Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2018-2019 - Phòng GD&ĐT Lâm Bình (Có ma trận và đáp án)

doc 4 trang thungat 2580
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2018-2019 - Phòng GD&ĐT Lâm Bình (Có ma trận và đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_thpt_mon_ngu_van_nam_hoc_2018_2.doc

Nội dung text: Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2018-2019 - Phòng GD&ĐT Lâm Bình (Có ma trận và đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT LÂM BÌNH ĐỀ THI VÀO LỚP 10 THPT Năm học: 2018 - 2019 Môn: Ngữ văn Thời gian: 120 phút I. Mục tiêu kiểm tra Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình môn Ngữ văn lớp 9 theo 3 nội dung Văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn, với mục đích đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản của HS thông qua hình thức kiểm tra tự luận. 1) Về kiến thức: - Học sinh hệ thống hoá các kiến thức đã học vận dụng vào làm bài kiểm tra. Đánh giá khả năng nhận diện tiếp thu các đơn vị kiến . 2) Về kỹ năng: - Rèn kĩ năng phân tích tổng hợp kiến thức, kĩ năng trình bày, diễn đạt, 3) Về thái độ: - Giáo dục tính độc lập, tự giác, tích cực trong học tập thi cử. II. Hình thức kiểm tra: 1)Hình thức: Học sinh làm bài tự luận. 2)Học sinh: làm bài trên lớp III. Ma trận đề kiểm tra: Mức độ Vận dụng Tổng Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Thấp Cao I. Đọc – - Nhận biết Hiểu và phân Viết đoạn hiểu được bài thơ, tích được hình văn cảm tên tác giả. ảnh ẩn dụ trong nghĩ của em - Hoàn cảnh hai câu thơ. về khổ thơ. sáng tác bài thơ. Số câu 2 1 1 4 Số điểm 1 1 2 4 Tỉ lệ % 10% 10% 20% 40% Viết bài văn II. Làm văn nghị luận về tác phẩm truyện (đoạn trích). Số câu 1 1 Số điểm 6 6 Tỉ lệ % 60% 60%
  2. T.Số câu 2 1 1 1 5 Tổng điểm 1 1 2 6 10 Tỉ lệ % 10% 10% 20% 60% 100% IV. Đề bài Phần I. Đọc - hiểu (4 điểm) Đọc khổ thơ sau và trả lời các câu hỏi: “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân” (Trích sách Ngữ văn 9, tập hai, trang 58) Câu 1 (0,5 điểm): Khổ thơ trên trích trong bài thơ nào? Nêu tên tác giả của bài thơ ấy? Câu 2 (0,5 điểm): Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào ? Câu 3 (1 điểm): Xác định biện pháp tu từ chính trong hai câu thơ đầu. Tác dụng của biện pháp tu từ đó? Câu 4 (2 điểm): Em hãy viết đoạn văn (khoảng 200 từ) nêu cảm nhận của em về khổ thơ trên. Phần II. Làm văn (6 điểm): Suy nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long. V. Đáp án- biểu điểm: Phần Nội dung cần đạt Điểm Phần I. Câu 1: Đọc - hiểu. - Đoạn thơ trên trích trong bài thơ Viếng lăng Bác 0,25 - Tác giả: Viễn Phương. 0,25 Câu 2: - Thời gian sáng tác: Tháng 4 năm 1976, in trong tập thơ 0,25 Như mây mùa xuân. - Hoàn cảnh sáng tác: Năm 1976, sau khi cuộc kháng chiến 0,25 chống Mĩ kết thúc thắng lợi, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vừa khánh thành, Viễn Phương ra thăm miền Bắc, vào lăng viếng Bác Hồ. Câu 3: - Biện pháp tu từ ẩn dụ: là hình ảnh "mặt trời" (trong câu 0,5 thơ thứ hai). - Tác dụng: Tác giả ca ngợi công lao, sự vĩ đại của Bác đối 0,5 với non sông đất nước. Đồng thời thể hiện sự tôn kính, lòng biết ơn và niềm tin của nhân dân đối với Bác.
  3. Câu 4: a. Mở đoạn: Giới thiệu vị trí và nội dung chính của 0,25 khổ thơ. b. Thân đoạn: Cảm nhận về nội dung và nghệ thuật đoạn thơ. - Hình ảnh mặt trời trong câu thơ đầu là hình ảnh thực, 0,5 trong câu thơ thứ hai "mặt trời trong lăng" là hình ảnh ẩn dụ chỉ Bác Hồ đang nằm trong lăng, thể hiện sự tôn kính biết ơn của nhân dân đối với Bác. - Hình ảnh ẩn dụ: “Kết tràng hoa dâng bảy chín mùa xuân” 0,25 - Kết tràng hoa: Tô đậm thêm sự tôn kính, biết ơn tự hào của tác 0,25 giả cũng như của dân tộc Việt Nam đối với Bác; dâng bảy mươi chín mùa xuân đã cho thấy được cuộc đời Bác đẹp như chính mùa xuân, bảy chín năm sống và cống hiến bảy chín mùa xuân tươi trẻ của cuộc đời cho sự nghiệp giải phóng nước nhà. - Điệp ngữ “ngày ngày” được lặp lại hai lần trong khổ thơ 0,5 đã thể hiện sự vĩnh cửu của Bác trong lòng người dân Việt. c. Kết đoạn: Khẳng định lại nội dung, nghệ thuật 0,25 đoạn thơ. Phần II. 1. Yêu cầu về kỹ năng: Làm văn - Học sinh biết cách làm một bài văn nghị luận về một nhân (6 điểm) vật trong tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích). - Bố cục rõ ràng, hợp lý, lí lẽ dẫn chứng xác thực, lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục. - Nêu rõ những cảm nhận, ấn tượng riêng của bản thân. - Chữ viết rõ ràng, sạch sẽ, đúng chính tả, ngữ pháp, dùng từ chính xác. 2. Yêu cầu kiến thức: - HS có thể sắp xếp, trình bày, diễn đạt theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo các nội dung sau đây: * Mở bài - Giới thiệu tác giả, tác phẩm 0,25 - Cảm nhận chung về nhân vật anh thanh niên 0,25 * Thân bài - Anh thanh niên là nhân vật trung tâm của truyện, chỉ xuất 0,5 hiện trong giây lát nhưng vẫn là điểm sáng nổi bật nhất trong bức tranh mà tác giả thể hiện. - Anh thanh niên là một người có lòng yêu đời, yêu nghề khiến người đọc cảm phục, ngưỡng mộ. 0,5 + Hoàn cảnh sống và làm việc đặc biệt: sống một mình trên đỉnh núi cao, quanh năm suốt tháng làm bạn với cỏ cây và mây mù, gian khổ nhất với anh là phải vượt qua nỗi cô
  4. đơn ; công việc đo gió, đo nắng, tính mây, đo chấn động địa chất, dự vào công việc báo trước thời tiết hằng ngày, phụ vụ sản xuất, phụ vụ chiến đấu + Anh suy nghĩ đúng đắn và có trách nhiệm trong công việc 0,5 (dẫn chứng). + Là người thành thạo, có kinh nghiệm trong công việc: kể 0,5 về công việc của mình rất ngắn gọn nhưng tỉ mỉ (dẫn chứng). - Là người biết tổ chức, sắp xếp cuộc sống khoa học, ngăn 0,5 nắp, chủ động: trồng hoa, nuôi gà, đọc sách - Ở người thanh niên ấy còn có những nét tính cách và 1,0 phẩm chất rất đáng quí: sự cởi mở, chân thành, rất quí trọng tình cảm con người, quan tâm đến người khác, khao khát gặp gỡ mọi người (dẫn chứng) - Anh còn là người rất khiêm tốn, thành thực, quý trọng lao 1,0 động sáng tạo (dẫn chứng) - Nghệ thuật xây dựng nhân vật: miêu tả nhân vật với nhiều 0,5 điểm nhìn * Kết bài - Khẳng định vẻ đẹp của nhân vật 0,25 - Suy nghĩ liên hệ bản thân. 0,25