiến trên. - Yêu cầu về kỹ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội. Bố cục và hệ thống ý sáng rõ. Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận. Hành văn trôi chảy. Lập luận chặt chẽ. Dẫn chứng chọn lọc, thuyết phục. Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả. - Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo các ý cơ bản sau : a. Giải thích hai ý kiến (0,5 điểm) - Cái khó bó cái khôn: Khó khăn, thử thách, trở ngại hay hoàn cảnh gian nan 0,25 sẽ kìm hãm, làm hạn chế sự sáng tạo, khôn ngoan của con người. Tóm lại, ở câu nói dân gian, khó khăn sẽ là vật cản của sự sáng tạo và phát triển. - Khó khăn là thuốc kích thích để mỗi con người dũng cảm, sáng suốt và 0,25 sống có lí tưởng: Khó khăn, thử thách có tác dụng thúc đẩy nghị lực và trí tuệ, khiến con người sống có hoài bão, đam mê. Tóm lại, ở ý kiến sau, khó khăn là động lực mạnh mẽ cho sự sáng tạo và phát triển của con người. b. Bình luận hai ý kiến (2,0 điểm) - Về ý kiến thứ nhất: Cái khó bó cái khôn. + Khó khăn có thể là sự thiếu thốn về vật chất, tinh thần, sức khỏe khiến 0,5 con người không đủ điều kiện để thực hiện ý tưởng hay mong muốn của mình, lực bất tòng tâm. + Khó khăn có thể khiến con người nản chí, buông xuôi, không giữ được sự 0,5 1
- sáng suốt để tìm ra giải pháp - Về ý kiến thứ hai: Khó khăn là thuốc kích thích để mỗi con người dũng cảm, sáng suốt và sống có lí tưởng. + Khó khăn buộc con người tỉnh táo, phát huy trí tuệ để giải quyết vấn đề. 0,25 + Khó khăn là môi trường rèn luyện bản lĩnh và ý chí, hun đúc những khát 0,25 vọng lớn lao, lửa thử vàng gian nan thử sức. + Khó khăn có khả năng thôi thúc con người nỗ lực để vượt lên hoàn cảnh. 0,25 Khó khăn càng lớn thì thành công đạt được càng vẻ vang và ý nghĩa, bởi vậy, thách thức trở thành động lực - Cả hai ý kiến: đều có cơ sở thực tế, giúp ta nhận thấy tác động có tính hai 0,25 mặt của khó khăn đối với trí tuệ, phẩm chất và lí tưởng sống của con người. c. Bài học nhận thức và hành động (0,5 điểm) - Không nên bi quan khi đối mặt với khó khăn thử thách, vì chính dân gian 0,25 cũng từng có câu: Cái khó ló cái khôn. Cần phê phán những ai nản lòng trước khó khăn và ngợi ca những con người tìm thấy động lực, cơ hội trong khó khăn để khẳng định bản lĩnh, đi tới thành công. - Tuy nhiên, để có thể biến khó khăn thành động lực, con người cũng cần 0,25 trau dồi, rèn luyện bản thân, chủ động đón nhận khó khăn thì trong khó khăn mới có thể tìm ra cơ hội. 3. Nguyễn Đình Thi từng quan niệm: 5,0 “Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những chất liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ. Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh”. (Trích Tiếng nói của văn nghệ, SGK Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục, 2011, tr.12 -13). Em hiểu thế nào là điều mới mẻ, lời nhắn nhủ trong quan niệm của Nguyễn Đình Thi? Qua bài thơ Ánh trăng, em hãy làm rõ điều mới mẻ và lời nhắn nhủ mà nhà thơ Nguyễn Duy muốn góp vào đời sống. - Yêu cầu về kĩ năng Hiểu đề, biết cách làm bài văn nghị luận văn học. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ. Hành văn trôi chảy. Văn viết có cảm xúc. Không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả. - Yêu cầu về kiến thức Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải làm sáng tỏ những nội dung cơ bản sau : a. Giải thích khái niệm (0,5 điểm) - Điều mới mẻ: là cách cảm nhận và thể hiện độc đáo của người nghệ sĩ về 0,25 hiện thực đời sống. 2
- - Lời nhắn nhủ: Là tư tưởng, tình cảm, thông điệp thẩm mỹ mà người nghệ 0,25 sĩ muốn gửi đến bạn đọc thông qua tác phẩm nghệ thuật của mình. Thông điệp ấy gắn với chức năng giáo dục và cải tạo xã hội của văn học nghệ thuật. b. Điều mới mẻ và lời nhắn nhủ của Nguyễn Duy qua Ánh trăng (4,0 điểm) - Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm (0,25 điểm) 0,25 + Nguyễn Duy là nhà thơ – chiến sĩ, gương mặt tiêu biểu trong lớp nhà thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước. Ông cũng là cây bút có sức sáng tạo bền bỉ sau năm 1975. + Ánh trăng được viết năm 1978 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Bài thơ vừa mang đến điều mới mẻ, vừa là lời nhắn nhủ sâu sắc của Nguyễn Duy về thái độ sống của con người. - Điều mới mẻ mà Nguyễn Duy thể hiện qua Ánh trăng (2,0 điểm) Trăng là đề tài quen thuộc của thơ ca xưa nay, nhưng Nguyễn Duy vẫn có 0,25 những cảm nhận và cách thể hiện riêng. + Bài thơ Ánh trăng mới mẻ ở nội dung: Trăng được thể hiện như là biểu tượng cho vẻ đẹp bình dị mà vĩnh hằng của 0,75 thiên nhiên, theo nhân vật trữ tình từ thời thơ ấu bình yên đến những ngày chiến tranh ở rừng. Vì thế, trăng còn là biểu tượng của quá khứ gian khó mà tươi đẹp, của nghĩa tình thắm thiết, đằm sâu với quê hương, đồng đội, bạn bè. Trăng còn được Nguyễn Duy đặt vào trong mối quan hệ đa chiều với nhân 0,75 vật trữ tình: Nếu quá khứ trăng là tri kỉ thì hiện tại trăng bị biến thành người dưng. Từ tình huống Thình lình đèn điện tắt, nhà thơ phát hiện thêm một vẻ đẹp khác đáng trân trọng của trăng: thủy chung, bao dung mà nghiêm khắc, có khả năng thức tỉnh con người. + Bài thơ Ánh trăng mới mẻ ở nghệ thuật: Ngôn ngữ giản dị, mộc mạc mà 0,5 vẫn chứa chất triết lí sâu xa; hình ảnh thơ đa nghĩa, có tính biểu tượng cao; kết hợp giữa chất tự sự với tính trữ tình; kết cấu bài thơ theo mạch thời gian; tạo được tình huống bất ngờ; hầu như không sử dụng dấu chấm câu và chỉ viết hoa chữ đầu tiên của mỗi khổ thơ - Lời nhắn nhủ của tác giả qua bài thơ (1,5 điểm): + Bài thơ có ý nghĩa như một lời cảnh tỉnh, lời nhắc nhở chúng ta đừng quên 0,75 đi những gì đẹp đẽ đã gắn bó với con người trong quá khứ, cần phải sống 3
- tình nghĩa, thủy chung. Đạo lí “uống nước nhớ nguồn” đã được gửi gắm kín đáo và tinh tế. + Trong cuộc sống, con người cũng cần những phút “giật mình”, nghĩa là 0,75 trạng thái thức tỉnh của lương tâm, soi lại bản thân để nhận ra sự thiếu sót, vị kỉ, chưa hoàn thiện. Nếu không có những phút giật mình như thế, con người ta rất dễ đánh mất chính mình, phản bội lại quá khứ ân tình, ân nghĩa. c. Đánh giá (0,5 điểm) - Chính những khám phá mới mẻ về nội dung nghệ thuật, chính thông điệp 0,25 giàu tính nhân văn đã làm nên sức sống của bài thơ và phong cách nghệ thuật của nhà thơ Nguyễn Duy. Đó đồng thời là bản chất của sáng tạo nghệ thuật, là yêu cầu đối với mỗi người nghệ sĩ (bài học về sáng tạo). - Bài thơ không phải là một sản phẩm của triết lí khô khan, lời nhắn nhủ 0,25 phải được thể hiện với tính nghệ thuật mới có khả năng lay động. Điều đó cũng đòi hỏi độc giả phải là người đồng sáng tạo để cảm nhận được những thông điệp mà người nghệ sĩ muốn gửi tới (bài học về tiếp nhận). Lưu ý : - Giám khảo nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh. - Cần khuyến khích những bài viết có chất văn, có những suy nghĩ và cách trình bày sáng tạo. - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0,25. HẾT 4