Đề thi thử vào Lớp 10 lần 2 môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)

doc 6 trang thungat 4000
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử vào Lớp 10 lần 2 môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_thu_vao_lop_10_lan_2_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2018_2.doc

Nội dung text: Đề thi thử vào Lớp 10 lần 2 môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)

  1. ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 LẦN 2 NĂM 2018 - 2019 Môn: Ngữ văn 9 Thời gian làm bài 90 phút ( Không kể thời gian giao đề) Mã đề 01: Câu 1: (2,0 điểm) Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ (Trích : Viếng lăng Bác, Viễn Phương) a) Chỉ ra và phân tích hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ trên ? b) Chép một câu thơ khác có hình ảnh mặt trời mà em đã học trong chương trình Ngữ văn 9, ghi rõ tên tác giả tác phẩm ? Câu 2: ( 3 điểm) Suy nghĩ của em về tinh thần tự học. Câu 3 : (5.0 điểm) Cảm nhận của em về hai đoạn thơ sau : “Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu ” Hết Lưu ý: Thí sinh không sử dụng tài liệu; Giám thị xem thi không giải thích gì
  2. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ( Mã đề 01) Câu 1: Mỗi ý đúng 1 điểm. a. Biện pháp tu từ: + Ẩn dụ: hình ảnh “mặt trời” ở câu thơ thứ hai là hình ảnh ẩn dụ cho Bác Hồ. - Tác dụng: Khẳng định sự vĩ đại và sự vĩnh hằng của Bác trong lòng người dân Việt Nam. Bác giống như mặt trời thiên nhiên ngày ngày vẫn soi sáng, vẫn trường tồn cùng dân tộc, đem nguồn sáng đến cho nhân dân. Hai câu thơ thể hiện rất cảm động tấm lòng biết ơn, tôn kính với vị cha già dân tộc b. “Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng” (Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ – Nguyễn Khoa Điềm) Câu 2: Mở bài : ( 0,25đ) - Giới thiệu tinh thần tự học và nêu khái quát đặc điểm, vai trò của tinh thần tự học đối với học sinh. Thân bài : a, Giải thích : (0,5đ) - Tinh thần tự học là tinh thần tự giác học tập mà không cần sự nhắc nhở của thầy cô, cha mẹ. - Tinh thần tự học còn thể hiện ở chỗ tự khám phá, chiếm lĩnh kiến thức của nhân loại qua sách vở, báo chí b, Đánh giá ý nghĩa của tự học : ( 2đ) - Tinh thần tự học thể hiện ý thức học tập cao của học sinh, thể hiện sự sáng tạo, ham hiểu biết, không ngừng vươn lên để chủ động tiếp thu những tri thức có ích, làm hành trang cần thiết để bước vào cuộc sống. Chỉ có nêu cao tinh thần tự học thì mới có thể nâng cao chất lượng học tập của mỗi người. - Cần có phương pháp để tự học có hiệu quả: + Tự đề ra cho mình kế hoạch học tập hợp lí, phù hợp với việc học tập trên lớp. + Chủ động tìm sách vở, tư liệu tham khảo cho từng bộ môn được học trong nhà trường nhằm nâng cao vốn hiểu biết về bộ môn đó. + Tạo cho mình một thói quen ghi chép một cách khoa học những tri thức tiếp thu được qua sách vở, tài liệu hay các phương tiện truyền thông. Kết bài : ( 0,25đ) - Tinh thần tự học là phẩm chất đáng quý đối với mỗi người, nhất là đối với học sinh. - Cần phát huy tinh thần tự học để luôn tiếp cận được với những tri thức mới nhất của nhân loại . Câu 3 I. Yêu cầu chung: - Thí sinh phải thể hiện hiểu biết của bản thân về kiến thức văn học, tác phẩm văn học, tác giả văn học. - Bài viết bố cục rõ ràng, không lạc đề, văn viết có cảm xúc. II. Yêu cầu cụ thể:
  3. 1. Nội dung cơ bản : I.- Mở bài: phải giới thiệu được tác giả, tác phẩm và khái quát nội dung hai đoạn thơ.( 0,5đ) II.Thân bài: 1.Khái quát (Dẫn dắt vào bài) ( 0,5đ) - Nằm trong mạch cảm xúc của toàn bài, với ngôn ngữ giản dị, giàu hình ảnh, đoạn thơ đã gợi trước mắt chúng ta bức tranh thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa từ hạ sang thu mơ màng, huyền ảo. Bức tranh đẹp, dung dị, mà duyên dáng. Và cũng hiểu thêm một hồn thơ, một tầm hồn chứa chan niềm tin yêu cuộc sống. 2.Phân tích, cảm nhận: ( 3đ) Luận điểm 1: Cảm nhận tinh tế của nhà thơ trước những hình ảnh, hiện tượng thể hiện sự biến đổi của đất trời lúc sang thu: - Cảm nhận về hương ổi - Cảm nhận về làn sương chùng chình - Những tín hiệu của mùa thu chưa rõ nét nhưng cũng đủ khiến nhà thơ ngỡ ngàng, bâng khuâng: “bỗng”,”hình như”. Luận điểm 2: Cảm nhận của nhà thơ về những biến chuyển trong không gian lúc sang thu. - Cảnh rộng dần và rõ nét. - Dòng sông “được lúc dềnh dàng”, êm ả sau mùa bão lũ. Đối lập là hình ảnh “chim bắt đầu vội vã”. Bức tranh không gian cao rộng, trong sáng. - Hình ảnh đám mây: được gọi “mây mùa hạ” chuyển động mềm mại, lưu luyến “vắt nửa mình sang thu”. Hình ảnh mang nét đặc trưng lúc giao mùa, hạ chưa qua hết mà thu cũng chưa đến hẳn. 3.Ý kiến đánh giá, bình luận: về nội dung và nghệ thuật.(0,5đ) III.Kết bài: Kết thúc vấn đề.(0,5đ)
  4. ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 LẦN 2 NĂM 2018 - 2019 Môn: Ngữ văn 9 Thời gian làm bài 90 phút ( Không kể thời gian giao đề) Mã đề 02: Câu 1: Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi: Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo. (Đồng chí – Chính Hữu, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục, 2010) a Khi nêu xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác bài thơ Đồng chí có bạn học sinh viết: Bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu trích từ tập thơ “Vầng trăng quầng lửa” và được sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Em hãy sửa lỗi kiến thức của câu văn trên. b Hãy ghi lại tên tác phẩm đã học (ghi rõ tên tác giả) sáng tác cùng năm với bài thơ Đồng chí. Câu 2: (3 điểm) Viết bài văn nghị luận khoảng 300 từ trình bày suy nghĩ của em về nạn “ Bạo lực học đường”. Câu3: (5 điểm) Cảm nhận về đoạn thơ sau: ” Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc” Hết Lưu ý: Thí sinh không sử dụng tài liệu; Giám thị xem thi không giải thích gì
  5. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ( Mã đề 02) Câu 1: Mỗi ý đúng 1điểm. a. Câu đúng: Bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu trích từ tập thơ “Đầu súng trăng treo” và được sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Pháp. b. Tên tác phẩm đã học (ghi rõ tên tác giả) sáng tác cùng năm với bài thơ Đồng chí. - Văn bản: Làng của Kim Lân. Câu 2 (3 điểm): Viết được bài văn nghị luận xã hội ngắn, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục, bố cục rõ ràng; trình bày được các ý sau: - Dẫn dắt, giới thiệu được vấn đề được dư luận và toàn xã hội quan tâm nêu ở đề bài. (0,25 điểm) - Trình bày được thực trạng và những biểu hiện cụ thể của nạn bạo lực học đường (0,5 điểm) - Trình bày được hậu quả nghiêm trọng của tệ nạn bạo lực học đường: Ảnh hưởng về đạo đức, về sức khỏe, về tâm hồn, tình cảm, tình bạn; làm mất đi nét đẹp văn hóa truyền thống, thuần phong mỹ tục; làm giảm vai trò, uy tín, danh dự của nhà trường, của gia đình; làm ảnh hưởng an ninh, trật tự xã hội (1 điểm) - Phân tích và chứng minh được các nguyên nhân dẫn đến tệ nạn bạo lực học đường: Do thiếu hiểu biết; do bị kích động; do tâm lý lứa tuổi; do sự giáo dục, quan tâm chưa chu đáo, do ảnh hưởng của các trang mạng xã hội (0,5 điểm) - Đề xuất được các giải pháp để khắc phục triệt để và nói không với tệ nạn bạo lực học đường (0,5 điểm) - Khẳng định ý nghĩa, tầm quan trọng của tình cảm, tình bạn, các mối quan hệ ở lứa tuổi học đường. Rút ra bài học cho bản thân và lời kêu gọi, nhắn nhủ đến mọi người để tránh xa tệ nạn bạo lực học đường. (0,25 điểm) CÂU 3 I. Yêu cầu chung: - Thí sinh phải thể hiện hiểu biết của bản thân về kiến thức văn học, tác phẩm văn học, tác giả văn học. - Bài viết bố cục rõ ràng, không lạc đề, văn viết có cảm xúc. II. Yêu cầu cụ thể: 1. Nội dung cơ bản : I.- Mở bài: phải giới thiệu được tác giả, tác phẩm và khái quát nội dung hai đoạn thơ.( 0,5đ) II.Thân bài: 1.Khái quát (Dẫn dắt vào bài) ( 0,5đ) 2.Phân tích, cảm nhận: ( 3đ) *Ước nguyện của tác giả:
  6. Từ cảm xúc của về mùa xuân của thiên nhiên , đất nước, mạch thơ chuyển một cách tự nhiên sang bày tỏ những suy ngẫm, khát vọng được muốn đóng góp sức lực của mình cho công cuộc xây dựng đất nước. ” Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến” Điệp từ ” ta làm” đượ lặp đi lặp lại nhiều lần trong mỗi dòng thơ, dường như nhà thơ không chỉ nói với chính mình mà còn muốn nhắn gửi tới mọi người. Làm con chim hót để cất lên bản tình ca ngợi cuộc sống ngợi ca mùa xuân tươi đẹp., làm nhành hoa hương dâng sắc tô điểm cho cuộc đời, những biểu lộ thật đẹp dâng hiến cho đời. Làm con chim hót để gọi mùa xuân về , đem niềm vui cho mọi người Làm cành hoa tô điểm cho cuộc sống, làm đẹo thiên nhiên Làm một nốt trầm của hòa ca làm xao xuyến lòng người, cổ vũ nhân dân ( ẩn dụ độc đáo) *Quan niệm sống của tác giả: Dù là tuổi hai mươi hai là khi tóc bạc là hai quãng đời trái ngược nhau.Nhưng dù ở thời điểm nào cũng không thay đổi lòng nhiệt huyết cống hiến cho đời. ”Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc” -Điệp từ « dù là » , là biểu hiện sự quyết tâm cao độ đó là lời tự hứa chân thành sâu sắc của nhà thơ, bài thơ ra đời khi tác giả đang nằm trên giường bệnh phải chống trọi với căn bệnh hiểm nghèo thì điều đó lại càng quý biết bao. 3.Ý kiến đánh giá, bình luận: về nội dung và nghệ thuật.(0,5đ) III.Kết bài: Kết thúc vấn đề.(0,5đ)