Đề thi môn Sinh học - Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2018 - Mã đề 120 - Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi môn Sinh học - Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2018 - Mã đề 120 - Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_mon_sinh_hoc_ky_thi_trung_hoc_pho_thong_quoc_gia_nam.doc
Nội dung text: Đề thi môn Sinh học - Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2018 - Mã đề 120 - Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm
- TRƯỜNG THPT CHUYÊN KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA 2018 NGUYỄN BỈNH KHIÊM Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN Môn thi thành phần: SINH HỌC ĐỀ THI THỬ Thời gian làm bài : 50 phút , không kể thời gian giao đề ( Đề thi có 07 trang ) Họ và tên thí sinh: Mã đề thi 120 Số báo danh: Câu 81: Trong một thí nghiệm, người ta xác định được lượng nước thoát ra và lượng nước hút vào của mỗi cây trong cùng một đơn vị thời gian như sau: Theo lí thuyết, cây nào sau đây không bị héo? A. Cây A. B. Cây B. C. Cây C. D. Cây D. Câu 82:Sản phẩm đầu tiên của chu trình Canvin là chất nào sau đây? A.ATP, NADPH. B. APG (axit phôtphoglixêric). C.ALPG (anđêhit phôtphoglixêric). D. RiDP (ribulôzơ - 1,5- điphôtphat). Câu 83: Loại vi khuẩn nào sau đây làm nhiệm vụ chuyển đạm nitrát thành N2? A.Vi khuẩn nitrat hoá B. Vi khuẩn amôn hoá. C.Vi khuẩn phản nitrát hoá. D. Vi khuẩn cố định nitơ. Câu 84: Khi nói về đặc điểm của hệ tuần hoàn kín, phát biểu nào sau đây sai? A.Máu vận chuyển trong hệ mạch kín. B.Máu vận chuyển với vận tốc chậm hơn so với hệ tuần hoàn hở. C.Động mạch nối với tĩnh mạch nhờ các mao mạch. D.Máu tiếp xúc với tế bào qua dịch mô. Câu 85: Hợp tử được hình thành trong trường hợp nào sau đây có thể phát triển thành thể ba nhiễm ? A. Giao tử (n) kết hợp với giao tử (n + 1). B. Giao tử (n - 1) kết hợp với giao tử (n + 1). C. Giao tử (2n) kết hợp với giao tử (2n). D. Giao tử (n) kết hợp với giao tử (2n). Câu 86: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố nào sau đây có thể làm thay đổi đột ngột tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể? A. Giao phối không ngẫu nhiên. B. Giao phối ngẫu nhiên. C. Các yếu tố ngẫu nhiên. D. Đột biến. Câu 87: Cơ thể có kiểu gen nào sau đây được gọi là thể đồng hợp tử về cả hai cặp gen đang xét? A. AABb. B. AaBB. C. AAbb. D. AaBb. Câu 88: Ví dụ nào sau đây minh họa mối quan hệ hỗ trợ cùng loài? A. Bồ nông xếp thành hàng đi kiếm ăn bắt được nhiều cá hơn bồ nông đi kiếm ăn riêng rẽ. B. Các con hươu đực tranh giành con cái trong mùa sinh sản. C. Cá ép sống bám trên cá lớn. D. Cây phong lan bám trên thân cây gỗ trong rừng. Câu 89: Ở tế bào nhân thực, quá trình nào sau đây chỉ diễn ra ở tế bào chất? A. Phiên mã tổng hợp tARN. B. Nhân đôi ADN. C. Dịch mã. D. Phiên mã tổng hợp mARN. Câu 90: Trong lịch sử phát triển của sinh giới trên Trái Đất, bò sát cổ ngự trị ở A. kỉ Jura. B. kỉ Pecmi. C. kỉ Đêvôn. D. kỉ Cambri. Câu 91: Quần thể sinh vật có thành phần kiểu gen nào sau đây đang ở trạng thái cân bằng di truyền? A. 0,6AA : 0,4aa. B. 100%Aa. C. 0,25AA : 0,5Aa : 0,25aa. D. 0,1AA : 0,4Aa : 0,5aa. Câu 92: Khi nói về các thành phần hữu sinh của hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây đúng? A. Nấm hoại sinh là nhóm sinh vật có khả năng phân giải chất hữu cơ thành các chất vô cơ. B. Sinh vật sản xuất bao gồm thực vật, tảo và tất cả các loài vi khuẩn. C. Sinh vật kí sinh và hoại sinh đều được coi là sinh vật phân giải. D. Sinh vật tiêu thụ bậc 1 thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1. Võ Ngọc Mãnh – SK14- Trường THPT Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm Trang 1 / 7- Mã đề thi 120
- Câu 93: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, khi nói về vai trò của các nhân tố tiến hóa, phát biểu nào sau đây sai? A. Chọn lọc tự nhiên là nhân tố tiến hóa có hướng. B. Các yếu tố ngẫu nhiên có thể làm nghèo vốn gen của quần thể. C. Di - nhập gen có thể mang đến những alen đã có sẵn trong quần thể. D. Giao phối không ngẫu nhiên vừa làm thay đổi tần số alen vừa làm thay đổi thành phần KG của quần thể. Câu 94: Bộ phận điều khiển trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi có chức năng: A.Làm tăng hay giảm hoạt động trong cơ thể để đưa môi trường về trạng thái cân bằng và ổn định. B.Điều khiển hoạt động của các cơ quan bằng cách gửi đi các tín hiệu thần kinh hoặc hoocmôn. C.Tiếp nhận kích thích từ môi trường và hình thần xung thần kinh. D.Làm biến đổi điều kiện lí hóa của môi trường trong cơ thể. 2 Câu 95: Một gen tổng hợp một phân tử protein có 498 aa, trong gen có tỉ lệ A/G = . Nếu sau đột biến tỉ 3 lệ A/G = 66,85%. Đây là đột biến: B. Thay thế hai cặp A – T ở hai bộ ba kế tiếp bằng hai cặp G – X. A. Thay thế một cặp A – T bằng một cặp G – X. C. Thay thế một cặp G – X bằng một cặp A – T. D. Thay thế hai cặp G – X ở hai bộ ba kế tiếp bằng hai cặp A – T. Câu 96: Trong phép lai một cặp tính trạng khi đem lai phân tích các cá thể có kiểu hình trội ở thể hệ F2, MenĐen đã nhận biết được điều gì ? 1 2 A. cá thể F2 có KG giống P: cá thể F2 có KG giống F1. B. 100% cá thể F2 có kiểu gen giống nhau. 3 3 2 1 C. cá thể F2 có KG giống P: cá thể F2 có KG giống F1.D. F2 có kiểu gen giống P hoặc có kiểu gen giống 3 3 F1. Câu 97: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về chọn lọc tự nhiên? I.Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi tần số kiểu gen, qua đó làm biến đổi tần số alen của quần thể. II.Chọn lọc tự nhiên chống lại alen trội làm biến đổi tần số alen của quần thể nhanh hơn so với chọn lọc chống lại alen lặn. III.Chọn lọc tự nhiên làm xuất hiện các alen mới và làm thay đổi tần số alen của quần thể. IVChọn lọc tự nhiên có thể làm biến đổi tần số alen một cách đột ngột không theo một hướng xác định. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 98: Số lượng cá thể chó sói và nai sừng tấm trong giai đoạn 1955-1996 được cho bởi đồ thị bên. Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Biến động số lượng của hai loài thuộc loại không theo chu kì B. Sự biến động số lượng quần thể nai sừng tấm diễn ra mạnh trong giai đoạn 1990 – 1996 C. Sự tăng và giảm số lượng cá thể chó sói và nai sừng tấm không phụ thuộc vào nhau D. Sự gia tăng số lượng nai sừng tấm trong những năm 1965 – 1975 là một trong những nguyên nhân cho sự gia tăng số lượng chó sói ở giai đoạn 1975 – 1980. Câu 99: Khi nói về diễn thế sinh thái, có bao nhiêu kết luận nào sau đây không đúng? I. Nghiên cứu diễn thế giúp chúng ta có thể khai thác hợp lý tài nguyên và khắc phục những biến đổi bất lợi của môi trường. Võ Ngọc Mãnh – SK14- Trường THPT Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm Trang 2 / 7- Mã đề thi 120
- II. Diễn thế thứ sinh là diễn thế xuất hiện ở môi trường đã có quần xã sinh vật, nhưng nay bị hủy diệt, kết quả của nó là luôn hình thành quần xã suy thoái. III. Nguyên nhân bên ngoài như bão, lụt, cháy gây ra diễn thế sẽ làm cho quần xã trẻ lại hoặc bị hủy hoại hoàn toàn. IV.Quần xã đỉnh cực có đa dạng cao, ổ sinh thái của mỗi loài thu hẹp, tồn tại khá ổn định một thời gian dài. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 100: Khi nói về ảnh hưởng của nồng độ CO2 đến quang hợp, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Nồng độ CO2 càng cao thì cường độ quang hợp càng tăng. II.Cùng một nồng độ CO2 như nhau thì tất cả các loài cây đều có cường độ quang hợp như nhau. III. Khi nồng độ CO2 vượt trên 0,3% thì cường độ quang hợp của cây thường bị ức chế. IV. Các loài thực vật C4 có điểm bù CO2 thấp hơn so với các loài thực vật C3. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 101: Khi nói về vai trò của các enzim trong cơ thể di truyền ở cấp độ phân tử, phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Enzim ligaza tác động lên cả hai mặt đơn mới được tổng hợp từ một phân tử ADN mẹ trong quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực. B. Enzim ARN polimeraza có vai trò lắp các nucleotit theo nguyên tắc bổ sung C. Enzim ARN polimeraza không có vai trò tháo xoắn phân tử ADN D. Enzim ADN polimeraza có vai trò lắp ráp các nucleotit theo nguyên tắc bổ sung Câu 102: Cho sơ đồ của một dạng cơ chế đột biến cấu trúc NST được mô tả như hình sau. Có bao nhiêu kết luận đúng về trường hợp bị đột biến trên: I.Sơ đồ trên mô tả hiện tượng trao đổi chéo giữa các NST không tương đồng II.Đột biến này có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành loài mới III.Có thể sử dụng các dòng côn trùng mang loại đột biến này làm công cụ phòng trừ sâu hại IV.Các cá thể mang đột biến này bị giảm khả năng sinh sản A. 2 B. 1 C. 3 D. 4 Câu 103: Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Đột biến điểm có thể không làm thay đổi tổng liên kết hidro của gen. II. Qua quá trình phân bào, gen đột biến luôn được di truyền cho tế bào con. III.Nếu đột biến điểm làm tăng liên kết hidro của gen thì chứng tỏ sẽ làm tăng chiều dài của gen. IV. Đột biến thay thế một cặp nucleotit có thể làm xuất hiện bộ ba kết thúc sớm. A. 1. B. 3. C. 2. D. 4. Câu 104: Khi nói về hoạt động của hệ tuần hoàn hở, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I.Ở hệ tuần hoàn hở, máu chảy trong mạch và điều phối tới các cơ quan trong cơ thể chậm nên hệ tuần hoàn hở không đáp ứng được nhu cầu O2 của động vật hoạt động tích cực. II.Hệ tuần hoàn hở có ở côn trùng là nhóm động vật hoạt động tích cực. III.Hệ tuần hoàn hở thích hợp với động vật ít hoạt động. IV.Côn trùng không sử dụng hệ tuần hoàn để trao đổi khí O2 và CO2. A. 1. B. 3. C. 2. D. 4. Võ Ngọc Mãnh – SK14- Trường THPT Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm Trang 3 / 7- Mã đề thi 120
- Câu 105: Trong các hoạt động sau đây của con người, có bao nhiêu hoạt động góp phần khắc phục suy thoái môi trường và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên? I. Bảo vệ rừng và trồng cây gây rừng. II. Chống xâm nhập mặn cho đất. III. Tiết kiệm nguồn nước sạch. III.Giảm thiểu lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. A. 1. B. 2. C. 4. D. 3. Câu 106: Một quần thể thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội không hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng, kiểu gen Aa quy định hoa hồng. Nghiên cứu thành phần kiểu gen của quần thể này qua các thế hệ, người ta thu được kết quả ở bảng sau: Thế hệ P F1 F2 F3 Tần số kiểu gen AA 2/5 9/16 16/25 25/36 Tần số kiểu gen Aa 2/5 6/16 8/25 10/36 Tần số kiểu gen aa 1/5 1/16 1/25 1/36 Cho rằng quần thể này không chịu tác động của các nhân tố đột biến, di- nhập gen và các yếu tố ngẫu nhiên. Phân tích bảng số liệu trên, phát biểu nào sau đây đúng? A. Cây hoa đỏ không có khả năng sinh sản và quần thể này giao phấn ngẫu nhiên. B. Cây hoa trắng không có khả năng sinh sản và quần thể này giao phấn ngẫu nhiên. C. Cây hoa hồng không có khả năng sinh sản và quần thể này tự thụ phấn nghiêm ngặt. D. Cây hoa trắng không có khả năng sinh sản và quần thể này tự thụ phấn nghiêm ngặt. Câu 107: Ba tế bào sinh dục có kiểu gen AAaa (2n+2) thực hiện quá trình giảm phân hình thành giao tử .Biết không xảy ra đột biến mới. Theo lí thuyết, trong các trường hợp dưới đây, có tối đa bao nhiêu trường hợp được tạo ra từ quá trình giảm phân của ba tế bào trên? I. 100% Aa II. 1 AA : 2 aa : 1 Aa III. 50% AA : 50% aa IV. 4 Aa : 1 AA : 1 aa V. 50% Aa : 50% aa VI. 1 AA : 1aa : 1 Aa. A. 5. B. 4. C. 1. D. 3. Câu 108: Ổ sinh thái dinh dưỡng của bốn quần thể M, N, P, Q thuộc bốn loài thú sống trong cùng một môi trường và cùng thuộc một bậc dinh dưỡng kí hiệu bằng các vòng tròn ở hình bên. Phân tích hình này, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Quần thể P và quần thể M không cạnh tranh về dinh dưỡng. II. Sự thay đổi kích thước quần thể P không ảnh hưởng đến kích thước quần thể M. III. Quần thể M và quần thể N có ổ sinh thái dinh dưỡng trùng nhau nên chúng không thể cùng chung sống trong một sinh cảnh. IV. Quần thể M và quần thể N xảy ra cạnh tranh mạnh mẽ hơn quần thể N và quần thể P. A. 1 B. 3 C. 2 D. 4 Câu 109: Giả sử lưới thức ăn sau đây gồm các loài sinh vật được ký hiệu: K , L, M, N, P, O. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Loài P là loài có tổng sinh khối lớn nhất. II. Loài O thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3 hoặc cấp 4. III.Loài N tham gia nhiều chuỗi thức ăn nhất. IV.Nếu loài N bị nhiễm độc thì loài O là loài bị nhiễm độc nặng hơn loài N. V. Sự suy giảm số lượng cá thể loài P không ảnh hưởng đến sự thay đổi số lượng của loài N và O. A. 1 B. 2. C. 3 D. 4. Câu 110: Ở một loài thực vật, tiến hành phép lai P thuần chủng thân cao, hoa đỏ đậm và thân thấp hoa trắng, ở F1 100% thân cao, đỏ nhạt. Cho F1 giao phấn với nhau, ở F2 có 101 thân cao, hoa đỏ đậm : 399 thân cao, hoa đỏ vừa : 502 thân cao, hoa đỏ nhạt : 202 thân cao, hoa hồng : 99 thân thấp, hoa đỏ nhạt : 198 thân thấp, hoa hồng : 103 thân thấp, hoa trắng. Diễn biến quá trình phát sinh giao tử đực và cái giống nhau. Có bao nhiêu nhận định dưới đây không đúng về phép lai kể trên: I. Tính trạng màu sắc hoa do các locus tương tác theo kiểu cộng gộp chi phối. Võ Ngọc Mãnh – SK14- Trường THPT Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm Trang 4 / 7- Mã đề thi 120
- II. Quá trình giảm phân hình thành giao tử đực và giao tử cái ở F1 không xảy ra hiện tượng hoán vị gen. III.Cây có kiểu hình thân thấp, hoa hồng ở F2 giao phấn ngẫu nhiên với nhau thì đời con thu được về mặt lý thuyết 50% cây thân thấp, hoa trắng. IV. Cây thân cao, hoa đỏ vừa ở F2 có 2 kiểu gen khác nhau. A. 1 B. 3 C. 2 D. 4 Câu 111: Ở ruồi giấm, hai gen B và V cùng nằm trên một cặp NST tương đồng trong đó B quy định thân xám trội hoàn toàn so với b quy định thân đen; V quy định cánh dài trội hoàn toàn so với v quy định cánh cụt. Gen D nằm trên NST giới tính X ở đoạn không tương đồng quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với d quy định mắt trắng. Cho ruồi cái thân xám, cánh dài, mắt đỏ giao phối với ruồi đực thân đen, cánh cụt, mắt trắng (P), thu được F1 có 100% cá thể thân xám, cánh dài, mắt đỏ. Các cá thể F1 giao phối tự do, thu được F2. Ở F2, loại ruồi đực có thân xám, cánh cụt, mắt đỏ chiếm 1,25%. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Ở F2, có 28 kiểu gen và 12 loại kiểu hình. II. Ở F2, kiểu hình thân xám, cánh dài, mắt đỏ chiếm 52,5%. III.Nếu cho ruồi cái F1 lai phân tích thì ở đời con, loại ruồi đực thân xám, cánh cụt, mắt đỏ chiếm 2,5%. IV. Nếu cho ruồi đực F1 lai phân tích thì ở đời con, loại ruồi cái thân xám, cánh dài, mắt đỏ chiếm 10%. A. 2 B. 3 C. 1 D. 4 Câu 112: Một loài thú, cho cá thể cái lông quăn, đen giao phối với cá thể đực lông thẳng, trắng (P) thu được F1 gồm 100% cá thể lông quăn, đen. Cho F1 giao phối với nhau, thu được F2 có kiểu hình phân ly theo tỉ lệ: 50% cá thể cái lông quăn, đen ; 20% cá thể đực lông quăn, đen : 20% cá thể đực lông thẳng, trắng : 5% cá thể đực lông quăn, trắng : 5% cá thể đực lông thẳng, đen. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng và không xảy ra đột biến. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Các gen quy định các tính trạng đang xét đều nằm trên NST giới tính. II. Trong quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái ở F1 đã xảy ra hoán vị gen với tần số 20%. III. Nếu cho cá thể đực F1 giao phối với cá thể cái lông thẳng, trắng thì thu được đời con có số cá thể cái lông quăn, đen chiếm 50%. IV. Nếu cho cá thể cái F1 giao phối với cá thể đực lông thẳng, trắng thì thu được đời con có số cá thể đực lông quăn, trắng chiếm 5%. A. 2. B. 4. C. 3. D. 1. Câu 113: Giả sử có 3 tế bào vi khuẩn E. coli, mỗi tế bào có chứa một phân tử ADN vùng nhân được đánh 15 14 dấu bằng N ở cả hai mạch đơn. Người ta nuôi các tế bào vi khuẩn này trong môi trường chỉ chứa N mà 15 không chứa N trong thời gian 3 giờ. Trong thời gian nuôi cấy này, thời gian thế hệ của vi khuẩn là 20 phút. Cho biết không xảy ra đột biến, có bao nhiêu dự đoán sau đây đúng? I. Số phân tử ADN vùng nhân thu được sau 3 giờ là 1536. 14 II. Số mạch đơn ADN vùng nhân chứa N thu được sau 3 giờ là 1533. 14 III. Số phân tử ADN vùng nhân chỉ chứa N thu được sau 3 giờ là 1530. 15 IV. Số mạch đơn ADN vùng nhân chứa N thu được sau 3 giờ là 6. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 114: Ở một loài động vật, cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, trong quá trình giảm phân đã Ab D d Ab D xảy ra hoán vị gen ở cả hai giới với tần số như nhau. Phép lai P : ♀ X X x ♂ X Y thu được F1 aB aB trong tổng số cá thể cái mang kiểu hình trội của 3 tính trạng trên, số cá thể có kiểu gen đồng hợp 3 cặp gen chiếm tỉ lệ 1/27. Theo lý thuyết, dự đoán về kết quả ở F1: I. Có 40 loại kiểu gen và 12 loại kiểu hình. AB II.Số cá thể có kiểu gen XDXd chiếm trên 8% ab III.Tỷ lệ cá thể mang kiểu hình trội của 1 trong 3 tính trạng trên chiếm tỉ lệ 40.5% IV. Tỷ lệ cá thể mang 3 alen trội của 3 gen trên chiếm tỉ lệ 13%. Võ Ngọc Mãnh – SK14- Trường THPT Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm Trang 5 / 7- Mã đề thi 120
- A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 115: Giả sử một đoạn nhiễm sắc thể có 5 gen I, II, III, IV, V được phân bố ở 5 vị trí. Các điểm a, b, c, d, e, g là các điểm trên nhiễm sắc thể và gen IV là gen có hại. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Nếu đảo đoạn be thì trật tự sắp xếp của các gen sẽ là I, IV, III, II, V. II. Nếu gen II phiên mã 5 lần thì gen IV cũng phiên mã 5 lần. III.Nếu bị mất 1 cặp nuclêôtit ở vị trí d thì sẽ làm thay đổi cấu trúc của toàn bộ các bộ ba ở các gen IV và V. IV. Nếu đoạn de bị đứt ra và tiêu biến đi thì có thể sẽ làm tăng sức sống của thể đột biến. A. 2 B. 1 C. 3 D. 4 Câu 116: Ở một loài thực vật lưỡng bội, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; Gen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Cho cây thân cao, hoa đỏ thuần chủng giao phấn với cây thân thấp, hoa trắng được hợp tử F1. Sử dụng cônsixin tác động lên hợp tử F1 để gây đột biến tứ bội hóa. Các hợp tử đột biến phát triển thành cây tứ bội . Cho các cây F1 tứ bội tự thu phấn, thu được F2 . Cho tất cả các cây F2 giao phấn ngẫu nhiên, thu được F3 . Biết rằng cây tứ bội giảm phân chỉ sinh ra giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh. Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở F3 là A. 961cây thân cao hoa đỏ : 155 cây thân cao hoa trắng : 155 cây thân thấp hoa đỏ : 25 cây thân thấp hoa trắng. B. 5929 cây thân cao hoa đỏ : 308 cây thân cao hoa trắng: 308 cây thân thấp hoa đỏ:16 cây thân thấp hoa trắng. A. 2025 cây thân cao hoa đỏ :180 cây thân cao hoa trắng :180 cây thân thấp hoa đỏ: 16 cây thân thấp hoa trắng. A. 3025 cây thân cao hoa đỏ :495 cây thân cao hoa trắng: 495 cây thân thấp hoa đỏ : 81 cây thân thấp hoa trắng Câu 117: Ở một loài thực vật lưỡng bội, tính trạng màu sắc hoa được qui định bởi một gen nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định và có 4 alen, các alen trội là trội hoàn toàn. Người ta tiến hành các phép lai sau: Kiểu hình ở F Số thứ tự phép lai P Phép lai P 1 Vàng Tím Đỏ Trắng 1 Cây hoa tím × Cây hoa vàng 202 201 0 0 2 Cây hoa vàng × Cây hoa vàng 753 0 0 252 3 Cây hoa đỏ × Cây hoa tím 160 161 321 0 4 Cây hoa tím × Cây hoa trắng 339 340 0 0 Biết không xảy ra đột biến, sự biểu hiện kiểu hình không phụ thuộc vào môi trường. Theo lí thuyết, trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu không đúng? I. Trong quần thể của loài này có tối đa 4 kiểu gen qui định cây hoa tím. II. Cho cây hoa tím giao phấn với cây hoa vàng, đời con không thể xuất hiện cây hoa trắng. III. Cây hoa trắng (P) của phép lai 4 có kiểu gen dị hợp. IV. Cây hoa tím (P) ở phép lai 3 không thể mang alen qui định hoa trắng. V. Hai cây hoa vàng (P) ở phép lai 2 có kiểu gen giống hoặc khác nhau. VI. Kiểu gen của cây hoa đỏ và cây hoa tím ở phép lai 3 đều phải mang alen qui định tính trạng hoa vàng. A. 5. B. 6. C. 3. D. 4. Câu 118 : Ở một loài động vật, chiều dài lông được qui định bởi một gen có 2 alen (A,a) trong đó kiểu gen AA qui định lông dài, kiểu gen aa qui định lông ngắn. Cho con đực thuần chủng lông dài giao phối với con cái thuần chủng lông ngắn được F1.Cho F1 giao phối ngẫu nhiên với nhau được F2 có số lông dài chiếm ¾ ở giới đực và ¼ ở giới cái . Biết không xảy ra đột biến, lông chỉ có hai dạng lông là lông dài và lông ngắn. Theo lí thuyết . trong các phát biểu sau , có bao nhiêu phát biểu đúng? I. Ở thế hệ F1 thu được 100% cá thể có lông dài. Võ Ngọc Mãnh – SK14- Trường THPT Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm Trang 6 / 7- Mã đề thi 120
- II. Ở thế hệ F2 thu được các cá thể có tỉ lệ phân li kiểu gen là 1:2:1. III. Trong các cá thể thu được ở thế hệ F2 , các cá thể có kiểu gen đồng hợp chiếm tỉ lệ 1/2 . IV. Ở thế hệ F2 nếu cho các cá thể đực lông dài giao phối ngẫu nhiên với các cá thể cái lông ngắn thì thu được F3 gồm: 50% lông dài: 50% lông ngắn. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 119: Ở một loài thực vật , màu sắc hoa do một gen có hai alen qui định . Cho cây hoa đỏ thuần chủng giao phối với cây hoa trắng thuần chủng (P) , ở thế hệ F1 thu được toàn cây hoa đỏ. Cho F1 giao phấn với nhau thu được F2 . Lấy ngẫu nhiên 100 cây hoa đỏ F2 tự thụ phấn, ở thế hệ F3 thu được 20 cây hoa trắng và 300 cây hoa đỏ . Biết rằng không xảy ra đột biến , sự biểu hiện màu sắc hoa không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Theo lí thuyết , có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng? I. Trong 100 cây hoa đỏ thế hệ F2 mang tự thụ phấn có 75 cây có kiểu gen đồng hợp. II. Chọn ngẫu nhiên một cây hoa đỏ ở thế hệ F3 , xác suất thu được cây có kiểu gen đồng hợp là 81,25%. III. Cho các cây hoa đỏ F3 tự thụ phấn, thu được F4 có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 27:2:1. IV. Ở thế hệ F3, có xấp xỉ 37.5 % cây hoa đỏ có kiểu gen dị hợp. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 120: Cho phả hệ bên mô tả bệnh di truyền ở người. Biết rằng bệnh mù màu và bệnh máu khó đông đều do gen lặn nằm trên vùng không tương đồng của NST X quy định. Hai gen này nằm cách nhau 12cM. Có bao nhiêu kết luận sau đây là đúng về phả hệ này: I. Có 7 người xác định được kiểu gen về 2 tính trạng nói trên. II. Người con gái thứ 2 ở thế hệ thứ III lấy chồng bị cả 2 bệnh, xác suất sinh con bị bệnh máu khó đông là 50%. III. Người con trai số 5 ở thế hệ thứ III được sinh ra do giao tử X mang gen hoán vị của mẹ kết hợp với giao tử Y của bố. IV.ở thế hệ thứ III, ít nhất 2 người là kết quả của sự thụ tinh giữa giao tử hoán vị của mẹ với giao tử không hoán vị của bố. A. 1 B. 4 C. 2 D. 3 Hết Võ Ngọc Mãnh – SK14- Trường THPT Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm Trang 7 / 7- Mã đề thi 120