Đề thi môn Vật lý Lớp 8 - Kỳ thi kiểm định chất lượng giữa học kỳ II - Mã đề 689 - Năm học 2016-2017

doc 2 trang thungat 5910
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi môn Vật lý Lớp 8 - Kỳ thi kiểm định chất lượng giữa học kỳ II - Mã đề 689 - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_mon_vat_ly_lop_8_ky_thi_kiem_tra_cha_luong_giua_hoc_k.doc

Nội dung text: Đề thi môn Vật lý Lớp 8 - Kỳ thi kiểm định chất lượng giữa học kỳ II - Mã đề 689 - Năm học 2016-2017

  1. Mã đề 689 UBND HUYỆN BÌNH XUYÊN ĐỀ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KỲ II PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2016 - 2017 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN: VẬT LÝ- LỚP 8 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề) (Ghi chú: Đề bài gồm 02 trang, học sinh làm bài vào tờ giấy kiểm tra) I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm). Ghi ra bài làm chỉ một chữ cái A, B, C hoặc D ở đầu phương án trả lời đúng nhất trong mỗi câu hỏi sau: Câu 1: Một đoàn tàu chuyển động trong thời gian 90 phút đi được quăng đường 81km. Vận tốc của đoàn tàu? A. 45km/h. B. 54km/h. C. 121,5km/h. D. 118,5km/h. Câu 2: Một miếng sắt có thể tích là 0,002m3. Khi nhúng miếng sắt này chìm trong nước có trọng lượng riêng là d= 10000N/m3. Độ lớn lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên miếng sắt là bao nhiêu? A. 20N. B. 15N. C. 10N. D. 25N. Câu 3: Trọng lực tác dụng lên một vật không thực hiện công cơ học trong trường hợp nào dưới đây? A. Vật rơi từ trên cao xuống. B. Vật trượt trên mặt phẳng nghiêng. C. Vật được ném lên theo phương thẳng đứng. D. Vật chuyển động trên mặt bàn nằm ngang. Câu 4: Cách làm nào sau đây giảm được lực ma sát? A. Tăng độ nhám của mặt tiếp xúc. B. Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc. C. Tăng độ nhẵn giữa các bề mặt tiếp xúc. D. Tăng lực ép lên bề mặt tiếp xúc. Câu 5: Công thức tính áp suất? F F A A. p = B. p = C. p = D. p = F.s s t t Câu 6: Một người đang ngồi trên ô tô chạy trên đường. Nhận xét nào sau đây là đúng? A. So với hàng cây ven đường thì người đó đang đứng yên. B. So với hàng cây ven đường thì người đó đang chuyển động. C. So với người lái xe thì người đó đang chuyển động. D. Người đó luôn luôn đứng yên. Trang 1/2 - Mã đề 689
  2. Câu 7: Đối với bình thông nhau, mặt thoáng của chất lỏng trong các nhánh ở cùng một độ cao khi nào? A. Độ cao của các nhánh như nhau. B. Tiết diện của các nhánh khác nhau. C. Các nhánh chứa cùng một loại chất lỏng đứng yên. D. Độ dày của các nhánh như nhau. Câu 8: Công thức tính áp suất của chất lỏng? A. p= d + h. B. p= d/h. C. p= h/d. D. p= dh. Câu 9: Một vật đang chuyển động thẳng đều, chịu tác dụng của hai lực cân bằng. Tiếp theo, vật sẽ chuyển động như thế nào? A. Chuyển động với vận tốc tăng dần. B. Vật vẫn giữ nguyên vận tốc như ban đầu. C. Hướng chuyển động của vật thay đổi. D. Chuyển động với vận tốc giảm dần. Câu 10: Nói vận tốc là 4m/s nghĩa là bằng bao nhiêu km/h? A. 14,4km/h. B. 144km/h. C. 0,9km/h. D. 9km/h. Câu 11: Áp suất khí quyển thay đổi như thế nào khi độ cao tăng dần? A. Càng tăng. B. Không thay đổi. C. Có lúc tăng, lúc giảm. D. Càng giảm. Câu 12: Để đưa một vật nặng 2kg lên cao 6m thì cần tốn một công bằng bao nhiêu? A. 12J. B. 1,2J. C. 120J. D. 1200J. II. PHẦN TỰ LUẬN Câu 13 (1,0 điểm): Đặt một bao gạo khối lượng 50kg lên một cái ghế bốn chân có khối lượng 4kg. Diện tích tiếp xúc với mặt đất của mỗi chân ghế là 8cm 2. Tính áp suất các chân ghế tác dụng lên mặt đất? Câu 14 (1,5 điểm): Một đầu tàu hỏa kéo toa tàu chuyển động đều với lực kéo là 5000N. Trong 5 phút đã thực hiện được một công là 120kJ . a. Quãng đường đoàn tàu đi được trong thời gian đó? b. Tính vận tốc chuyển động của đoàn tàu? Câu 15 (1,5 điểm): Một người đi xe đạp xuống dốc dài 120m. Trong 12s đầu đi được 30m; đoạn dốc còn lại đi hết 18s. Tính vận tốc trung bình trong các trường hợp sau? a. Trên mỗi đoạn dốc. b. Trên cả dốc. HẾT (Học sinh không sử dụng tài liệu, cán bộ coi kiểm tra không giải thích gì thêm.) Họ và tên học sinh: Số báo danh: Trang 2/2 - Mã đề 689