Đề thi môn Ngữ văn - Kỳ thi học sinh giỏi Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Nam

docx 1 trang thungat 4820
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi môn Ngữ văn - Kỳ thi học sinh giỏi Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_mon_ngu_van_ky_thi_hoc_sinh_gioi_lop_9_nam_hoc_2018_2.docx
  • docHDC NV HSG 9.doc

Nội dung text: Đề thi môn Ngữ văn - Kỳ thi học sinh giỏi Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Nam

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 TỈNH QUẢNG NAM NĂM HỌC 2018 – 2019 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn thi: NGỮ VĂN Thời gian: 150 phút (không tính thời gian giao đề) (Đề thi này có 01 trang) Ngày thi: 04/4/2019 Câu 1 (4.0 điểm) Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “Mặt trời xuống biển như hòn lửa. Sóng đã cài then, đêm sập cửa. Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi, Câu hát căng buồm cùng gió khơi.” (Huy Cận - Đoàn thuyền đánh cá, Ngữ Văn 9, tập I, NXB Giáo dục, 2005, trang 139) a) Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ. (1.5 điểm) b) Trình bày ngắn gọn nội dung, ý nghĩa của đoạn thơ. (2.5 điểm) Câu 2 (6.0 điểm) “Hỡi các bạn trẻ, Đừng cảm thấy khổ tâm do tự ti rằng bạn đang tuột lại phía sau người khác. Cuộc sống đâu phải là cuộc chiến cạnh tranh với bạn bè xung quanh, Mà là cuộc chạy đua trường kì với chính bản thân mình.” (Hea Min - Bước chậm lại giữa thế gian vội vã, Nguyễn Việt Tú Anh dịch, NXB Hội Nhà Văn, 2017, trang 83) Hãy viết bài văn nghị luận ngắn trình bày hiểu biết và suy nghĩ của anh/chị về vấn đề “chạy đua trường kì với chính bản thân mình”. Câu 3 (10.0 điểm) Bàn về bài thơ “Sang thu” của nhà thơ Hữu Thỉnh, có ý kiến cho rằng:“Kể từ nay, hương ổi của thi phẩm sẽ phả vào tâm hồn nhiều thế hệ học trò, sẽ được những tâm hồn ấy mang tới bao nẻo thu, đến cả những miền chưa từng có mùa thu nữa”. (Chu Văn Sơn - Thơ, điệu hồn và cấu trúc, NXB Giáo dục, 2007, trang 254) Hiểu biết và cảm nhận của anh/chị về “hương ổi của thi phẩm” trong ý kiến trên. Từ đó, lý giải khả năng “phả vào tâm hồn” và sức sống lan tỏa “tới bao nẻo thu, đến cả những miền chưa từng có mùa thu nữa” của bài thơ. Hết (Giám thị không giải thích gì thêm) Họ và tên thí sinh: Phòng thi: Số báo danh: