Đề thi môn Ngữ văn Lớp 11 - Kỳ thi khảo sát chất lượng giữa học kỳ II - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Liễn Sơn
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi môn Ngữ văn Lớp 11 - Kỳ thi khảo sát chất lượng giữa học kỳ II - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Liễn Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_mon_ngu_van_lop_11_ky_thi_khao_sat_chat_luong_giua_ho.docx
- DE THI.pdf
- HUONG DAN CHAM.pdf
- MA TRAN.pdf
- HUONG DAN CHAM.docx
- MA TRAN.docx
Nội dung text: Đề thi môn Ngữ văn Lớp 11 - Kỳ thi khảo sát chất lượng giữa học kỳ II - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Liễn Sơn
- SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC KỲ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KỲ II TRƯỜNG THPT LIỄN SƠN NĂM HỌC 2020 - 2021 ―――――― ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN 11 ĐỀ THI Thời gian làm bài : 90 phút, không kể thời gian phát đề. ———————————— I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc văn bản dưới đây: (1) Một khi đã phân biệt chuyện nào đúng, chuyện nào sai, người nào đúng, người nào sai, khi đó bạn đã tự mặc định việc lựa chọn phe cho mình. Khi phân định rạch ròi đúng – sai, chúng ta có xu hướng tốn công thuyết phục những người xung quanh để họ có cùng niềm tin như mình, thậm chí còn ghét bỏ, không thể đứng cùng một chỗ với người có tư tưởng đối lập. Bạn đã bao giờ tự hỏi, điều gì khiến bạn cảm thấy khó chịu, ghét bỏ đối phương vào lúc đó chưa? Vì họ có quan điểm trái ngược? Hay vì họ không chịu lắng nghe bạn, không tin bạn, không tuân theo bạn, không thừa nhận rằng bạn đúng? ( ) (2) Chúng ta có nhất thiết cần phải chiến đấu đến cùng với người khác để giành được phần thắng, để được thừa nhận? Đến cuối cùng, chiến thắng đó liệu sẽ đem lại cho bạn điều gì? Bạn có thực sự chiến thắng không hay đó đơn thuần là chiến thắng của “cái Tôi” bên trong bạn? (3) Một “cái Tôi” luôn kêu gào muốn người khác phải nghe mình, phải tôn trọng mình, phải để mình làm chỉ huy. Một “cái Tôi” khắc khoải mong được thừa nhận. Một “cái Tôi” thích chiến đấu hơn là nhún nhường. Một “cái Tôi” nói lý lẽ rất giỏi, nhưng lại chỉ thích bịt tai, vì không chịu lắng nghe nên chưa thể hiểu, chưa thể thương một người có lựa chọn khác biệt. Một “cái Tôi” vẫn còn cầm tù mình trong những vai trò, ranh giới, ẩn giấu bên trong là những lo toan, sợ hãi nên khi đứng trước sự đối lập mới vội vàng nóng giận, vội vàng tức tối, cảm thấy bị đe doạ và lo lắng về tương lai. Khi “cái Tôi” tù túng thì sẽ rất khó để nó thực sự tôn trọng sự tự do của kẻ khác. (Trích Chúng ta đâu chỉ sống cho riêng mình – Dương Thùy, Nxb. Hà Nội, 2016, tr.118 – 119) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên. Câu 2. Theo tác giả, một “cái Tôi” tù túng thường có những biểu hiện như thế nào? Câu 3. Có những biện pháp tu từ nào được sử dụng trong đoạn văn (3). Phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ đó? Câu 4. Theo anh/chị, việc đề cao “cái Tôi” cá nhân sẽ tác động như thế nào đến lối sống của thế hệ trẻ hiện nay? Vì sao? II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về niềm vui lớn và lẽ sống lớn của Tố Hữu trong buổi đầu gặp gỡ lí tưởng cộng sản trong đoạn thơ dưới đây: Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lí chói qua tim Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim Tôi buộc lòng tôi với mọi người Để tình trang trải với trăm nơi Để hồn tôi với bao hồn khổ Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời (Trích Từ ấy, Tố Hữu, SGK Ngữ văn 11, tập 2, NXB GD 2011, trang 44) ___HẾT___ Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ tên thí sinh SBD Phòng thi: