Đề thi môn Ngữ văn - Kỳ thi chọn học sinh giỏi Lớp 9 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD&ĐT huyện Sơn Dương (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi môn Ngữ văn - Kỳ thi chọn học sinh giỏi Lớp 9 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD&ĐT huyện Sơn Dương (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_mon_ngu_van_ky_thi_chon_hoc_sinh_gioi_lop_9_nam_hoc_2.doc
Nội dung text: Đề thi môn Ngữ văn - Kỳ thi chọn học sinh giỏi Lớp 9 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD&ĐT huyện Sơn Dương (Có đáp án)
- PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 HUYỆN SƠN DƯƠNG HUYỆN SƠN DƯƠNG, NĂM HỌC 2015 – 2016 ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao nhận đề) (Đề thi gồm có 01 trang) Câu 1. (2.0 điểm) Một ấn tượng hàm ơn khó tả dạt lên trong lòng cô gái. Không phải vì bó hoa rất to sẽ đi theo cô trong chuyến đi thứ nhất ra đời. Mà vì một bó hoa nào khác nữa, bó hoa của những háo hức và mơ mộng ngẫu nhiên anh cho thêm cô. (Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long, Ngữ văn 9- tập 1) Hình ảnh một bó hoa nào khác nữa trong đoạn văn trên được sử dụng theo biện pháp tu từ nào? Em hiểu ý nghĩa hình ảnh đó như thế nào? Câu 2. (8.0 điểm) “Nơi anh đến là biển xa, nơi anh tới ngoài đảo xa. Từ mảnh đất quê ta giữa đại dương mang tình thương quê nhà. Đây Trường Sa, kia Hoàng Sa Ngàn bão tố phong ba ta vượt qua, vượt qua .” (Nơi đảo xa - Thế Song) Từ lời bài hát trên, bằng những hiểu biết xã hội, em hãy viết một bài nghị luận trình bày suy nghĩ của em về hình ảnh những người chiến sĩ ngày đêm bảo vệ biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Câu 3. (10 điểm) “Dù viết về cái gì, văn chương chân chính cũng hướng về con người. Viết về cái xấu để cảnh tỉnh con người, để báo động giúp con người sống với bản lĩnh tốt đẹp của mình. Viết về cái tốt để con người tự tin ở mình và đó chính là hành trang cần có ở con người trong cuộc hành trình tới tương lai.” Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm – SBD:
- PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM HUYỆN SƠN DƯƠNG KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 NĂM HỌC 2015 – 2016 Môn thi: Ngữ văn Nội dung cần đạt Thang điểm Câu 1: (2.0 điểm) Học sinh xác định được: 2.0 điểm - Hình ảnh bó hoa nào khác nữa được sử dụng theo biện pháp tu từ ẩn dụ. (1.0 điểm) - Ý nghĩa: Đó là những giá trị tinh thần mà cô gái đã tìm thấy ở anh (1.0 điểm) thanh niên. Từ những điều cô chứng kiến, nghe được, từ những trang sách anh đọc dở, cô nhận ra vẻ đẹp tâm hồn anh. Anh trở thành tấm gương cho cô noi theo, cho cô yên tâm với sự lựa chọn của mình. Câu 2: (8.0 điểm) 8.0 điểm * Yêu cầu về hình thức: - Xác định đúng kiểu bài nghị luận xã hội. - Bố cục mạch lạc, diễn đạt trôi chảy, văn viết có hình ảnh. * Yêu cầu về nội dung: a. Mở bài. (1.0 điểm) - Dẫn dắt và nêu vấn đề cần nghị luận b. Thân bài. * Khẳng định chủ quyền lãnh thổ, suy nghĩ về cuộc sống của những (3.0 điểm) người lính. - Việt Nam là một quốc gia nằm ven biển. Lãnh thổ bao gồm đất liền, thềm lục địa và rất nhiều hải đảo. Bên cạnh những người chiến sĩ bảo vệ chủ quyền của đất nước trên đất liền, trên không, chúng ta không thể không nghĩ tới những người chiến sĩ ngày đêm bảo vệ biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. - Các anh là những người sống trong một hoàn cảnh có nhiều khó khăn gian khổ: sống giữa biển khơi, đầy nắng gió, thường xuyên gặp phải bão tố, Cuộc sống của các anh thiếu thốn phương tiện so với người dân ở đất liền: thiếu nước ngọt, thiếu sách báo - Xa gia đình, xa người thân nên nhiều khi phải trải qua những nỗi buồn da diết vì nhớ nhà
- - Tuy đầy gian khổ và khó khăn nhưng những điều này không làm giảm đi ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền Tổ quốc, bảo vệ cuộc sống bình yên của người dân, nhất là những ngư dân trên biển cả - Đất nước được toàn vẹn, cuộc sống vẫn phát triển bình thường, hằng ngày các em được bình yên đến trường, bữa cơm mỗi ngày không thiếu những sản phẩm của biển cả, nhờ có một phần không nhỏ công sức và sự hi sinh thầm lặng của các anh (3.0 điểm) * Mở rộng, nâng cao vấn đề. - Để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của dân tộc ta đặc biệt là chủ quyền biển đảo các chiến sĩ đang ngày đêm chiến đấu nơi “đầu sóng ngọn gió” để bảo vệ biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc Công việc của các anh vốn vất vả nay lại càng vất vả hơn. - Hình ảnh của các anh, chiến sĩ ngoài biển đảo là những hình ảnh đẹp của sự hi sinh vì nghĩa lớn. - Trước tấm gương của các anh, thế hệ trẻ chúng ta cần phấn đấu học tập tốt để góp phần xây dựng và bảo vệ quê hương, đồng thời lên án hành động xâm phạm chủ quyền lãnh thổ dân tộc của các thế lực xấu - Mỗi học sinh ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường cần có những hành động và việc làm thiết thực nhất để động viên chia sẻ với các anh cả về mặt vật chất và tinh thần. c. Kết bài: Khẳng định Trường Sa, Hoàng Sa thuộc chủ quyền của (3.0 điểm) Việt Nam, thể hiện quyết tâm bảo vệ biển đảo của Tổ quốc. Câu 3: (10 điểm) 10 điểm * Yêu cầu về kỹ năng - Biết viết một bài văn nghị luận văn học kết hợp nhiều thao tác lập luận. - Bố cục rõ ràng, kết cấu bài viết chặt chẽ, dùng từ đặt câu đúng, diễn đạt trong sáng và giàu sức biểu cảm. * Yêu cầu về kiến thức:
- a. Mở bài: Dẫn dắt và nêu vấn đề: (0.5 điểm) - Văn học là bức tranh về đời sống xã hội và con người. Văn học viết ra để phục vụ con người. - Dẫn dắt vấn đề nghị luận b. Thân bài: * Giải thích - Thế nào là văn chương chân chính? (3.0 điểm) Văn chương chân chính là văn chương gần gũi, chuyên chú ở con người, phục vụ đời sống, có ích cho con người. - Vì sao viết cái xấu, cái tốt đều nhằm hướng về con người ? Văn chương là tấm gương phản chiếu hiện thực của cuộc sống nên nó phản ánh cả những điều xấu và điều tốt của hiện thực. + Viết về cái xấu với mục đích cảnh tỉnh, giúp con người nhận ra cái đúng – sai, tốt – xấu để cải tạo con người. + Viết về cái tốt nhằm để ngợi ca, động viên khích lệ, con người. -> Đó là chức năng cao đẹp của văn chương. * Chứng minh qua bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy. (5.0 điểm) + Viết về cái gì thì thứ văn chương chân chính cũng hướng về con người. - “Ánh trăng” của Nguyễn Duy mượn cảm hứng đề tài truyền thống của thơ ca từ cổ chí kim là vầng trăng. Bài thơ không chỉ thể hiện cảm xúc về vầng trăng đẹp mà qua đó còn hướng người đọc đến bài học nhân sinh. + Viết về cái xấu để cảnh tỉnh con người, để báo động giúp con người sống với bản chất tốt đẹp của mình. - “Ánh trăng” viết về sự đổi thay bội bạc của con người với quá khứ. Quá khứ đó là sự gắn bó nghĩa tình với thiên nhiên, nhân dân, đất nước trong những năm tháng gian lao của chiến tranh. Từ nhỏ đến lúc trưởng thành, trong khó khăn gian khổ con người gắn bó với ánh trăng như tri kỉ, tri âm. Vậy mà khi hoà bình với đầy đủ tiện nghi ở thành phố, con người đã vô tình quên lãng vầng trăng,
- thay đổi tới mức coi người tri kỉ như người dưng xa lạ, lãng quên quá khứ, quay lưng lại với nhân dân với những người đã đùm bọc sẻ chia trong những năm chiến tranh gian khổ. Đó là cái xấu đáng lên án của con người. + Viết về cái tốt để con người tự tin ở mình, đó chính là hành trang để con người hướng tới tương lai. - Bản tính tốt đẹp của nhân vật trong tác phẩm là dám nhìn thẳng vào sự thật, thấy cái xấu của mình để sửa chữa và sống tốt hơn. - Người chiến sĩ trong “Ánh trăng” đã ân hận “rưng rưng”, “giật mình” bởi thái độ sống bạc nghĩa vừa qua của mình. Đó là giọt nước mắt hướng thiện. c. Kết bài: Khẳng định vấn đề nghị luận. (1.0 điểm) Văn chương và đời sống có quan hệ mật thiết với nhau. Vì thế văn chương dù viết cái xấu hay cái tốt đều hướng về con người và nâng đỡ tâm hồn con người. Đó là hành trang cần có ở con người trong cuộc hành trình tới tương lai.