Đề ôn thi môn Sinh học Lớp 12 - Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 - Mã đề 006 (Có đáp án)

docx 8 trang thungat 1520
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn thi môn Sinh học Lớp 12 - Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 - Mã đề 006 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_on_thi_mon_sinh_hoc_lop_12_ky_thi_thpt_quoc_gia_nam_2018.docx

Nội dung text: Đề ôn thi môn Sinh học Lớp 12 - Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 - Mã đề 006 (Có đáp án)

  1. LỚP ÔN THI SINH CÔ HIỀN KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2018 ĐỀ THI THAM KHẢO Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN (Đề thi có 05 trang) Môn thi thành phần: SINH HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Mã đề thi 006 Họ, tên thí sinh: Số báo danh: Câu 81: Khi nói về cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ phấn, phát biểu nào sau đây sai? A. quần thể tự thụ phấn thường có độ đa dạng di truyền cao hơn quần thể giao phấn. B. qua các thế hệ tự thụ phấn, các alen lặn trong quần thể có xu hướng được biểu hiện ra kiểu hình. C. nếu không có tác động của các nhân tố tiến hóa thì tần số các alen trong quần thể tự thụ phấn không thay đổi qua các thế hệ. D. quần thể tự thụ phấn thường bao gồm các dòng thuần chủng khác nhau. Câu 81: Đáp án A Trong các phát biểu trên, A sai vì qua các thế hệ tự thụ phấn, thể đồng hợp tăng, thể dị hợp giảm, quần thể dần phân hóa thành các dòng thuần → Quần thể tự thụ phấn có độ đa dạng kém hơn quần thể giao phấn → Đáp án A Câu 82: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của mã di truyền? A. mã di truyền mang tính phổ biến, tất cả các sinh vật đều dùng chung một bộ mã di truyền. B. mã di truyền được đọc theo chiều 3' - 5' từ một điểm xác định trên phân tử mARN. C. mã di truyền được đọc liên tục theo từng cụm 3 ribonucleotit không ngắt quãng, các bộ ba không gối lên nhau. D. mã di truyền có tính thoái hóa, có thể có hai hay nhiều bộ ba cùng mã hóa cho một axit amin. Câu 82: Đáp án B - Mã di truyền là trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong gen (trong mạch khuôn) quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong prôtêin - Trong ADN chỉ có 4 loại nu (A, T, G, X) nhưng trong prôtêin có khoảng 20 loại axit amin. Do đó mã di truyền phải là mã bộ ba (còn gọi là codon). - Mã di truyền gồm: bộ 3 mã gốc trên ADN, bộ 3 mã sao trên mARN và bộ 3 đối mã trên tARN. Ví dụ: mã gốc là 3’-TAX -5’ tương ứng mã sao là: 5’-AUG -3’ và mã đối mã là: UAX tương ứng axit amin được quy định là Met. Đặc điểm của mã di truyền - Mã di truyền là mã bộ ba: Một bộ ba là một mã di truyền (1 codon) - Mã di truyền có tính đặc hiệu: Một bộ ba chỉ mã hoá một loại axit amin. - Mã di truyền có tính thoái hoá: Nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hoá cho một loại axit amin (trừ AUG và UGG). - Mã di truyền có tính phổ biến: Tất cả các loài đều có chung một bộ mã di truyền (trừ một vài ngoại lệ). - Mã di truyền có tính liên tục: Mã di truyền được đọc từ 1 điểm xác định, theo từng bộ & ba không gối lên nhau. Trong các phát biểu trên, B sai vì mã di truyền được đọc theo chiều 5' - 3' từ một điểm xác định trên phân tử mARN. Câu 83: Ở người, bệnh di truyền nào sau đây không liên quan đến đột biến gen? A. Hồng cầu hình liềm.B. Bạch tạng.C. Đao.D. Mù màu. Câu 83: Đáp án C Bệnh hồng cầu hình liềm do đột biến gen trội trên NST thường Bệnh bạch tạng do đột biến gen lặn trên NST thường Bệnh Đao do đột biến số lượng NST, cặp số 21 có 3 chiếc Bệnh mù màu do đột biến gen lặn trên NST giới tính Câu 84: Trong cơ chế điều hòa hoạt động gen của operon Lac, sự kiện nào sau đây diễn ra cả khi môi trường có lactozo và khi môi trường không có lactozo? A. Gen điều hòa R tổng hợp protein ức chế. B. ARN polimezara liên kết với vùng khởi động của operon Lac và tiến hành phiên mã. C. Một số phân tử lactozo liên kết với protein ức chế. D. Các gen cấu trúc Z, Y, A phiên mã tạo ra các phân tử mARN tương ứng. Câu 84: Đáp án A Trang 1/8 – Mã đề thi 006
  2. Trong cơ chế điều hòa hoạt động gen của operon Lac, gen điều hòa R tổng hợp phân tử protein ức chế ngay cả khi môi trường có lactozo và khi môi trường không có lactozo Khi môi trường không có lactozo, protein ức chế liên kết với vùng vận hành ngăn cản quá trình phiên mã của các gen cấu trúc Khi môi trường có lactozo, lactozo đóng vai trò như chất cảm ứng liên kết với protein ức chế, làm thay đổi cấu hình không gian của protein ức chế làm chúng không bám được vào vùng vận hành → Quá trình phiên mã được diễn ra. Câu 85: Cơ quan tương đồng là những cơ quan A. có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau. B. có cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có thể thực hiện các chức năng khác nhau. C. có cùng nguồn gốc, đảm nhiệm những chức năng giống nhau. D. có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức phận giống nhau, có hình thái tương tự. Câu 85: Đáp án B Câu 86: Một nhà khoa học quan sát hoạt động của hai đàn ong ở trên cùng một cây cao và đã đi đến kết luận chúng thuộc hai loài khác nhau. Quan sát nào dưới đây giúp nhà khoa học này đi đến kết luận như vậy? A. Chúng làm tổ trên cây ở độ cao và vị trí khác nhau. B. Các con ong của hai đàn kiếm ăn ở thời điểm khác nhau. C. Các con ong của hai đàn bay giao phối ở thời điểm khác nhau. D. Các con ong của hai đàn có kích thước khác nhau. Câu 86: Đáp án C Đặc điểm quan trọng để phân biệt 2 loài là chúng có sự cách li sinh sản. Trong các đặc điểm trên, các con ong giao phối ở thời điểm khác nhau chứng tỏ chúng cách li sinh sản với nhau → chúng thuộc hai loài khác nhau Câu 87: Sự tổng hợp ARN được thực hiện A. theo nguyên tắc bổ sung dựa trên mạch mã gốc của gen. B. trong nhân con đối với rARN, mARN được tổng hợp ở các phần còn lại của nhân còn tARN được tổng hợp ở ti thể. C. chỉ có mARN mới được tổng hợp dựa trên mạch mã gốc của gen, tARN và rARN có thể được tổng hợp dựa trên cả hai mạch khuôn của gen. D. theo nguyên tắc bổ sung dựa trên hai mạch khuôn của gen. Câu 87: Đáp án A Sự tổng hợp ARN được thực hiện theo nguyên tắc bổ sung và dựa trên mạch mã gốc của gen là mạch có chiều 3' → 5'. Nguyên tắc bổ sung được thể hiện: A môi trường liên kết với T mạch gốc, U môi trường liên kết với A mạch gốc, G môi trường liên kết với X mạch gốc, X môi trường liên kết với G mạch gốc Câu 88: Theo Dacuyn, động lực thúc đẩy chọn lọc tự nhiên là: A. đấu tranh sinh tồn. B. đột biến là nguyên nhân chủ yếu tạo nên tính đa hình về kiểu gen trong quần thể. C. đột biến làm thay đổi tần số tương đối của các alen trong quần thể. D. đột biến là nguyên liệu quan trọng cho chọn lọc tự nhiên. Câu 88: Đáp án A Định nghĩa của Darwin về chọn lọc tự nhiên : Sự bảo tồn những sai dị cá thể và những biến đổi có lợi, sự đào thải những sai dị cá thể và những biến đổi có hại được gọi là chọn lọc tự nhiên (CLTN) hay là sự sống sót của những dạng thích nghi nhất. Thực chất của chọn lọc tụ nhiên Tính chất của chọn lọc tự nhiên là tự phát, không có mục đích định trước không do một ai điều khiển, nhưng dần dần đã đi đến kết quả làm cho các loài ngày càng thích nghi với điều kiện sống. Nội dung của chọn lọc tự nhiên bao gồm hai quá trình song song, là đào thải những biến dị có hại, và tích luỹ những biến bị có lợi cho bản thân sinh vật, là quá trình sống sót của những dạng sinh vật thích nghi nhất. Cơ sở của chọn lọc tự nhiên (CLTN) dựa trên hai đặc tính cơ bản của sinh vật là biến dị và di truyền. Động lực của CLTN là quá trình đấu tranh sinh tồn hiểu theo nghĩa rộng. Cạnh tranh cùng loài là động lực chủ yếu trong sự tiến hoá của loài làm cho loài được chọn lọc theo hướng ngày càng thích nghi với điều kiện sống. Kết quả của CLTN là sự tồn tại những sinh vật thích nghi với điều kiện sống. Vai trò của CLTN là nhân tố chính trong quá trình tiến hoá của các loài, làm cho các loài trong thiên nhiên biến đổi theo hướng có lợi, thích nghi với hoàn cảnh sống cụ thể của chúng. Chính chọn lọc tự nhiên quy định Trang 2/8 – Mã đề thi 006
  3. hướng và tốc độ tích luỹ các biến dị, thể hiện vai trò là tích lũy các biến dị nhỏ có tính chất cá biệt thành những biến đổi sâu sắc, có tính chất phổ biến. Câu 89: Theo dõi quá trình phân bào ở một cơ thể sinh vật lưỡng bội bình thường, người ta vẽ được sơ đồ minh họa sau đây: Cho biết quá trình phân bào bình thường, không xảy ra đột biến. Hình này mô tả A. Kì sau của giảm phân II.B. Kì sau của nguyên phân. C. Kì sau của giảm phân I.D. Kì giữa của nguyên phân. Câu 89: Đáp án C Câu 90: Trong cấu trúc phân tử của NST sinh vật nhân thực, sợi nhiễm sắc của NST có đường kính A. 11 nm.B. 300 nm.C. 300 A 0.D. 110 A 0. Câu 90: Đáp án C Phân tử ADN quấn quanh khối protein tạo nên các nucleoxom. Mỗi nucleoxom gồm có lõi là 8 phân tử histon và được 1 đoạn chứa 146 cặp Nu, quấn quanh 7/4 vòng. Giữa 2 nucleoxom liên tiếp là 1 đoạn ADN và 1 phân tử protein histon + chuỗi nucleoxom tạo thành sợi cơ bản có đường kính 11nm + Sợi cơ bản cuộn xoắn bậc 2 tạo thành sợi nhiễm sắc có đường kính 30nm. + Sợi nhiễm sắc lại được xếp cuộn 1 lần nữa tạo thành sợi siêu xoắn đường kính 300nm + Cuối cùng là 1 lần xoắn tiếp của sợi 300nm thành cromatit có đường kính 700nm → Sợi nhiễm sắc có đường kính 30nm = 300 Ăngstron Câu 91: Tạo ra cừu Doly là thành công của việc nhân giống động vật bằng A. Kỹ thuật tạo ưu thế lai.B. Công nghệ gen. C. Phương pháp gây đột biến.D. Công nghệ tế bào. Câu 911: Đáp án D Tạo ra cừu Doly là thành công của việc nhân giống động vật bằng nhân bản vô tính thuộc công nghệ tế bào → Đáp án D Câu 92: Một gen ở sinh vật nhân sơ bị đột biến thay thế một cặp nucleotit này bằng một cặp nucleotit khác ở vùng mã hóa gen. Chuỗi polipeptit do gen đột biến quy định tổng hợp không thay đổi so với chuỗi poliepeptit do gen trước đột biến quy định tổng hợp. Nguyên nhân của hiện tượng này là do A. mã di truyền có tính thoái hóa.B. mã di truyền có tính đặc hiệu. C. mã di truyền có tính phổ biến.D. mã di truyền là mã bộ ba. Câu 92: Đáp án A Câu 93: Trong các cơ chế cách li sinh sản, cách li trước hợp tử thực chất là A. ngăn cản con lai hình thành giao tử. B. ngăn cản sự thụ tinh tạo thành hợp tử. C. ngăn cản hợp tử phát triển thành con lai. D. ngăn cản hợp tử phát triển thành con lai hữu thụ. Câu 93: Đáp án B Câu 94: Bằng kỹ thuật chia cắt phôi động vật thành nhiều phôi rồi cấy các phôi này vào tử cung của các con vật khác cùng loài để tạo ra nhiều con vật có kiểu gen giống nhau. Kỹ thuật này được gọi là A. Lai tế bào.B. Cấy truyền phôi.C. Kỹ thuật gen.D. Nhân bản vô tính. Câu 94: Đáp án B Trang 3/8 – Mã đề thi 006
  4. Câu 95: Một quần thể giao phối ở thế hệ xuất phát có cấu trúc di truyền là: 0,2AA : 0,3Aa : 0,5aa. Thế hệ F1 đột ngột biến đổi thành 100%aa. Giả sử quần thể này chỉ chịu tác động của một nhân tố tiến hóa thì đó có thể làm nhân tố nào sau đây? A. Đột biến.B. Các yếu tố ngẫu nhiên. C. Chọn lọc tự nhiên.D. Giao phối không ngẫu nhiên. Câu 95: Đáp án B Ở quần thể có sự thay đổi tần số kiểu gen, tần số alen một cách đột ngột, nhanh chóng → quần thể chịu tác động của các yếu tố ngẫu nhiên Câu 96: Cho hai nhiễm sắc thể có cấu trúc và trình tự gen ABCDE*FGH và MNOPQ*R (dấu * biểu hiện cho tâm động), đột biến cấu trúc NST tạo ra NST có cấu trúc MNOCDE*FGH và ABPQ*R thuộc dạng đột biến A. Mất đoạn.B. Đảo đoạn ngoài tâm động. C. Chuyển đoạn tương hỗ.D. Chuyển đoạn không tương hỗ. Câu 96: Đáp án C Câu 97: Khi nói về quần thể ngẫu phối, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Quá trình ngẫu phối làm cho quần đa hình về kiểu gen và kiểu hình. B. Quá trình ngẫu phối làm cho tần số kiểu gen dị hợp giảm dần qua các thế hệ. C. Quá trình ngẫu phối tạo ra nhiều biến dị tổ hợp. D. Quá trình ngẫu phối không làm thay đổi tần số alen qua các thế hệ. Câu 97: Đáp án B Qua các thế hệ ngẫu phối, tần số các alen và tần số kiểu gen của quần thể không thay đổi qua các thế hệ → B sai Câu 98: Cho biết không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen với tần số 20%. Theo lí thuyết, quá trình giảm phân ở cơ thể có kiểu gen XABXab tạo ra giao tử XaB với tỉ lệ A. 10%.B. 40%.C. 20%.D. 30%. Câu 98: Đáp án A Cơ thể XABXab giảm phân (f = 20%) cho các giao tử: + Giao tử liên kết: XAB Xab 40% + Giao tử hoán vị: XAb XaB 10% Câu 99: Cho lai hai dòng vẹt thuần chủng lông vàng với lông xanh, được F1 toàn màu hoa thiên lý (xanh-vàng). Lai giữa các cơ thể F1với nhau thu được F2 gồm 9/16 màu thiên lý : 3/16 lông vàng : 3/16 lông xanh : 1/16 lông trắng. Tính trạng này di truyền theo quy luật A. Tương tác gen.B. Phân li độc lập. C. Liên kết gen.D. Trội không hoàn toàn. Câu 99: Đáp án A Đây là phép lai một tính trạng mà F 2 thu được tỉ lệ kiểu hình = 9 : 3: 3 : 1 → F2 thu được 16 tổ hợp giao tử = 4.4 → Mỗi bên F 1 cho 4 loại giao tử → Giả sử F 1 : AaBb → Tính trạng màu sắc lông di truyền theo quy luật tương tác gen kiểu bổ sung. quy ước: A-B-: màu thiên lý, A-bb: lông vàng, aaB-: lông xanh, aabb: lông trắng Câu 100: Một đột biến điểm ở gần gen nằm trong ti thể gây nên chứng động kinh ở người. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về đặc điểm di truyền của bệnh trên? A. nếu mẹ bình thường, bố bị bệnh thì tất cả các con trai của họ đều bị bệnh. B. nếu mẹ bình thường, bố bị bệnh thì tất cả con gái của họ đều bị bệnh. C. bệnh này chỉ gặp ở nữ giới mà không gặp ở nam giới. D. nếu mẹ bị bệnh, bố không bị bệnh thì các con của họ đều bị bệnh. Câu 100: Đáp án D Đột biến điểm ở gần gen nằm trong ti thể gây nên chứng động kinh ở người → Đây là gen ngoài nhân nên sẽ có hiện tượng di truyền theo dòng mẹ. Nếu mẹ bình thường thì tất cả con sinh ra đều bình thường, nếu mẹ bị bệnh thì tất cả con sinh ra đều bị bệnh. Câu 101: Phát biểu nào dưới đây không đúng? A. Hai loài có càng nhiều cơ quan tương tự với nhau thì có quan hệ càng gần gũi. B. Trình tự axit amin hay trình tự nucleotit ở hai loài càng giống nhau thì hai loài có quan hệ càng gần gũi. C. Hai loài có quá trình phát triển phôi càng giống nhau thì có quan hệ họ hàng càng gần gũi. D. Hai loài có càng nhiều cơ quan tương đồng với nhau thì có quan hệ càng gần gũi. Trang 4/8 – Mã đề thi 006
  5. Câu 101: Đáp án A Trong các phát biểu trên, phát biểu A sai vì cơ quan tương tự là những cơ quan khác nhau về nguồn gốc nhưng đảm nhiệm những chức phân giống nhau nên có kiểu hình thái tương tự. Cơ quan tương tự phản ánh tiến hóa đồng quy. Ví dụ: gai xương rồng với gai cây hoa hồng, chân chuột chũi với chân dế chũi, cánh dơi với cánh côn trùng. Hai loài càng có nhiều cơ quan tương tự với nhau thì chúng có điều kiện sống gần giống nhau chứ không thể kết luận được mối quan hệ họ hàng giữa hai loài này Câu 102: Khi nói về cấu trúc di truyền của quần thể, phát biểu nào sau đây sai? A. Vốn gen là tập hợp tất cả các alen có trong quần thể ở một thời điểm xác định. B. Các đặc điểm của vốn gen thể hiện qua tần số alen và tần số kiểu gen của quần thể. C. Mỗi quần thể sinh vật thường có một vốn gen đặc trưng. D. Thành phần kiểu gen của quần thể tự thụ phấn qua các thế hệ sẽ thay đổi theo hướng tăng dần. Câu 102: Đáp án D Trong các phát biểu trên, D sai vì Thành phần kiểu gen của quần thể tự thụ phấn qua các thế hệ sẽ thay đổi theo hướng tăng dần tần số kiểu gen đồng hợp, giảm dần tần số kiểu gen dị hợp. Qua các thế hệ tự thụ phấn, quần thể dần phân hóa thành các dòng thuần Câu 103: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn. Phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3:1? A. Aabb x aaBB.B. AaBb x aabb.C. aaBb x AABb.D. Aabb x aaBb. Câu 103: Đáp án C Câu 104: Cho các phương pháp sau: (1) Tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ. (2) Dung hợp tế bào trần. (3) Lai giữa các dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau để tạo ra F1. (4) Nuôi cấy hạt phấn rồi tiến hành lưỡng bội hóa các tế bào đơn bội. Các phương pháp có thể tạo dòng thuần chủng ở tế bào thực vật là A. (2), (3).B. (1), (3).C. (1), (2).D. (1), (4). Câu 104: Đáp án D Câu 105: Khi nói về sự di truyền của gen lặn nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X ở người, trong trường hợp không có đột biến, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Tỉ lệ người mang kiểu hình lặn ở nam giới cao hơn ở nữ giới. B. Gen của mẹ chỉ di truyền cho con trai mà không di truyền cho con gái. C. Gen của bố chỉ di truyền cho con gái mà không di truyền cho con trai D. Ở nữ giới, trong tế bào sinh dưỡng gen tồn tại thành các cặp alen. Câu 105: Đáp án B Câu 106: Đột biến gen dạng thay thế hoặc đảo vị trí một cặp nucleotit trong cùng một bộ ba mã hóa mà không phải bộ ba mở đầu hay kết thúc, có thể dẫn đến hậu quả A. làm thay đổi toàn bộ các axit amin trong chuỗi polipeptit tương ứng. B. làm thay đổi hai axit amin trong chuỗi polipeptit tương ứng. C. làm thay đổi các axit amin trong chuỗi polipeptit tương ứng kể từ điểm xảy ra đột biến đến cuối chuỗi polipeptit. D. làm thay đổi một axit amin trong chuỗi polipeptit tương ứng. Câu 106: Đáp án D Câu 107: Sự nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực có sự khác biệt với sự nhân đôi của ADN ở E.Coli về: (1) Chiều tổng hợp. (2) Các enzim tham gia.(3) Thành phần tham gia. (4) Số lượng các đơn vị nhân đôi. (5) Nguyên tắc nhân đôi. Tổ hợp đúng là A. 2, 3.B. 3, 5.C. 1, 2.D. 2, 4. Câu 107: Đáp án D Câu 108: Các bệnh di truyền do đột biến gen lặn nằm ở NST giới tính X thường gặp ở nam giới, vì nam giới Trang 5/8 – Mã đề thi 006
  6. A. Dễ mẫn cảm với bệnh.B. Dễ xảy ra đột biến. C. Chỉ mang 1 NST giới tính X.D. Chỉ mang 1 NST giới tính Y. Câu 108: Đáp án C Câu 109: Theo quan niệm của thuyết tiến hóa tổng hợp, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Tiến hóa nhỏ là quá trình làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể. B. Tiến hóa nhỏ sẽ không xảy ra nếu tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể được duy trì không đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác. C. Các yếu tố ngẫu nhiên dẫn đến làm tăng sự đa dạng di truyền của quần thể. D. Lai xa và đa bội hóa có thể nhanh chóng tạo nên loài mới ở thực vật. Câu 109: Đáp án C Trong các phát biểu trên, C sai vì các yếu tố ngẫu nhiên (biến động di truyền): là sự xuất hiện những vật cản địa lí (núi cao, sông rộng) chia cắt khu phân bố của quần thể thành những phần nhỏ hay do sự phá tán, di chuyển của một nhóm cá thể đi lập quần thể mới. Đặc điểm: - Làm thay đổi đột ngột tần số tương đối alen trong quần thể không theo một hướng xác định. Một alen nào đó dù có lợi cũng có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể và một alen có hại cũng có thể trở nên phổ biến trong quần thể. - Quần thể có kích thước càng nhỏ thì chịu tác động của yếu tố ngẫu nhiên càng lớn và ngược lại. - Yếu tố ngẫu nhiên không chỉ tác động độc lập mà còn phối hợp với chọn lọc tự nhiên. - Kết quả tác động của yếu tố ngẫu nhiên dẫn đến làm nghèo vốn gen của quần thể, giảm sự đa dạng di truyền. Câu 110: Một quần thể ở thế hệ F 1 có cấu trúc di truyền 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa. Khi cho tự phối bắt buộc, cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ F3 được dự đoán là A. 0,54AA : 0,12Aa : 0,34aa.B. 0,57AA : 0,06Aa : 0,37aa. C. 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa.D. 0,48AA : 0,24Aa : 0,28aa. Câu 110: Đáp án A 3 1 Ở thế hệ F3, tần số kiểu gen Aa = 0,48 . = 0,06 2 Câu 111: Bệnh bạch tạng do gen lặn nằm trên NST thường quy định. Một cặp vợ chồng có da bình thường sinh ra đứa con đầu lòng bị bệnh bạch tạng thì xác suất sinh đứa con thứ hai cũng bị bệnh là bao nhiêu? A. 3/8 (37,5%).B. 1/2 (50%).C. 1/4 (25%).D. 2/3 (66,67%). Câu 111: Đáp án C Quy ước: A: bình thường, a: bạch tạng. Đứa con đầu lòng bị bạch tạng có kiểu gen aa sẽ nhận 1a từ bố và 1a từ mẹ → Bố mẹ bình thường đều có kiểu gen Aa P: Aa x Aa F 1: 1AA : 2Aa : 1aa Vì mỗi lần sinh là một xác suất độc lập nên xác suất sinh đứa con thứ hai cũng bị bệnh là 1/4 = 25% → Đáp án C Câu 112: Ở người nhóm máu ABO do 3 gen alen IA, IB, IO quy định. Mẹ có nhóm máu AB, sinh con có nhóm máu AB. Nhóm máu nào dưới đây chắc chắn không phải là của người bố? A. Nhóm máu B.B. Nhóm máu A.C. Nhóm máu O.D. Nhóm máu AB. Câu 112: Đáp án C Câu 113: Các nhân tố sau: (1) Biến động di truyền; (2) Đột biến; (3) Giao phối không ngẫu nhiên; (4) Giao phối ngẫu nhiên. Các nhân tố có thể làm nghèo vốn gen của quần thể là A. (1), (2).B. (2), (4).C. (1), (4).D. (1), (3). Câu 113: Đáp án D Câu 114: Trong các phép lai dòng dưới đây, ưu thế lai thể hiện rõ nhất ở đời con của phép lai nào? A. AAbbddee x AAbbDDEE.B. AAbbDDee x aaBBddEE. C. AAbbDDEE x aaBBDDee.D. AABBDDee x Aabbddee. Câu 114: Đáp án B Câu 115: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, phép lai AaBbDdEE x aaBBDdee cho đời con có A. 4 loại kiểu gen và 6 loại kiểu hình.B. 12 loại kiểu gen và 4 loại kiểu hình. C. 12 loại kiểu gen và 8 loại kiểu hình.D. 8 loại kiểu gen và 4 loại kiểu hình. Câu 115: Đáp án B Trang 6/8 – Mã đề thi 006
  7. Câu 116: Giả sử một quần thể giao phối ở trạng thái cân bằng di truyền có 10000 cá thể trong đó có 100 cá thể có kiểu gen đồng hợp lặn (aa) thì số cá thể có kiểu gen dị hợp (Aa) trong quần thể sẽ là A. 8100.B. 900.C. 1800.D. 9900. Câu 116: Đáp án C Tần số kiểu gen aa = 100 : 10000 = 0,01 → tần số alen a = 0,1 Tần số alen A = 1 - 0,1 = 0,9 Quần thể cân bằng có cấu trúc: 0,81AA : 0,18Aa : 0,01aa Số cá thể có kiểu gen dị hợp (Aa) trong quần thể là: 0,18 . 10000 = 1800. Câu 117: Ở một loài thực vật, chiều cao cây do 3 cặp gen không alen tác động cộng gộp. Sự có mặt mỗi alen trội làm chiều cao tăng thêm 5 cm. Cây thấp nhất có chiều cao 150 cm. Chiều cao cây cao nhất là bao nhiêu? A. 170 cm.B. 175 cm.C. 165 cm.D. 180 cm. Câu 117: Đáp án D Chiều cao cây cao nhất (cây có chứa 6 alen trội) là: 150 + 5.6 = 180 Câu 118: Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen; alen B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt; alen D quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng. Cho biết không có hoán vị gen và đột biến xảy ra. Ab Ab Theo lí thuyết, phép lai: XDY XDXd cho đời con có tỉ lệ ruồi đực thân xám, cánh cụt, mắt aB ab đỏ là A. 18,75%.B. 6,25%.C. 25%.D. 12,5%. Câu 118: Đáp án D Ab Ab phép lai: XDY XDXd = (Ab/aB x Ab/ab)(XDXd x XDY) aB ab + Ab/aB x Ab/ab cho kiểu hình thân xám, cánh cụt (A-bb) = 1/2Ab . 1/2Ab + 1/2Ab . 1/2ab = ½ + XDXd x XDY cho kiểu hình ruồi đực mắt đỏ = 1/4 → Phép lai trên cho ruồi đực thân xám, cánh cụt, mắt đỏ là : 1/4 . ½ = 1/8 = 12,5% Câu 119: Gen b bị đột biến thành alen B có chiều dài giảm 10,2A0 và ít hơn 7 liên kết hidro so với alen b. Khi cặp alen Bb nhân đôi liên tiếp năm lần thì số nucleotit mỗi loại môi trường nội bào cung cấp cho alen B giảm so với alen b là A. A = T = 64; G = X = 32.B. A = T = 32; G = X = 64. C. A = T = 31; G = X = 62.D. A = T = 62; G = X = 31. Câu 119: Đáp án D o Chiều dài giảm 10,2 A ↔ mất tổng cộng 3 cặp nu ( ↔ 6 nu) Mất 3 cặp nu, tạo ra alen có ít hơn 7 liên kết Hidro = 2+2+3 → 3 cặp nu bị mất gồm 2 cặp A-T và 1 cặp G-X Alen B nhân đôi 5 lần, số nucleotit mỗi loại môi trường nội bào cung cấp ít đi: A = T = 2 x( 25 – 1) = 62 G = X = 1 x ( 25 – 1) = 31 Câu 120: Cho các nhận định sau: (1) Mỗi tính trạng đều do một cặp nhân tố di truyền quy định. (2) Trong tế bào, các nhân tố di truyền hòa trộn vào nhau. (3) Bố (mẹ) chỉ truyền cho con (qua giao tử) 1 trong 2 thành viên của cặp nhân tố di truyền. (4) Trong thụ tinh, các giao tử kết hợp với nhau một cách ngẫu nhiên tạo nên các hợp tử. Có bao nhiêu nhận định không đúng theo quan điểm di truyền của Menden? A. 2.B. 4.C. 3.D. 1. Câu 120: Đáp án D Nội dung quy luật phân li theo quan điểm di truyền của Menden là: - Mỗi tính trạng do một cặp nhân tố di truyền quy định (theo quan niệm hiện đại là alen). - Các nhân tố di truyền (alen) của bố, mẹ tồn tại trong tế bào của cơ thể con một cách riêng rẽ, không hòa trộn vào nhau. - Khi hình thành giao tử, các thành viên của cặp nhân tố di truyền (alen) phân li đồng đều về các giao tử, nên 50% số giao tử có nguồn gốc từ bố và 50% số giao tử có nguồn gốc từ mẹ. Trang 7/8 – Mã đề thi 006
  8. Trong các phát biểu trên, chỉ có phát biểu (2) không đúng Trang 8/8 – Mã đề thi 006