Đề thi thử vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Hồng Hà

pdf 4 trang thungat 2290
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Hồng Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_thi_thu_vao_lop_10_mon_ngu_van_nam_hoc_2017_2018_truong_t.pdf

Nội dung text: Đề thi thử vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Hồng Hà

  1. TRƯỜNG THPT HỒNG HÀ ĐỀ THI TH Ử VÀO LỚP 10 NĂM HỌC 2017-2018 Môn: Ngữ văn Thời gian làm bài: 120 phút PHẦN 1(6.0 điểm) Trong bài thơ “Ánh trăng ”, Nguyễn Duy có vi ết: “Trăng cứ tròn vành vạnh” ( Trích Ngữ văn 9, tập 1,NXB Giáo dục) 1. Chép chính xác ba dòng thơ tiếp theo. XétNăm về hcọấcu 2017tạo, -từ2018“ vành vạnh” thuộc từ loại gì? Cụm từ “ tròn vành vạnh” được hiểu như thếTh nào?ời gian (1 đi : ể90m) phút 2. Vầng trăng trong bài thơ vừa là hình ảnh tả thực, vừa mang ý nghĩa biểu tượng. Theo em, vầng trăng ấy mang những ý nghĩa biểu tượng gì? (1,5 điểm) 3. Dựa vào khổ thơ em vừa chép, hãy viết một đọan văn nghị luận khoảng 12 câu theo cách lập luận : Tổng hợp – phân tích- tổng hợp làm rõ những suy ngẫm sâu sắc của nhà thơ, trong đó có sử dụng câu bị động và phép thế( gạch dưới câu bị động và những từ ngữ dùng làm phép thế). (3 điểm) 4. Bài thơ được viết theo thể thơ năm chữ, em hãy kể tên một bài thơ khác trong chương trình Ngữ văn lớp 9 cũng viết theo thể thơ này và ghi rõ tên tác giả. (0,5 điểm) PHẦN 2 (4.0 điểm) Trong bài thơ “ Mây và Sóng” của R.Ta go có đoạn: “ Nhưng con biết có trò chơi thú vị hơn, mẹ ạ. Con là mây và mẹ sẽ là trăng. Hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm.” ( Trích Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục) 1. Điều gì khiến trò chơi của em bé “thú vị hơn” lời mời gọi của những người sống “trên mây” và “trong sóng” (1điểm) 2, Từ bài thơ, kết hợp với những hiểu biết xã hội, hãy viết đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy trình bày suy nghĩ của em về tình mẫu tử. (2 điểm) 3. Ngoài ý nghĩa ca ngợi tình mẫu tử, bài thơ còn gợi cho em suy nghĩ thêm điều gì nữa? (1 điểm) Hết Họ và tên thí sinh . Số báo danh: .
  2. TRƯỜNG THPT HỒNG HÀ ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ VÀO 10 Năm học 2017-2018 MÔN NGỮ VĂN Phần/Câu Yêu cầu Điểm I Câu 1 - Chép đúng khổ thơ cuối bài Ánh trăng 0.25 - Xét về cấu tạo: vành vạnh là từ láy 0.25 - Hiểu: Trăng tròn đầy, vẹn nguyên, không thay đổi 0.5 →vẻ đẹp của thiên nhiên vĩnh hằng → ẩn dụ cho tình cảm tràn đầy, vẹn nguyên, quá khứ nghĩa tình. Câu 2 - Thiên nhiên tươi mát, vẻ đẹp của đất nước 0.5 - Người bạn tri kỉ của tác giả từ tuổi trẻ đến khi trưởng 0.25 thành - Vẻ đẹp vĩnh hằng của đời sống → quá khứ nghĩa tình 0.25 - Nhân chứng bao dung, nghiêm khắc 0.5 Câu 3 - Hình thức: viết đúng đoạn T-P-H → đủ số câu→ trình 0.5 bày - Tiếng Việt: câu bị động, phép thế →gạch chân, chú 0.5 thích - Nội dung: Những suy ngẫm sâu sắc và triết lí của nhà 2 thơ qua hình tượng trăng →các thủ pháp: ẩn dụ, đối lập, nhân hóa, từ láy →liên tưởng đến con người → nhắc nhở con người về lối sống tình nghĩa Câu 4 - Tên bài thơ, tên tác giả 0.5 II Câu 1 - Trò chơi của Mây và Sóng là tiếng gọi của thiên nhiên, 0.5 của cuộc sống bí ẩn, diệu kì vô cùng thú vị, hấp dẫn - Trò chơi của em bé tự nghĩ ra thú hơn vì trong trò chơi 0.5 của em có mẹ →trò chơi gắn với tình mẫu tử Câu 2 - Hình thức: diễn đạt rõ ý, viết không quá 2/3 trang giấy 0.5 - Nội dung: Trình bày đủ ý: 1.5 + Dẫn dắt, nêu vấn đề + Giải thích tình mẫu tử là gì? +Vai trò, vị trí của tình mẫu tử đối với mỗi người +Phê phán biểu hiện tiêu cực +Liên hệ bản thân Câu 3 Gợi suy nghĩ thêm: 1.0 - Bản lĩnh của mỗi người trước những cám dỗ của cuộc sống - Suy nghĩ về hạnh phúc: do chính con người tạo ra - Suy nghĩ về khát vọng, sự sáng tạo, lòng hiếu thảo - Cuộc sống con người có sự hòa hợp với thiên nhiên
  3. TRƯỜNG THPT HỒNG HÀ ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 NĂM HỌC 2017-2018 Môn: Ngữ văn Thời gian làm bài: 120 phút PHẦN 1(6.0 điểm) Trong bài thơ “Sang thu”, Hữu Thỉnh có viết: “Vẫn còn bao nhiêu nắng” ( Trích Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục) 1. Chép những câu thơ tiếp theo để hoàn thành khổ cuối bài thơ. Ghi lại năm sáng tác và giải thích nhan đề của bài thơ? (1 điểm) Năm học 2017-2018 2. Em có nhận xét như thế nào về trật tự các thànhTh ờphi gianần câu : 9 0ở phúthai câu thơ đầu của khổ thơ trên? Cách lựa chọn kiể u câu như vậy có tác dụng gì? (1 điểm) 3. Dựa vào khổ thơ em vừa chép, hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu theo cách lập luận: Tổng hợp – phân tích- tổng hợp làm rõ những cảm nhận và suy ngẫm của nhà thơ, trong đó có sử dụng phép nối để liên kết và một câu ghép.(Gạch chân câu ghép và từ ngữ dùng làm phép nối). (3 điểm) 4. Cả bài thơ chỉ xuất hiện duy nhất một dấu chấm ở cuối bài. Điều này có dụng ý nghệ thuật gì? Ghi lại tên một bài thơ khác trong chương trình Ngữ văn 9 cùng có đặc điểm như vậy, nêu rõ tác giả. (1 điểm) PHẦN 2 (4.0 điểm) Cho đoạn trích sau: “ Cháu có ông bố tuyệt lắm. Hai bố con cùng viết đơn xin ra lính đi mặt trận. Kết quả: bố cháu thắng cháu một – không. Nhân dịp Tết, một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa. Không có cháu ở đấy. Các chú lại cử một chú lên tận đây. Chú ấy nói: nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc “ Thế là một – hòa nhé!”. Chưa hòa đâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc.” . (Trích Ngữ văn 9, tập một , NXB Giáo dục ) 1. Đoạn trích trên trong văn bản nào? Của tác giả nào? ( 0,5 điểm) 2. Nhân vật xưng “cháu” là ai? Qua đọạn trích giúp em hiểu gì về nhân vật “cháu” đó?( Trình bày khoảng 3- 5 câu). (1,5 điểm) 3. Từ đoạn trích trên và hiểu biết xã hội, hãy một đoạn văn( khoảng 2/3 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về hạnh phúc. (2 điểm) Hết Họ và tên thí sinh . Số báo danh:
  4. TRƯỜNG THPT HỒNG HÀ ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ VÀO 10 Năm học 2017-2018 MÔN NGỮ VĂN Phần/Câu Yêu cầu Điểm I Câu 1 - Chép đúng khổ thơ cuối bài Sang thu 0.25 - Năm sáng tác: 1977 – đất nước thống nhất được 2 năm 0.25 - Ý nghĩa nhan đề →cấu trúc đảo →biến chuyển của 0.5 thiên nhiên phút giao mùa →gợi suy nghĩ về đời người Câu 2 - Nghệ thuật đảo ngữ 0.25 - Tác dụng: Cho thấy sắc hạ nhạt dần, sắc thu đậm nét 0.75 →quan sát tinh tế, tâm hồn nhạy cảm của nhà thơ. Câu 3 - Hình thức: viết đúng đoạn T-P-H → đủ số câu→ trình 0.5 bày - Tiếng Việt: câu ghép, câu nối→gạch chân, chú thích 0.5 - Nội dung:Cảm nhận về thiên nhiên cảnh vật sang thu 2 bằng chiều sâu suy ngẫm →các thủ pháp: đối lập, đảo ngữ, ẩn dụ →từ mùa thu đất trời liên tưởng tới mùa thu đời người. Câu 4 - Dấu chấm ở cuối bài: dụng ý nghệ thuật →tạo sự liền 0.5 mạch của cảm xúc - Ánh trăng – Nguyễn Duy 0.5 II Câu 1 Văn bản Lặng lẽ Sa pa – Nguyễn Thành Long 0.5 Câu 2 - Nhân vật: Anh thanh niên 0.25 - Hiểu nhân vật: có quan niệm sâu sắc về cuộc sống 1.25 →anh hiểu công việc quan trọng, có ích đối với cuộc sống của mọi người →hạnh phúc khi biết mình góp phần vào việc hạ được máy bay Mĩ →được sống, làm việc có ích Câu 3 - Hình thức: diễn đạt rõ ý, viết không quá 2/3 trang 0.5 - Nội dung: trình bày đủ ý 1.5 +Dẫn dắt, nêu vấn đề +Giải thích hạnh phúc là gì? +Nêu quan niệm của mình về hạnh phúc +Liên hệ bản thân