Đề thi môn Tiếng Việt Lớp 3

pdf 9 trang thungat 13884
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi môn Tiếng Việt Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_thi_mon_tieng_viet_lop_3.pdf

Nội dung text: Đề thi môn Tiếng Việt Lớp 3

  1. TRANG MỤC LỤC BÀI TẬP ĐÁP ÁN 10 ĐỀ ÔN GIỮA KÌ I ĐỀ 1 1 121 ĐỀ 2 5 123 ĐỀ 3 9 125 ĐỀ 4 13 126 ĐỀ 5 17 128 ĐỀ 6 21 129 ĐỀ 7 25 130 ĐỀ 8 29 132 ĐỀ 9 33 134 ĐỀ 10 37 136 20 ĐỀ ÔN CUỐI KÌ I ĐỀ 1 40 137 ĐỀ 2 44 139 ĐỀ 3 48 140 ĐỀ 4 52 142 ĐỀ 5 56 144 ĐỀ 6 60 145 ĐỀ 7 64 147 ĐỀ 8 68 149 ĐỀ 9 72 151 ĐỀ 10 76 153 ĐỀ 11 80 154 ĐỀ 12 84 155 ĐỀ 13 88 156 ĐỀ 14 92 158 ĐỀ 15 96 159 ĐỀ 16 100 162 ĐỀ 17 104 163 ĐỀ 18 108 164 ĐỀ 19 112 166 ĐỀ 20 116 168 Để đăng kí nhận bản mềm có phí, mời bạn inbox trang fanpage Thư viện Tiểu học –Ươm mầm tương lai (nhấp chuột vào link sau: ) Hoặc liên hệ số zalo: 0973368102 0
  2. ĐỀ THI GIỮA KÌ 1 ĐỀ 1 A. KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm I. Đọc tiếng (4 điểm) II. Đọc hiểu (6 điểm): Đọc thầm mẩu chuyện sau. HOA CÀ PHÊ Hoa cà phê có mùi thơm đậm đà và ngọt ngào nên nó thường theo gió bay đi rất xa. Ong bướm từ khắp nơi cứ theo mùi thơm đó mà tìm về hút nhụy, nhả mật nên mùa hoa cà phê cũng còn là vụ thu hoạch mật ong ở Đắk Lắk . Cứ đến tầm tháng 11, khi những cánh hoa cà phê bung ra một màu trắng xóa là từng đàn ong bướm từ các nơi đổ về vờn bay, tạo nên một bức tranh đẹp và sinh động. Nếu từ trên cao nhìn xuống, bạn sẽ thấy Đắk Lắk được phủ một màu trắng tinh khôi đang dập dờn như những con sóng nhấp nhô. Đắk Lắk đẹp là nhờ được khoác lên mình một màu trắng trinh nguyên đó. Cây cà phê làm giàu cho Đắk Lắk . Hoa cà phê làm đẹp cho Đắk Lắk. Hương cà phê làm cho Đắk Lắk trở nên quyến rũ và đáng yêu hơn. Theo Thu Hà Đọc bài văn trên sau đó khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng và hoàn thành các câu trả lời cho câu hỏi dưới đây: Câu 1. Hoa cà phê có mùi thơm như thế nào? (0,5 đ – M1) A. hơi nồng, ngai ngái B. thơm đậm đà, ngọt ngào C. hơi hắc, theo gió bay rất xa Câu 2. Vì sao nói mùa hoa cà phê cũng là vụ thu hoạch mật ong ở Đắk Lắk ? (1 đ – M3) Câu 3: Những hình ảnh nào đã tạo nên bức tranh Đắk Lắk đẹp và sinh động ? (0,5 đ – M2) A. Hoa cà phê trắng xóa, ong bướm vờn bay B. Những chùm quả cà phê sai trĩu Thư viện tiểu học – Ươm mầm tương lai C. Ong bướm bay dập dờn như con sóng Zalo: 0973368102 Câu 4: Đứng từ trên cao nhìn xuống, ta thấy điều gì ở thành phố Đắk Lắk ? 1
  3. (0,5 đ – M2) A. Đắk Lắk với muôn vàn màu sắc cùng những chú bướm đang dập dờn như những con sóng nhấp nhô. B. Đắk Lắk rực rỡ, nhiều màu sắc với những bông cà phê tỏa hương thơm ngát C. Đắk Lắk được phủ một màu trắng tinh khôi đang dập dờn như những con sóng nhấp nhô. Câu 5: Đắk Lắk trở nên giàu đẹp, quyến rũ và đáng yêu hơn nhờ có những gì? (0,5đ– M3) A. cây và hoa cà phê, hương cà phê B. Ong bướm bay quanh cây cà phê C. Mật ong lấy từ hoa cà phê Câu 6. Em hãy đặt một tên khác cho bài văn. Vì sao em lại đặt tên như vậy?(1 đ– M4) Câu 7: Trong câu “Mặt trời chưa nhô lên hẳn, còn lấp ló nơi rặng cây. ” có mấy từ chỉ sự vật?(1đ – M2) A. 1 từ. Đó là: B. 2 từ. Đó là: C. 3 từ. Đó là: Câu 8 (0,5 điểm – M3) Khoanh tròn chữ số trong ngoặc đặt trước dấu chấm ghi sai vị trí trong đoạn văn sau: Trên nương, mỗi người một việc(1). Người lớn thì đánh trâu ra cày(2). Các bà, các mẹ cúi lom khom(3). Tra ngô các cụ già nhặt cỏ, đốt lá(4). Mấy chú bé đi bắc bếp thổi cơm(5). Câu 9: Ghi lại một hình ảnh so sánh có trong bài (0,5 điểm – M2) Thư viện tiểu học – Ươm mầm tương lai Zalo: 0973368102 2
  4. B. KIỂM TRA VIẾT: 10 điểm I. Chính tả (3 điểm): Nghe thầy cô (người thân) đọc và viết lại một đoạn trong bài Hoa cà phê (Đoạn từ Cứ đến tầm tháng 11 đến hết) 3
  5. II.Tập làm văn (7 điểm): Viết một đoạn văn ngắn kể về người hàng xóm của gia đình em mà em rất quý mến 4
  6. ĐỀ THI CUỐI KÌ 1 ĐỀ 1 A. KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm I. Đọc tiếng (4 điểm) II. Đọc hiểu (6 điểm): Đọc thầm mẩu chuyện sau. ĐÊM TRĂNG TRÊN HỒ TÂY Hồ về thu, nước trong vắt, mênh mông. Trăng sáng rọi vào các gợn sóng lăn tăn. Thuyền ra khỏi bờ thì hây hẩy gió đông nam, sóng vỗ rập rình. Một lát, thuyền vào gần một đám sen. Bấy giờ, sen trên hồ đã gần tàn nhưng vẫn còn lơ thơ mấy đóa hoa nở muộn. Mùi hương đưa theo chiều gió ngào ngạt. Thuyền theo gió cứ từ từ mà đi ra giữa khoảng mênh mông. Đêm thanh, cảnh vắng, bốn bề lặng ngắt như tờ, chỉ nghe mấy tiếng cá “tắc tắc” ở dưới đám rong, mấy tiếng chim kêu “oác oác” ở trong bụi niễng. Trông về phía sau, kia là đền Quán Thánh, đây là chùa Trấn Quốc. Cây cối vài đám um tùm, lâu đài mấy tòa ẩn hiện. Mặt nước phẳng lì, da trời xanh ngắt. Phong cảnh đó có khác gì một bức tranh sơn thủy? Đọc thầm bài "Đêm trăng trên Hồ Tây" sau đó khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng và hoàn thành câu hỏi dưới đây: Câu 1: Bài văn tả cảnh gì? (0,5 điểm- M1) A. Đêm trăng ở một làng quê B. Đêm trăng trên Hồ Tây C. Một con phố lúc về đêm Câu 2: Hồ về thu được miêu tả như thế nào?(0,5 điểm- M1) A. Nước trong văt,mênh mông B. Mặt hồ phẳng lặng không một gợn sóng C. Gió thổi lồng lộng, mát rượi Câu 3: Những sự vật nào được tác giả nhắc đến khi nói về cảnh Đêm trăng trên Hồ Tây?(0,5 điểm- M2) A. cây cối, các loài hoa được trồng quanh hồ, cá, chim B. trăng, gió, các loài cá, cây cối, con thuyền C. trăng, nước hồ, gió, sóng, hoa sen, cây cối, bầu trời Thư viện tiểu học – Ươm mầm tương lai Zalo: 0973368102 5
  7. Câu 4: Khung cảnh đêm trăng trên Hồ Tây có được so sánh với điều gì?(0,5 điểm- M2) A. Một người con gái đẹp B. Một bức tranh sơn thủy C. Mênh mông như cảnh biển lúc về đêm Câu 5: Ghi lại câu văn tác giả miêu tả âm thanh của cảnh đêm trăng trên Hồ Tây ? (0,5 điểm- M2) Câu 6: Em có cảm nhận gì về cảnh đêm trăng trên Hồ Tây?(1 điểm- M4) Câu 7:Tìm và ghi lại 2 từ chỉ hoạt động, trạng thái có trong bài văn (0,5 điểm- M2) Câu 8: Trong các câu sau, câu nào không được cấu tạo theo mẫu Ai- thế nào ?(0,5 điểm- M2) A. Hồ về thu, nước trong vắt, mênh mông B. Mặt nước phẳng lì, da trời xanh ngắt. C. Một lát, thuyền vào gần một đám sen. Câu 9: Gạch 1 gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Ai ( cái gì, con gì)?, hai gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi thế nào? trong câu văn sau: (0,5 điểm- M3) Mùi hương đưa theo chiều gió ngào ngạt. Câu 10: Tìm và ghi lại hình ảnh so sánh có trong bài văn, khoanh tròn từ dùng để so sánh. (1 điểm- M3) Thư viện tiểu học – Ươm mầm tương lai Zalo: 0973368102 6
  8. KIỂM TRA VIẾT Chính tả (3 điểm): Nghe thầy cô ( hoặc người thân) đọc và viết lại một đoạn trong bài Người con của Tây Nguyên (Đoạn từ đầu đến hạt ngọc) 7
  9. Tập làm văn (7 điểm): Viết một đoạn văn ngắn giới thiệu về tổ em. Để đăng kí nhận bản mềm có phí, mời bạn inbox trang fanpage Thư viện Tiểu học –Ươm mầm tương lai (nhấp chuột vào link sau: ) Hoặc liên hệ số zalo: 0973368102 8