Đề thi môn Ngữ văn - Kỳ thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT - Năm học 2016-2017 - Sở GD&ĐT Hưng Yên (Có đáp án)

docx 3 trang thungat 3200
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi môn Ngữ văn - Kỳ thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT - Năm học 2016-2017 - Sở GD&ĐT Hưng Yên (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_mon_ngu_van_ky_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_thpt_nam_hoc.docx

Nội dung text: Đề thi môn Ngữ văn - Kỳ thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT - Năm học 2016-2017 - Sở GD&ĐT Hưng Yên (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT TẠO HƯNG YÊN Năm học 2016 – 2017 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN THI: NGỮ VĂN Câu I. (5,0 điểm) Đọc đoạn thơ dưới đây và thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 6: Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu 1. Đoạn thơ trên được trích trong tác phẩm nào? Và tác giả là ai? 2. Tìm những từ láy được sử dụng trong đoạn thơ trên? 3. Trong đoạn thơ trên, khoảnh khắc giao mùa được nhà thơ cảm nhận qua những hình ảnh nào? 4. Gạch chân thành phần biệt lập tình thái có trong câu thơ Hình như thu đã về và nêu tác dụng. 5. Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ trong hai câu thơ Sông được lúc dềnh dàng/ Chim bắt đầu vội vã. 6. Viết đoạn văn diễn dịch hoặc qui nạp (từ 8 đến 10 câu) trong đó có sử dụng phép nối (gạch chân từ ngữ sử dụng phép nối) với câu chủ đề: Thiên nhiên êm đềm, tươi đẹp của mỗi miền quê cần phải được yêu quý, giữ gìn. Câu II. (5,0 điểm) Cảm nhận của em về tình yêu làng, yêu nước của nhân vật ông Hai trong tác phẩm Làng – Kim Lân. Từ đó, em hãy nhận xét ngắn gọn về tấm lòng của tác giả với người nông dân trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
  2. Đáp án đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn Câu I: 1) Đoạn thơ được trích trong bài thơ Sang thu. Tác giả là Hữu Thỉnh. 2) Những từ láy được sử dụng trong đoạn thơ là chùng chình, dềnh dàng, vội vã. (Thí sinh tìm được từ 2 đến 3 từ thì được điểm tối đa; tìm được 1 từ được 0,25 điểm) 3) Khoảnh khắc giao mùa được cảm nhận qua các hình ảnh: hương ổi phả vào gió se, sương chùng chình qua ngõ, sông dềnh dàng, chim vội vã, đám mây mùa hạ vắt nửa mình sang thu. (Thí sinh tìm được từ 3 đến 5 hình ảnh thì được 0,5 điểm; tìm được từ 1 đến 2 hình ảnh thì được 0,25 điểm) 4) Gạch chân được thành phần biệt lập tình thái: Hình như thu đã về. Tác dụng: Diễn tả trạng thái mơ hồ của nhà thơ khi đất trời sang thu. 5) Biện pháp tu từ được sử dụng là nhân hóa: Sông dềnh dàng, chim vội vã. (Nếu thí sinh chỉ nêu biện pháp nhân hóa thì được 0,25 điểm) Hiệu quả: cảnh vật hiện lên sinh động với trạng thái như con người trước bước đi của thời gian, đất trời. (Nếu thí sinh chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ khác mà hợp lí thì vẫn cho điểm theo mức điểm của câu hỏi.) 6) a) Về hình thức: Viết đúng đoạn văn diễn dịch hoặc quy nạp. Viết đủ số câu theo yêu cầu. Diễn đạt rõ ràng, chữ viết sạch sẽ, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. Gạch chân từ ngữ sử dụng phép nối. (0,25 điểm) b) Về nội dung: Thí sinh triển khai được câu chủ đề. Các câu triển khai lí giải được vì sao cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp của mỗi miền quê cần phải được yêu quý, giữ gìn. (Thí sinh có thể có nhiều hướng triển khai, miễn hợp lí, đúng đắn) Câu II: Cảm nhận tình yêu làng, yêu nước của nhân vật ông Hai trong tác phẩm Làng, tấm lòng của Kim Lân với người nông dân trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. a. Đảm bảo cấu trúc của bài nghị luận Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Tình yêu làng, yêu nước của nhân vật ông Hai, tấm lòng của Kim Lân với người nông dân trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Thí sinh có thể có nhiều cách cảm nhận và triển khai khác nhau, miễn là hợp lí. Cán bộ chấm thi có thể tham khảo gợi ý sau: * Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và nhân vật ông Hai. * Cảm nhận về tình yêu làng, yêu nước của ông Hai: Tình yêu làng:
  3. Ông Hai luôn tự hào về làng, thường khoe làng. Khi đi tản cư, ông luôn nhớ về làng, theo dõi tin tức về làng, mong trở về làng. Tình yêu làng gắn bó với tình yêu nước: Khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc: Bàng hoàng, sững sờ rồi nghi ngờ, cố chưa tin nên tìm cách hỏi gặng. Khi được xác nhận ông buộc phải tin và sống trong trong tâm trạng đau khổ, hoang mang, nơm nớp sợ hãi, xấu hổ, nhục nhã. Khi nghe tin người ta không chứa người làng chợ Dầu: Bị đẩy vào bước đường cùng, ông vô cùng bế tắc và quyết định dứt khoát: "Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù". Đó chính là biểu hiện của lòng yêu nước thiết tha. Tình yêu làng vẫn âm ỉ, dai dẳng khiến ông rơi vào một tâm trạng đầy mâu thuẫn. Ông tâm sự với con cho vơi bớt nỗi đau. Khi nghe tin cải chính làng chợ Dầu không theo giặc: Gánh nặng tâm lý được trút bỏ, ông vui sướng, tự hào về làng. Nghệ thuật thể hiện: Phân tích, miêu tả tâm lý nhân vật xuất sắc; tạo được tình huống giàu kịch tính. * Nhận xét về tấm lòng của Kim Lân với người nông dân trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp: Tấm lòng gắn bó tha thiết, am hiểu, trân trọng, tin tưởng vào tình yêu làng, yêu nước và tinh thần giác ngộ cách mạng, tham gia kháng chiến của người nông dân. d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu. Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.