Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2017-2018 - Sở GD&ĐT Thái Bình

docx 24 trang thungat 4610
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2017-2018 - Sở GD&ĐT Thái Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_thpt_mon_ngu_van_nam_hoc_2017_2.docx

Nội dung text: Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2017-2018 - Sở GD&ĐT Thái Bình

  1. SỞ GlÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2017 - 2018 THÁI BÌNH Môn: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút (không kế thời gian giao đề) Phần 1. ĐỌC HIỂU (3,0 điềm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Tôi được tặng một chiếc xe đạp leo núi rất đẹp nhân dịp sinh nhật cùa mình Trong một lần tôi đạp xe ra công viên chơi, một cậu bé cứ quẩn quanh ngắm nhìn chiếc xe với vẻ thích thú và ngưỡng mộ thực sự. - Chiếc xe này của bạn đấy à? - Cậu bẻ hỏi. - Anh mình đã tặng nhân dịp sinh nhật của mình đấy. - Tôi trả lời, không giấu vẻ tự hào và mãn nguyện. - Ồ, ước gì tôi - Cậu bé ngập nginìg. Dĩ nhiên là tôi biết cậu bé đang nghĩ gì rồi. Chắc chắn cậu ấy ước ao có được một người anh như thế. Nhưng câu nói tiếp theo của cậu bé hoàn toàn nằm ngoài dự đoán của tỏi - Ước gì tôi có thể trở thành một người anh như thế! - Cậu ấy nói chậm rãi và gương mặt lộ rõ vẻ quyết tâm. Sau đó. cậu đi về phía chiếc ghế đá sau lưng tôi, nơi một đứa em trai nhỏ tật nguyền đang ngồi và nói: - Đến sinh nhật nào đó của em, anh sê mua tặng em chiếc xe lăn lắc tay nhé. (Hạt giống tâm hồn - Nhiều tác giả. Quyển 4. NXB tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2010) Câu 1. (0.5 điếm) Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên. Câu 2. (0.5 điểm) Quà tặng nào của nhân vặt tôi khiến cậu bé thích thú và ngưỡng mộ? Câu 3. (1,0 điểm) Vì sao câu nói tiếp theo của cậu bé hoàn toản nằm ngoài dự đoán của nhân vật tôi? Câu 4. (1,0 điếm) Câu nói của cậu bé: "Ước gì tôi có thể trở thành một người anh như thế “có ý nghĩa gì? Phần II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (3,0 điểm) Hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 300 từ) bày tỏ suy nghĩ của em về sức mạnh của tình yêu thương. Câu 2. (4,0 điểm) Cảm nhận về khung cảnh mùa xuân trong hai đoạn thơ sau: Ngày xuân con én đưa thoi, Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi. Cỏ non xanh tận chân trời, Cành lê trắng điểm một vài bông hoa. [ ] Tà tà bóng ngả về tây, Chị em thơ thẩn dan tay ra về. Bước dần theo ngọn tiểu khê, Lần xem phong cảnh cỏ bề thanh thanh. Nao nao dòng nước uốn quanh, Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang (Cảnh ngày xuân-trích Truyện Kiều-Nguyễn Du, Ngữ Văn 9) HẾT
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2016-2017 THÁI BÌNH Môn: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề) Phần I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: Việt Nam đất nắng chan hoà Hoa thơm quả ngọt bốn mùa trời xanh Mắt đen cô gái long lanh Yêu ai yêu trọn tấm tình thuỷ chung Đất trăm nghề của trăm vùng Khách phương xa tới lạ lùng tìm xem Tay người như có phép tiên Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ. (Trích Bài thơ Hắc Hải - Nguyễn Đình Thi) Câu 1. (0,5 điểm) Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào? Câu 2. (1,0 điểm) Chỉ ra 02 hình ảnh về con người Việt Nam trong đoạn thơ trên. Câu 3. (1,0 điểm) Nêu tác dụng của biện pháp so sánh được sử dụng trong hai câu thơ “Tay người như có phép tiên - Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ”. Câu 4. (0,5 điểm) Từ đoạn thơ trên, em cảm nhận như thế nào về vẻ đẹp của đất nước và con người Việt Nam? (Viết khoảng 5 - 7 dòng) Phần II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (3,0 điểm) Học mà chỉ ghi nhớ kiến thức một cách máy móc thì khó đạt hiệu quả. Hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 300 từ) bày tỏ suy nghĩ của em về ý kiến trên. Câu 2. (4,0 điểm) Cảm nhận về hình tượng người lính trong đoạn thơ sau: Áo anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giày Thương nhau tay nắm lấy bàn tay. Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo. (Trích Đồng chí - Chính Hữu, Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015) HẾT
  3. SỞ GIÁO DUC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2013-2014 THÁI BÌNH Môn : NGỮ VĂN ( Thời gian làm bài : 120 phút) Câu 1.( 2 điểm) Tại văn phòng , đồng chí Bộ trưởng đã gặp gỡ một số bà con nông dân để trao đổi ý kiến. Mỗi lúc bà con kéo đến một đông. - Chỉ ra và nêu cách sửa lỗi liên kết hình thức trong đoạn văn trên. - Giải nghĩa từ hội trường. Câu 2. ( 3 điểm ) Hãy viết bài văn nghị luận ( khoảng 300 từ ) với tiêu đề: Đừng quên nói lời cảm ơn ! Câu 3.( 5 điểm ) Cảm nhận về ông Hai trong trích đoạn sau : Ông lão ôm thằng con út lên lòng , vỗ nhè nhẹ vào lưng nó , khẽ hỏi : -Húc kia ! Thầy hỏi con nhé , con là con ai ? -Là con thầy mấy lị con u . -Thế nhà con ở đâu ? - Nhà ta ở làng Chợ Dầu. -Thế con có thích về làng Chợ Dầu không ? Thằng bé nép đầu vào ngực bố trả lời khe khẽ : -Có . Ông lão ôm khít thằng bé vào lòng , một lúc lâu ông lại hỏi: - À , thầy hỏi con nhé .Thế con ủng hộ ai ? Thằng bé giơ tay lên , mạnh bạo và rành rọt : -Ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm ! Nước mắt ông lão giàn ra, chảy ròng ròng hai bên má. Ông nói thủ thỉ: -Ừ đúng rồi, ủng hộ Cụ Hồ con nhỉ. Mấy hôm nay ru rú ở xó nhà, những lúc buồn khổ quá chẳng biết nói cùng ai, ông lão lại thủ thỉ với con như vậy. Ông nói như để ngỏ lòng mình, như để mình lại minh oan cho mình nữa. Anh em đồng chí biết cho bố con ông. Cụ Hồ trên đầu trên cổ xét soi cho bố con ông. Cái lòng bố con ông là như thế đấy, có bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai. Mỗi lần nói ra được đôi câu như vậy nỗi khổ trong lòng ông cũng vợi đi được đôi phần. (Làng – Kim Lân, Ngữ văn 9 tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011) —Hết—
  4. UBNH TỈNH LAI CHÂU KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 CẤP THPT SỞ GD&ĐT LAI CHÂU NĂM HỌC 2017 - 2018 ĐỀ THI CHÍNH THỨC Môn: Ngữ văn Ngày thi: 14/06/2017. Thời gian: 150 phút ( không kể thời gian phát đề ). I. Phần đọc hiểu (3 điểm) Đọc kĩ khổ thơ sau và trả lời câu hỏi: Không có kính rồi xa không có đèn, Không có mui xe, thùng xe có xước Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước Chỉ cần trong xe có một trái tim" Câu 1: Khổ thơ trên được trích từ tác phẩm nào, tác giả là ai? (0,5 điểm) Câu 2 : Khổ thơ trên được sáng tác trong hoàn cảnh nào ? (0,5 điểm) Câu 3 : Hãy nêu nội dung chính của khổ thơ? (0,5 điểm) Câu 4 :Trong khổ thơ tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Hãy phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ ấy? (1,5 điểm) II. Phần Tập làm văn (7 điiểm) Câu 1 :(2 điểm) Hãy viết một đoạn văn (khoảng 300 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về câu nói : "Một người đã đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn sẽ còn đánh mất thêm nhiều thứ quý giá khác nữa". Câu 2 (5 điểm) Nhận xét về bài thơ Đồng chí của Chính Hữu, có ý kiến cho rằng " Bài thơ nói về tình đồng chí, đồng đội thắm thiết, sâu nặng của những người lính cách mạng, mà phần lớn họ đều xuất thân từ nông dân. Đồng thời bài thơ cũng làm hiện lên hình ảnh chân thật , giản dị mà cao đẹp của anh bộ đội trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp còn rất khó khăn thiếu thốn ". Em có đồng ý với nhận xét trên không?Vì sao? Phân tích bài thơ để làm sang tỏ ý kiến trên.
  5. Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn tỉnh Hòa Bình - năm học 2017 - 2018 Câu 1: (3 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các câu hỏi bên dưới: CẬU BÉ VÀ CÂY SI GIÀ Bờ ao đầu làng có một cây si già. Thân cây to, cành lá xum xuê, ngả xuống mặt nước. Một cậu bé đi ngang qua. Sẵn con dao nhọn trong tay, cậu hí hoáy khắc tên mình lên thân cây. Cây đau điếng, nhưng cố lấy giọng vui vẻ, hỏi cậu: – Chào cậu bé. Tên cậu là gì nhỉ? – Cháu tên là Ngoan. – Cậu có cái tên mới đẹp làm sao! Mặt cậu bé rạng lên. Cậu nói: – Cảm ơn cây. – Này, vì sao cậu không khắc tên lên người cậu? Như thế có phải tiện hơn không? – Cây hỏi. Cậu bé rùng mình, lắc đầu: – Đau lắm, cháu chịu thôi! – Vậy, vì sao cậu lại bắt tôi phải nhận cái điều cậu không muốn? (Theo Quà tặng cuộc sống) a. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên. b. Gạch chân và gọi tên thành phần biệt lập có trong hai câu sau: Này, vì sao cậu không khắc tên lên người cậu? Như thế có phải tiện hơn không - cây hỏi? c. Theo em, cậu bé trong văn bản trên đã phạm sai lầm gì? Chỉ ra câu nói thể hiện sai lầm đó. d. Thông điệp mà văn bản trên muốn gửi gắm đến người đọc là gì? Câu 2: (2 điểm) Khi nội dung câu chuyện ở câu 1 được khép lại cũng chính là lúc bài học làm người có ý nghĩ sâu sắc được mở ra. Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 300 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về bài học đó. Câu 3: (5 điểm) Cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên lúc gần giao mùa trong bài thơ Sang thu của nhà thơ Hữu Thỉnh. HẾT
  6. KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT (2017- 2018) Thời gian làm bài: 120 phút - Môn: NGỮ VĂN Câu 1: (2 điểm). Cho đoạn văn: '' Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất. Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử. Trong thế kỉ tới mà ai ai cũng thừa nhận rằng nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ thi vai trò con người lại càng nổi trội'' (Ngữ văn 9, tập 2 , NXBGD – 2006) a. Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? Của ai? b. Tìm câu chủ đề của đoạn văn trên. c. Đoạn văn trên sử dụng phép liên kết nào là chủ yếu? d. Từ được in đậm trên là thành phần biệt lập gì? Câu 2: (3 điểm) Khi giao tiếp cần tế nhị và tôn trọng người khác. Hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về vấn đề trên. Câu 3: (5 điểm) ''Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long đã khắc họa thành công hình ảnh những con người bình thường mà cao đẹp''. Phân tích nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích đã học để làm sáng tỏ nhận định trên. HẾT
  7. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI TUYẾN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2017- 2018 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề) Câu I (3,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi nêu bên dưới: Buồn trông cửa bể chiều hôm, Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa ? Buôn trông ngọn nước mới sa. Hoa trôi man mác biết là về đâu ? Buồn trỏng nội cỏ rầu rầu. Chân mây mặt đất một màu xanh xanh. Buồn trông gió cuốn mặt duềnh Ầm ầm tiêng sóng kêu quanh ghế ngồi. (Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du) a. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào ? b. Giải thích nghĩa của từ duềnh trong câu thơ Buồn trông gió cuốn mặt duềnh. c. Xác định và nhận xét cách dùng điệp ngữ cùa Nguyễn Du trong đoạn thơ trên. d. Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên. Câu 2 ( 3 điểm ) Không có việc gì khó, Chỉ sợ lòng không bền. Đào núi và lấp biển. Quyết chí ắt làm nên. (Khuyên thanh niên) Bài học cuộc sống cùa em rút ra từ lời dạy của Bác Hồ đối với thanh niên. (trình bày bằng một bài văn nghị luận khoảng 300 chữ) Câu 3 (4,0 điếm) Cảm nhận của em về vẻ đẹp của con người lao động qua nhân vật anh thanh niên làm công tác khí tượng trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long (SGK Ngữ văn 9. Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2005). HẾT
  8. KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT Năm học 2017 - 2018 Môn thi: Ngữ văn Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề Câu 1: (2,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: "- Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống nước xin làm cỏ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cả tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin khắp mọi người phỉ nhổ." (Sách giáo khoa Ngữ văn 9, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017) a. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Tác phẩm đó do nhà văn nào sáng tác? b. Đây là lời thoại của ai? Lời thoại đó được nhân vật nói trong hoàn cảnh nào? c. Qua lời thoại, nhân vật đã bộc lộ tâm trạng và phẩm chất gì? Câu 2: (3.0 điểm) Trong bài hát Bụi phấn của nhạc sĩ Vũ Hoàng (Ý thơ của Lê Văn Lộc) có đoạn ca từ sau: " Em yêu phút giây này Thầy em tóc như bạc thêm Bạc thêm vì bụi phấn Cho em bài học hay " (Theo 50 bài hát thiếu nhi hay nhất, NXB Văn hoá thông tin, 2005, trang 10) Từ lời ca trên, em hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ về lòng biết ơn thầy cô. Câu 3: (5,0 điểm) Trình bày những cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên, hình ảnh đất nước và tấm lòng nhà thơ thể hiện trong đoạn thơ: Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng. Mùa xuân người cầm súng Lộc giắt đầy quanh lưng Mùa xuân người ra đồng Lộc trải dài nương mạ Tất cả như hối hả Tất cả như xôn xao Đất nước bốn nghìn năm Vất vả và gian lao Đất nước như vì sao Cứ đi lên phía trước. ("Mùa xuân nho nhỏ" - Thanh Hải, Theo SGK Ngữ văn 9, Tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)
  9. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI TUYỂN SNH VÀO LỚP 10 THPT HƯNG YÊN NĂM HỌC: 2015 - 2016 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn thi: Ngữ văn Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1. (2,0 điểm) Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi từ 1 đến 3: “Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm (1). Chả lẽ cái bọn ở làng lại đổ đốn đến thế được (2). Ông kiểm điểm từng người trong óc (3). Không mà, họ toàn là những người có tinh thần cả mà (4). Họ đã ở lại làng, quyết tâm một sống một chết với giặc, có đời nào lại can tâm làm cái điều nhục nhã ấy! (5)” 1. Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? 2. “Ông lão” trong đoạn trích trên là nhân vật nào? Điều “nhục nhã” được nói đến là điều gì? 3. Trong đoạn trích trên, những câu văn nào là lời trần thuật của tác giả, những câu văn nào là lời độc thoại nội tâm của nhân vật? Những lời độc thoại nội tâm ấy thể hiện tâm trạng gì của nhân vật? Câu 2. (1,0 điểm) Chỉ ra vào nêu hiệu quả của hai biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ dưới đây: Từ hồi về thành phố quen ánh điện, cửa gương vầng trăng đi qua ngõ như người dưng qua đường (Trích Ánh trăng - Nguyễn Duy) Câu 3. (2,0 điểm) Bên cạnh lợi ích, mạng xã hội Facebook còn có tác hại không nhỏ đối với gới trẻ. Em hãy viết một đoạn văn theo phép lập luận diễn dịch hoặc quy nạp (8 đến 10 câu) về tác hại của mạng xã hội Facebook. Gạch chân dưới câu chủ đề của đoạn văn vừa viết. Câu 4. (5,0 điểm) Cảm nhận đoạn thơ sau: Thuyền ta lái gió với buồm trăng Lướt giữa mây cao với biển bằng Ra đậu dặm xa dò bụng biển Dàn đan thế trận lướt vây giăng Cá nhụ cá chim cùng cá đé Cá song lấp lánh đuốc đen hồng Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long (Trích: Đoàn thuyền đánh cá- Huy Cận- SGK Ngữ văn 9, tập một, trang 140, NXB Giáo dục, 2006)
  10. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NGHỆ AN NĂM HỌC 2017 - 2018 PHẦN I. ĐỌC HIỂU (2,0 điểm) Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu: Mẹ ơi những ngày xa Là con thương mẹ nhất Mẹ đặt tay lên tim Có con đang ở đó Như ngọt ngào cơn gió Như nồng nàn cơn mưa Với vạn ngàn nỗi nhớ Mẹ dịu dàng trong con! (Trích Dặn mẹ - Đỗ Nhật Nam, Hát cùng những vì sao, NXB Lao Động, 2016, tr59) 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ gì? (0,5 điểm) 2. Chép lại dòng thơ sử dụng phép tu từ điệp ngữ trong khổ thơ thứ hai. (0,5 điểm) 3. Xác định từ láy, từ ghép trong các từ sau: Nồng nàn, nỗi nhớ. (0,5 điểm) 4. Mẹ đặt tay lên tim Có con đang ở đó Em hiểu thế nào về hai dòng thơ trên? (0,5 điểm) PHẦN II. LÀM VĂN (8,0 điểm) Câu 1. (3 điểm) Viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về ý kiến: Cuộc đời mất đi tình bạn cũng giống như thế giới mất đi mặt trời Câu 2. (5 điểm) Phân tích nhân vật ông Hai trong đoạn trích sau: Ông lão ôm thằng con út lên lòng, vỗ nhè nhẹ vào lưng nó, khẽ hỏi: - Húc kia! Thầy hỏi con nhé, con là con ai? - Là con thầy mấy lại con u. - Thế nhà con ở đâu? - Nhà ta ở làng Chợ Dầu. - Thế con có thích về làng chợ Dầu không? Thằng bé nép đầu vào ngực bố trả lời khe khẽ: - Có. Ông lão ôm khít thằng bé vào lòng, một lúc lâu ông lại hỏi: - À, thầy hỏi con nhé. Thế con ủng hộ ai? Thằng bé dơ tay lên, mạnh bạo và rành rọt: - Ủng hộ cụ Hồ Chí Minh muôn năm! Nước mắt ông lão giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má. Ông nói thủ thỉ: - Ừ đúng rồi, ủng hộ cụ Hồ con nhỉ. Mấy hôm nay ru rú ở xó nhà, những lúc buồn khổ quá chẳng biết nói cùng ai, ông lại thủ thỉ với con như vây. Ông nói như để ngỏ lòng mình, như để mình lại minh oan cho mình nữa Anh em đồng chí biết cho bố con ông Cụ Hồ trên đầu trên cổ xét soi cho bố con ông. Cái lòng bố con ông là như thế đấy, có bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai: Mỗi lần nói ra được đôi câu như vậy nỗi khổ trong lòng ông cũng vơi đi dược đôi phần (Trích Làng - Kim Lân, Ngữ văn lớp 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, tr.169 - 170)
  11. ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2016 – 2017 Môn thi: Ngữ văn Thời gian làm bài: 120 phút (không tính thời gian giao đề) I. Phần đọc – hiểu (2,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi Mai về miềm Nam thương trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này. (Viếng Lăng Bác – Viễn Phương, Ngữ văn 9, Tập hai) Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ? Câu 2. Chỉ ra biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong đoạn thơ? Tác dụng của biện pháp tu từ đó? Câu 3. Cảm nhận của em về điều tác giả muốn gửi gắm qua đoạn thơ? Qua đó em rút ra được bài học gì trong cuộc sống? (Viết từ hai đến 3 câu văn) II. Phần làm văn (8 điểm) Câu 1. (3 điểm) Hãy viết một đoạn văn nghị luận xã hội (khoảng 10 đến 15 dòng) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của lòng nhân ái trong cuộc sống. Câu 2. (5 điểm) Phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân.
  12. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT LÀO CAI NĂM HỌC 2015 - 2016 Môn thi: Ngữ Văn Thời gian làm bài: 120 phút I. Phần đọc - hiểu (2,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Trong tù không rượu cũng không hoa Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ, Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ, Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ (Ngắm trăng – Hồ Chí Minh, Ngữ văn 8, tập II) Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản? Câu 2: Bài thơ đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật đặc sắc nào? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó? Câu 3: Viết một đến hai câu nêu cảm nhận của em về hình ảnh người tù cách mạng trong bài thơ? Qua đó em rút ra được bài học gì trong cuộc sống? II.Phần làm văn (8,0 điểm) Câu 1: (3,0 điểm) Với cảm xúc quý trọng và yêu thương, em hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng từ 15 đến 20 dòng) nói về giá trị của gia đình trong cuộc sống con người. Câu 2: (5,0 điểm) Phân tích đoạn thơ sau: Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng. Mùa xuân người cầm súng Lộc giắt đầy quanh lưng Mùa xuân người ra đồng Lộc trải dài nương mạ Tất cả như hối hả Tất cả như xôn xao (Trích Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải, Ngữ văn 9, tập II) Hết
  13. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT Phần I : ĐỌC HIỂU Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau: Người xưa nói "thư trung hữu kim" - trong sách có vàng. Sách là nơi lưu trữ trí khôn nhân loại, nên đó là kho vàng tri thức. Lại có những bậc đại bút quan niệm, người viết sách phải là người đọc hết các kì thư, ngao du những kì quan, trò chuyện với các kì nhân, về nhà đóng cửa ba năm nghiền ngẫm mới bắt tay vao cầm bút. Xem ra công phu khổ luyện như vậy, những cuốn sách được viết ra có gọi là mỏ kim cương cũng đáng lắm. Thế nhưng, trong cuộc sống hiện đại hình như người ta không con tìm vàng, tìm kim cương trong sách nữa. Họ thích tìm trong chứng khoán, bất động sản, công trình, dự án và các vụ làm ăn phi pháp. Khi Internet trở nên phổ biến nhiều người đắm chìm trong thế giới ảo hoặc ngụp lặn trong bể truyền thông thăm thẳm. Không gian hoạt động của người hiện đại chỉ là cuộc di chuyển từ màn hình máy vi tính đến giường ngủ. Việc đọc sách trở nên lép vé so với xem, nghe, nhìn, ngắm Nếu coi đọc sách là một quá trình tư duy thì ngày nay, người ta đang ít nghĩ đi nhiều lắm. (Trích Một ngày đọc sách, Email lúc 0 giờ, Hữu Việt, NXB Trẻ, 2017, tr 16) Câu 1: Hai đoạn văn trong đoạn trích trên có mối liên hệ nhờ phép liên kết hình thức nào? (0,25d) Câu 2: Theo tác giả, người xưa quan niệm thế nào về người viết sách? (0,25d) Câu 3: Tại sao tác giả cho rằng :" Không gian hoạt động của người hiện đại chỉ là cuộc di chuyển từ màn hình máy vi tính đến giường ngủ" ? (0,75d) Câu 4: Em hãy nêu ngắn gọn 3 giải pháp khả thi để nâng cao văn hóa đọc trong xã hội ngày nay? (0,75d) Phần II : TẬP LÀM VĂN Câu I (3 đ) : Viết một đoạn văn (khoảng 300 chữ) trình bày suy nghĩ của em về quan niệm được nêu ra trong phần đọc hiểu "Nếu coi đọc sách là một quá trình tư duy thì ngày nay, người ta đang ít nghĩ đi nhiều lắm" Câu 2 (5 đ) Có ý kiến cho rằng truyện ngắn : " Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long đã khắc họa thành công hình tượng những con người lao động thầm lặng đang ngày đêm xây dựng quê hương, đất nước. Em hãy phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện để làm sang tỏ nhận định trên.