Đề thi tuyển sinh Đại học năm 2014 môn Sinh học - Mã đề 211 (Có đáp án)

doc 6 trang thungat 2090
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh Đại học năm 2014 môn Sinh học - Mã đề 211 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_tuyen_sinh_dai_hoc_nam_2014_mon_sinh_hoc_ma_de_211_co.doc

Nội dung text: Đề thi tuyển sinh Đại học năm 2014 môn Sinh học - Mã đề 211 (Có đáp án)

  1. ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2014 Môn thi: SINH; Khối B Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: Mã đề thi 211 Số báo danh: . Câu 1. Một phân tử ADN dài 0,4080µm, mạch gốc của gen có tỉ lệ các đơn phân A:T:G:X = 1:3:2:4. Số nuclêôtit loại X của mARN do gen trên phiên mã tạo thành là A. 120.B. 600.C. 240.D. 480. Câu 2. Nói về mã di truyền có một số nhận định như sau: 1- Mã di truyền của mỗi sinh vật có đặc điểm riêng biệt và đặc trưng cho sinh vật đó. 2- Mã di truyền được đọc từ một điểm xác định theo từng bộ ba nuclêôtit mà không gối lên nhau. 3- Trên mARN, mã di truyền được đọc theo chiều từ 5’  3’. 4- Mã di truyền có tính đặc hiệu, tức là mỗi loài khác nhau có riêng một bộ mã di truyền. 5- Mã di truyền có tính phổ biến, tức là một bộ ba có thể mã hóa cho một hoặc một số axit amin. 6- Có 61 bộ mã di truyền tham gia mã hóa các axit amin. 7- Mã di truyền có tính thoái hóa, tức là nhiều bộ ba khác nhau cùng xác định một loại axit amin trừ AUG và GUG. Số nhận định không đúng là A. 2.B. 3.C. 4.D. 5. Câu 3. Về cấu tạo, cả ADN và prôtêin đều có điểm chung là A. số lượng và thành phần đơn phân.B. đơn phân liên kết theo nguyên tắc bổ sung. C. các đơn phân là các axit amin.D. có tính đa dạng và đặc thù. Câu 4. Hai vi khuẩn E.coli trong phân tử ADN chỉ chứa N 15 phóng xạ. Nếu chuyển các E.coli này sang môi trường chỉ có N14 thì sau 4 lần tự sao, trong số các phân tử ADN tạo ra thì số phân tử ADN chứa N 15 và số mạch đơn chứa N14 lần lượt là A. 2 và 30.B. 4 và 60.C. 2 và 60.D. 4 và 32. Câu 5. Gen A có 6102 liên kết hiđrô và trên mạch hai của gen có X = 2A = 4T; trên mạch một của gen có X = A + T. Gen A bị đột biến điểm thành alen a, alen a có ít hơn alen A 3 liên kết hiđrô. Số nuclêôtit loại G của gen a là A. 1581.B. 678.C. 904.D. 1582. Câu 6. Một bazơ nitơ Ađênin của gen trở thành dạng hiếm (A*) thì qua quá trình nhân đôi của ADN sẽ làm phát sinh dạng đột biến A. thêm 1 cặp nuclêôtit A-T.B. thay thế 1 cặp nuclêôtit G-X thành A-T. C. mất 1 cặp nuclêôtit G-X.D. thay thế 1 cặp nuclêôtit A-T thành G-X. Câu 7. Tính chất nào sau đây không phải của kiểu tăng trưởng theo tiềm năng sinh học? A. Kích thước cơ thể nhỏ, tuổi thọ thấp, tuổi sinh sản lần đầu đến sớm. B. Sinh sản nhanh, sức sinh sản cao; chịu tác động chủ yếu của các nhân tố hữu sinh. C. Mẫn cảm với sự biến động của các nhân tố vô sinh; đường cong tăng trưởng hình chữ J. D. Không biết chăm sóc con non hoặc chăm sóc con non kém. Câu 8. Cho 3 cặp gen Aa; Bb; Dd phân li độc lập. Mỗi gen quy định 1 tính trạng, trong đó tính trạng thứ nhất do cặp gen Aa quy định trội không hoàn toàn, 2 tính trạng còn lại có quan hệ trội lặn hoàn toàn. Để thu được F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 6:6:3:3:3:3:2:2:1:1:1:1 thì kiểu gen của P là A. AaBbDd x AaBbdd hoặc Aabbdd x AaBbDd.B. AabbDd x AaBbDd hoặc aaBbDd x AaBbDd. C. AaBbDd x AaBbDd hoặc AaBbdd x AaBbDd.D. AaBbDd x AaBbdd hoặc AabbDd x AaBbDd. GV: Nguyễn Thanh Bình 1/6 Mã đề thi 211
  2. Câu 9. Cho biết: Gen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với gen a quy định quả xanh; gen B quy định quả tròn trội hoàn toàn so với gen b quy định quả dài; gen D quy định quả có vị ngọt trội hoàn toàn so với gen d quy định quả có vị chua; gen E quy định quả chín sớm trội hoàn toàn so với gen e quy định quả chín muộn. Quá trình giảm phân đã xảy ra hoán vị gen ở cả 2 giới với tần số giữa gen A và a là f 1 = 40%; AB De Ab De giữa gen E và e là f 2= 20%. Cho một cặp bố mẹ có kiểu gen P: ♂ x ♀ . Nhận định nào sau ab dE aB dE đây là không đúng? A. Số loại kiểu gen xuất hiện ở F1 là 100. B. Số kiểu tổ hợp giao tử của cặp bố mẹ trên là 256. C. Tỉ lệ xuất hiện ở F1 loại quả đỏ-dài-vị chua-chín sớm là 4,56%. AB DE D. Tỉ lệ xuất hiện ở F1 loại kiểu gen là 2,4%. ab de Câu 10. Một loài có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24. Một tế bào của đột biến lệch bội thể một nhiễm kép đang ở cuối kì sau của nguyên phân thì có số nhiễm sắc thể kép là A. 22.B. 0.C. 26.D. 44. Câu 11. Hạt phấn của hoa mướp rơi lên đầu nhụy của hoa bí, sau đó nảy mầm thành ống phấn nhưng độ dài ống phấn ngắn hơn vòi nhụy của bí nên giao tử đực của mướp không tới được noãn của hoa bí để thụ tinh. Đây là ví dụ về cách li A. sinh thái.B. tập tính.C. cơ học.D. thời gian (mùa vụ). Câu 12. Cho con đực (XY) có thân đen-mắt trắng giao phối với con cái (XX) có thân xám-mắt đỏ được F1 gồm 100% cá thể thân xám-mắt đỏ. Cho F1 giao phối tự do, đời F2 có tỉ lệ 50% con cái thân xám-mắt đỏ; 20% con đực thân xám-mắt đỏ; 20% con đực thân đen-mắt trắng; 5% con đực thân xám-mắt trắng; 5% con đực thân đen-mắt đỏ. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng. Kết luận nào sau đây là không đúng? A. Có 6 kiểu gen quy định kiểu hình thân xám-mắt đỏ. B. Hai cặp gen này di truyền liên kết với nhau. C. Đã có hoán vị gen với tần số 20%. D. Hoán vị gen diễn ra ở cả 2 giới với tần số 20%. Câu 13. Sơ đồ phả hệ dưới đây cho biết một bệnh ở người do một trong hai alen của gen quy định. Cặp vợ chồng (1) và (2) ở thế hệ thứ II mong muốn sinh hai người con có cả trai, gái và đều không bị bệnh trên. Cho rằng không có đột biến xảy ra, khả năng để họ thực hiện được mong muốn là A. 6,25%. B. 8,33%. C. 12,50%. D. 3,125%. Câu 14. Theo lí thuyết, ở đời con của phép lai P: ♂AaBbDdEe x ♀AabbDdEE loại kiểu gen có ít nhất 2 alen trội chiếm tỉ lệ 57 255 63 7 A. B. C D. . . . 64 256 64 64 Câu 15. Ở một loài thực vật, cho cây hoa đỏ thuần chủng lai với cây hoa trắng thuần chủng thu được F 1 toàn cây hoa đỏ. Cho cây F1 tự thụ phấn được F2 có 43,75% cây hoa trắng : 56,25% cây hoa đỏ. GV: Nguyễn Thanh Bình 2/6 Mã đề thi 211
  3. A. Nếu cho cây F1 lai phân tích thì ở đời con có tỉ lệ 50% hoa trắng : 50% hoa đỏ. B. Nếu cho cây F1 lai phân tích thì ở đời con loại kiểu hình hoa trắng có tỉ lệ 25%. 4 C. Trong số các cây hoa đỏ ở F2, cây hoa đỏ không thuần chủng chiếm . 9 3 D. Trong số các cây hoa trắng ở F2, cây hoa trắng thuần chủng chiếm . 7 Câu 16. Cho biết trong quá trình giảm phân của cơ thể đực có 8% số tế bào có cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Bb không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các tế bào khác diễn ra bình thường. Trong quá trình giảm phân của cơ thể cái có 12% số tế bào có cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Dd không phân li trong giảm phân II, các cặp nhiễm sắc thể khác diễn ra bình thường. Ở đời con của phép lai P: ♂AaBbDd x ♀AabbDd, hợp tử đột biến chiếm tỉ lệ A. 80,96%. B. 19,04%. C. 20%. D. 9,6%. Câu 17. Một quần thể đang cân bằng về mặt di truyền, trong đó tỉ lệ kiểu gen aa bằng 2,25 lần tỉ lệ kiểu gen AA. Tỉ lệ kiểu gen dị hợp Aa của quần thể là A. 48,0%.B. 37,5%.C. 62,5%.D. 12,5%. Câu 18. Ở ngô, tính trạng chiều cao cây do 4 cặp gen (Aa; Bb; Dd; Ee) phân li độc lập tác động theo kiểu cộng gộp. Mỗi alen trội khi có mặt trong kiểu gen làm cho cây cao thêm 10 cm so với alen lặn, cây cao nhất là 250 cm. Phép lai giữa cây cao nhất và cây thấp nhất được F1. Cho F1 lai với cây có kiểu gen AaBBddEe được F2. Theo lí thuyết, ở F2 tỉ lệ cây cao bằng cây F1 chiếm tỉ lệ 56 7 5 35 A. B. C D. . . . 128 8 16 128 Câu 19. Ở một loài động vật, tính trạng màu lông do 1 cặp gen quy định. Cho con đực (XY) có lông trắng giao phối với con cái có lông đỏ được F1 đồng loạt lông đỏ. F1 giao phối tự do, đời F2 có tỉ lệ 25% con đực lông trắng, 50% con cái lông đỏ, 25% con đực lông đỏ. Nếu cho con cái ở F1 lai phân tích thì ở đời con có tỉ lệ kiểu hình là A. 1 lông đỏ : 1 lông trắng.B. 1 lông đỏ : 3 lông trắng. C. 3 lông đỏ : 1 lông trắng.D. 1 cái lông đỏ : 1 đực lông trắng. Câu 20. Cho con đực (XY) có mắt trắng giao phối với con cái (XX) có mắt đỏ được F 1 đồng loạt mắt đỏ. Các cá thể F1 giao phối tự do, đời F 2 thu được 18,75% con đực mắt đỏ : 25% con đực mắt vàng : 6,25% con đực mắt trắng : 37,5% con cái mắt đỏ : 12,5% con cái mắt vàng. Nếu cho con đực mắt đỏ F 2 giao phối với con cái mắt đỏ F2 thì kiểu hình mắt đỏ ở đời con có tỉ lệ 20 7 19 31 A. B. C D. . . . 41 9 54 54 Câu 21. Một quần thể thực vật tự thụ phấn ở thế hệ xuất phát có 400 cây hoa màu đỏ (BB), 400 cây hoa màu hồng (Bb), 200 cây hoa màu trắng (bb). Tần số alen và tỉ lệ cây hoa trắng trong quần thể ở F4 là A. B = 0,6; b = 0,4 và 38,75%.B. B = 0,4; b = 0,6 và 38,75%. C. B = 0,8; b = 0,2 và 20%.D. B = 0,2; b = 0,8 và 20%. Câu 22. Ở người, hệ nhóm máu ABO do 3 alen quy định là I A; IB và IO. Trong một quần thể cân bằng, cứ 2000 người thì có 320 người nhóm máu A dị hợp tử và 80 người nhóm máu O. Một người chồng có nhóm máu A và người vợ có nhóm máu B, xác suất đứa con đầu lòng của họ có nhóm máu O là 4 1 1 1 A. . B. . C. . D. . 625 16 25 42 Câu 23. Cho biết mỗi cặp tính trạng do 1 cặp gen quy định và trội hoàn toàn. Xét các phép lai: 1- AaBb x AaBB. 2- AaBb x aaBb. 3- AAbb x aaBb. 4- Aabb x aaBb. 5- AaBb x aabb. 6- aaBb x AaBB. Theo lí thuyết, những phép lai cho đời con chỉ có 2 loại kiểu hình là GV: Nguyễn Thanh Bình 3/6 Mã đề thi 211
  4. A. 2, 4, 6.B. 2, 4, 5.C. 1, 3, 5.D. 1, 3, 6. Câu 24. Khi cônsixin có nồng độ 0,1% - 0,2% ngấm vào tổ chức mô sống, nó sẽ có vai trò (A), làm xuất hiện loại đột biến (B). Vậy (A) và (B) lần lượt là A. đứt gãy bộ máy di truyền; nhiễm sắc thể.B. cản trở thoi phân bào xuất hiện; lệch bội. C. cản trở sự hình thành thoi vô sắc; đa bội thể. D. làm nhiễm sắc thể nhân đôi; đa bội thể. Câu 25. Ở người, trường hợp nào sau đây không liên quan đến đột biến gen? A. Bệnh mù màu và bệnh máu khó đông.B. Ung thư máu và bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm. C. Bệnh bạch tạng và hội chứng mèo kêu.D. Hội chứng Đao và Tơcnơ XO. Câu 26. Kết luận nào sau đây là không đúng? A. Cơ quan tương đồng là những cơ quan có cùng kiểu cấu tạo. B. Cơ quan tương đồng là những cơ quan có cùng nguồn gốc. C. Cơ quan tương đồng là những cơ quan có nguồn gốc khác nhau. D. Cơ quan thoái hóa cũng là cơ quan tương đồng. Câu 27. Tần số đột biến gen rất thấp nhưng đột biến gen là nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu cung cấp cho quá trình chọn lọc vì: 1- Ảnh hưởng của đột biến gen đến sức sống cơ thể sinh vật ít nghiêm trọng hơn so với đột biến nhiễm sắc thể. 2- Số lượng gen trong quần thể rất lớn. 3- Đột biến gen thường ở trạng thái lặn. 4- Quá trình giao phối đã phát tán các đột biến gen và làm tăng xuất hiện các biến dị tổ hợp. 5- Đột biến gen thường ở trạng thái trội, biểu hiện ngay thành kiểu hình. Tổ hợp đúng là A. 1; 2 và 3.B. 1; 2; 3 và 4.C. 1; 2; 4 và 5.D. 1, 2 và 4. Câu 28. Hai loài thân thuộc A và B đều sinh sản hữu tính bằng giao phối, tiêu chuẩn quan trọng nhất để phân biệt là A. tiêu chuẩn hình thái.B. tiêu chuẩn địa lí - sinh thái. C. tiêu chuẩn sinh lí - hóa sinh.D. tiêu chuẩn cách li sinh sản. Câu 29. Khi nói về quá trình hình thành loài mới, kết luận nào sau đây là không đúng? A. Hình thành loài mới là cơ sở của quá trình hình thành các nhóm phân loại trên loài. B. Từ 1 loài ban đầu, quá trình phân li tính trạng sẽ hình thành các nòi rồi đến các loài mới. C. Trong cùng 1 nhóm đối tượng, chọn lọc tự nhiên chỉ tích lũy các biến dị theo 1 hướng xác định. D. Sự phân li tính trạng là nguyên nhân chủ yếu hình thành các nhóm phân loại trên loài. Câu 30. Cho các tương quan sau: N (1) Am + Um + Gm + Xm = Nm = . (2) % (Am + Um + Gm + Xm) = 100%. 2 (3) A = T = Am = Um = A1 + T1 = A2 + T2. (4) G = X = Gm = Xm = G1 + G2 = X1 + X2. %Am + %Um (5) %A = %T = . (6) 2%G = 2%X = %(Gm + Xm). 2 Các tương quan đúng là A. 1, 2, 5, 6.B. 1, 3, 4, 6.C. 2, 3, 4, 5.D. 2, 3, 4, 6. Câu 31. Loài người có cột sống hình chữ S và dáng đứng thẳng chủ yếu là nhờ A. quá trình lao động và tập thể dục.B. quá trính chọn lọc tự nhiên. C. sự phát triển của não bộ và ý thức.D. quá trình tự rèn luyện bản thân. Câu 32. Để đề xuất thuyết tiến hóa bằng các đột biến trung tính, M. Kimura dựa trên những nghiên cứu về A. cấu trúc các phân tử ADN, không liên quan đến tác dụng của chọn lọc tự nhiên. B. cấu trúc các phân tử prôtêin, có liên quan đến tác dụng của chọn lọc tự nhiên. GV: Nguyễn Thanh Bình 4/6 Mã đề thi 211
  5. C. cấu trúc của nhiễm sắc thể, có liên quan đến tác dụng của chọn lọc tự nhiên. D. cấu trúc các phân tử prôtêin, không liên quan đến tác dụng của chọn lọc tự nhiên. Câu 33. Ví dụ nào sau đây phản ánh sự biến động số lượng cá thể trong quần thể không theo chu kỳ? A. Ở miền Bắc Việt Nam, những năm có mùa đông giá rét, nhiệt độ xuống dướio 8C số lượng ếch nhái giảm. B. Sự biến động số lượng mèo rừng Canađa đúng theo chu kỳ biến động số lượng của thỏ. C. Ở Việt Nam, hằng năm vào thời gian thu hoạch lúa, ngô, chim cu gáy thường xuất hiện nhiều. D. Loài Rươi sống ở nước lợ có dạng biến động “Tháng 9 đôi mươi, tháng mười mùng 5”. Câu 34. Trong chuỗi thức ăn: Cỏ Hươu Hổ Vi sinh vật. (1) Cỏ là sinh vật sản xuất và cũng là sinh vật tiêu thụ bậc 1. (2) Hươu là bậc dinh dưỡng cấp 2 và cũng là sinh vật tiêu thụ bậc 1. (3) Hổ là sinh vật tiêu thụ bậc 2 và cũng là bậc dinh dưỡng cấp 3. (4) Cỏ là sinh vật sản xuất, có bậc dinh dưỡng thấp nhất. Các kết luận đúng là A. 1, 2 và 3. B. 2 và 3.C. 2 và 4.D. 2, 3 và 4. Câu 35. Cho một số khu sinh học: (1) Đồng rêu. (2) Rừng lá rộng rụng theo mùa. (3) Rừng lá kim phương bắc. (4) Rừng ẩm thường xanh nhiệt đới. Có thể sắp xếp các khu sinh học nói trên theo mức độ phức tạp dần của lưới thức ăn theo trình tự đúng là A. (2) (3) (4) (1).B. (1) (2) (3) (4). C. (2) (3) (1) (4).D. (1) (3) (2) (4). Câu 36. Có 4 quần thể của cùng một loài cỏ sống ở 4 môi trường khác nhau, quần thể sống ở môi trường nào sau đây có kích thước lớn nhất? A. Quần thể sống trong môi trường có diện tích 835m2 và mật độ 33 cá thể/1 m2. B. Quần thể sống trong môi trường có diện tích 2150m2 và mật độ 12 cá thể/1 m2. C. Quần thể sống trong môi trường có diện tích 800m2 và mật độ 34 cá thể/1 m2. D. Quần thể sống trong môi trường có diện tích 3050m2 và mật độ 9 cá thể/1 m2. Câu 37. Quan hệ đối kháng trong quần xã thể hiện ở mối quan hệ giữa (1) Một số loài tảo biển nở hoa và các loài tôm, cá sống trong cùng một môi trường. (2) Địa y và cây gỗ. (3) Dây tơ hồng sống trên tán các cây trong rừng. (4) Cây tầm gửi sống trên thân các cây gỗ lớn trong rừng. (5) Lúa và cỏ dại trong cùng một ruộng lúa. Phương án đúng là A. 1, 2, 3, 4.B. 1, 2, 4, 5.C. 1, 3, 4, 5.D. 1, 3, 4. Câu 38. Dạng phân bố cá thể của quần thể phổ biến nhất trong tự nhiên xảy ra khi A. điều kiện sống phân bố không đồng đều, các quần thể tập trung theo nhóm ở những nơi có điều kiện sống tốt nhất. B. môi trường đồng nhất, nhưng các cá thể không có tính lãnh thổ và cũng không sống tụ họp. C. điều kiện sống phân bố đồng đều và có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. D. môi trường không đồng nhất, các cá thể đang trốn tránh kẻ thù. Câu 39. Khi nói về lưới thức ăn, điều nào sau đây là không đúng? A. Là một tập hợp các chuỗi thức ăn có các mắt xích chung. B. Những loài rộng thực không phải là những mắt xích chung. C. Cấu trúc của lưới thức ăn càng phức tạp khi đi từ vĩ độ cao xuống vĩ độ thấp. D. Hệ sinh thái đỉnh cực có lưới thức ăn phức tạp hơn các hệ sinh thái trẻ. GV: Nguyễn Thanh Bình 5/6 Mã đề thi 211
  6. Câu 40. Trong một chuỗi thức ăn, mắt xích sau thường có tổng sinh khối bé hơn mắt xích trước vì A. trong quá trình chuyển hóa giữa các bậc dinh dưỡng, năng lượng bị thất thoát tới 90%. B. sinh vật ở mắt xích sau không tiêu diệt triệt để sinh vật ở mắt xích trước. C. năng lượng bị mất đi dưới dạng nhiệt hoặc qua sản phẩm bài tiết. D. hiệu suất chuyển hóa năng lượng của sinh vật ở mắt xích sau thấp hơn mắt xích trước. Câu 41. Trên mạch gốc của 1 gen ở vi khuẩn có 300A; 600T; 400G và 200X. Gen phiên mã 5 lần, hãy xác định số liên kết hóa trị được hình thành giữa các nuclêôtit trong quá trình phiên mã là A. 14990.B. 7495.C. 2998.D. 7499. Câu 42. Với 3 loại nuclêôit Am; Um; Xm có thể hình thành tối đa bao nhiêu cođon mã hóa axit amin? A. 26.B. 27.C. 24.D. 20. Câu 43. Tính trạng có hệ số di truyền cao có nghĩa là A. nó do nhiều gen quy định và di truyền không phụ thuộc vào môi trường. B. nó có chất lượng tốt và được nhân lên liên tục để tạo giống mới. C. nó phụ thuộc chủ yếu vào môi trường, ít phụ thuộc vào kiểu gen. D. nó phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen, ít phụ thuộc vào môi trường. Câu 44. Cho phép lai P: ♀AaBbDd x ♂aaBbdd, theo lí thuyết thì ở đời F1 có bao nhiêu % số cá thể không thuần chủng? A. 81,25%. B. 12,5%.C. 18,75%. D. 87,5%. Câu 45. Vật chất di truyền của HIV là A. ADN sợi đơn.B. ADN sợi kép.C. ARN sợi đơn.D. ARN sợi kép. Câu 46. Sinh vật nào sau đây không được gọi là sinh vật biến đổi gen? A. Được nhận thêm 1 gen từ một loài khác.B. Được lặp thêm 1 gen nhờ đột biến lặp đoạn. C. Một gen trong tế bào của cơ thể bị loại bỏ.D. Làm biến đổi 1 gen sẵn có thành gen mới. Câu 47. Quần thể giao phối có khả năng thích nghi cao hơn quần thể tự phối, nguyên nhân là vì A. có các cá thể giao phối tự do và ngẫu nhiên.B. dễ phát sinh đột biến có lợi. C. có tính đa hình về kiểu gen, kiểu hình.D. có số lượng cá thể nhiều. Câu 48. Quá trình nào sau đây nhanh chóng hình thành loài mới? A. Cách li sinh thái.B. Cách li tập tính.C. Cách li địa lí.D. Lai xa và đa bội hóa. Câu 49. Ở một vùng biển, năng lượng bức xạ chiếu xuống mặt nước đạt đến 3 triệu kcal/m 2/ngày. Tảo silic chỉ đồng hóa được 0,3% tổng năng lượng đó, giáp xác khai thác 40% năng lượng tích lũy trong tảo, cá ăn giáp xác khai thác được 0,15% năng lượng của giáp xác. Biết diện tích môi trường là 10 5 m2. Số năng lượng tích tụ trong giáp xác là A. 36.107 kcal.B. 54.10 7 kcal.C. 36.10 4 kcal.D. 54.10 4 kcal. Câu 50. Mối quan hệ giữa hai loài mà một loài có hại còn một loài không có hại cũng không có lợi là mối quan hệ A. hợp tác.B. kí sinh.C. ức chế-cảm nhiễm.D. hội sinh. ___ HẾT ___ Lưu ý ! * 5 Không : Không tài liệu. * 5 Khi : Khi phân tích phải bình tĩnh. Không trao đổi. Khi tính toán phải cẩn thận. Không chủ quan. Khi lựa chọn phải sáng suốt. Không lười biếng. Khi trình bày phải rõ ràng. Không lùi bước. Khi làm bài phải hết mình. CHÚC CÁC EM THÀNH ĐẠT! (Cán bộ coi thi không được giải thích gì thêm) GV: Nguyễn Thanh Bình 6/6 Mã đề thi 211