Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2018-2019 - Sở GD&ĐT Quảng Trị

doc 3 trang thungat 2990
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2018-2019 - Sở GD&ĐT Quảng Trị", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_thpt_mon_ngu_van_nam_hoc_2018_2.doc

Nội dung text: Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2018-2019 - Sở GD&ĐT Quảng Trị

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT QUẢNG TRỊ Khóa ngày 04 tháng 6 năm 2018 Môn thi: Ngữ văn ĐỀ THI CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề) I. ĐỌC HIỂU: (4,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới: TIẾNG VỌNG RỪNG SÂU Có một cậu bé ngỗ nghịch hay bị mẹ khiển trách. Ngày nọ giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũng cánh rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu thét lớn: “Tôi ghét người”. Khu rừng có tiếng vọng lại: “Tôi ghét người”. Cậu bé hốt hoảng quay về, sà vào lòng mẹ khóc nức nở. Cậu bé không sao hiểu được từ trong rừng lại có tiếng người ghét cậu. Người mẹ cầm tay con, đưa cậu trở lại khu rừng. Bà nói: “Giờ thì con hãy hét thật to: Tôi yêu người". Lạ lùng thay, cậu bé vừa dứt tiếng thì có tiếng vọng lại: “Tôi yêu người”. Lúc đó, người mẹ mới giải thích cho con hiểu: “Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta. Con cho điều gì, con sẽ nhận điều đó. Ai gieo gió thì ắt gặt bão. Nếu con thù ghét người thì người cũng thù ghét con. Nếu con yêu thương người thì người cũng yêu thương con". (Theo Quà tặng cuộc sống. NXB Trẻ, 2002) Câu 1. (0,5 điểm) Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. Câu 2. (0,5 điểm) Xác định và gọi tên thành phần biệt lập trong câu sau: “Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta.” Câu 3. (1,0 điểm) Thông điệp mà câu chuyện trên mang đến cho người đọc. Câu 4. (2,0 điểm) Viết đoạn văn (khoảng 10 dòng) trình bày suy nghĩ của em về vấn đề cho và nhận trong cuộc sống. II. LÀM VĂN: (6,0 điểm) Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến. Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc. (Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải, SGK Ngữ văn 9, tập hai, tr.56)
  2. ĐÁP ÁN THAM KHẢO: I. ĐỌC HIỂU: (4,0 điểm) Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là tự sự Câu 2: Thành phần biệt lập gọi đáp. Câu 3: Câu chuyện đề cập đến mối quan hệ giữa “cho” và “nhận” trong cuộc đời mỗi con người. Khi con người trao tặng cho người khác tình cảm gì thì sẽ nhận lại được tình cảm đó. Đấy là mối quan hệ nhân quả và cũng là quy luật tất yếu của cuộc sống. Câu 4: Các em cần lưu ý vấn đề sau: Biểu hiện của mối quan hệ đó trong cuộc sống - Mối quan hệ giữa cho và nhận trong cuộc sống vô cùng phong phú, bao gồm cả vật chất lẫn tinh thần. - Mối quan hệ giữa cho và nhận không phải bao giờ cũng ngang bằng nhau trong cuộc sống: Có khi ta cho nhiều nhưng nhận lại ít hơn và ngược lại. - Mối quan hệ giữa cho và nhận không phải bao giờ cũng là mình cho người đó và nhận của người đó, mà nhiều khi lại nhận được ở những người mà mình chưa hề cho. Và cái mình nhận có khi là sự bằng lòng với chính mình, là sự hoàn thiện hơn nhân cách làm người của mình trong cuộc sống. Làm thế nào để thực hiện tốt mối quan hệ giữa cho và nhận trong cuộc sống - Con người phải biết cho cuộc đời này những gì tốt đẹp nhất: Đó là sự yêu thương, trân trọng, cảm thông giúp đỡ lẫn nhau cả về vật chất lẫn tinh thần chứ không phải là sự cho – nhận vì mục đích vụ lợi. - Con người cần phải biết cho nhiều hơn nhận lại. - Phải biết cho mà không hi vọng sẽ được đáp đền. - Để cho nhiều hơn, con người cần phải cố gắng phấn đấu rèn luyện và hoàn thiện mình, làm cho mình giàu có cả về vật chất lẫn tinh thần để có thể yêu thương nhiều hơn cuộc đời này II. LÀM VĂN Mở bài: - Nhà thơ Thanh Hải (1930-1980) là bút danh của Phạm Bá Ngoãn, quê ở Phong Điền, thuộc Thừa Thiên – Huế. Ông là người có công lớn thắp sáng ngọn lửa thi ca cách mạng - Bài thơ được viết tháng 11-1980, không bao lâu trước khi tác giả qua đời, thể hiện niềm, yêu mến thiết tha cuộc sống đất nước và ước nguyện cống hiến của tác giả. - Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp và khí thế của đất nước vào xuân, thể hiện khát vọng và tình yêu thiết tha được trọn đời hiến dâng cho quê hương đất nước. - Trích dẫn 2 khổ thơ: Tình yêu quê hương đất nước và muốn được dâng hiến cho đời mình của tác giả Thanh Hải được thể hiện rõ nhất trong 2 đoạn thơ. Thân bài: Khổ thơ 1: “Ta làm con chim hót Ta làm một nhành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến” - Trong không khí tưng bừng của đất trời mùa xuân, nhà thơ đã cảm nhận được một mùa xuân tươi trẻ, rạo rực trong tâm hồn. Đó là mùa xuân của lòng người, của đất trời. "Con chim hót" để gọi xuân về, đem đến niềm vui cho con người. "Một cành hoa" để tô điểm cuộc sống, làm đẹp thiên nhiên sông núi. "Một nốt trầm" của bản
  3. "hòa ca” êm ái để làm xao xuyến lòng người, cổ vũ nhân dân. "Con chim hót", "một cành hoa ", "một nốt trầm ” là ba hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho cái đẹp, niềm vui, cho tài trí của đất nước và con người Việt Nam. - Điệp từ "ta làm" diễn tả một cách rõ nét của nhà thơ. Nhà thơ muốn làm một con chim, một nhành hoa để dâng tiếng hót của mình cho đời, để tỏa hương thơm ngào ngạt cho sắc xuân. - Các em cũng có thể nói qua về thời điểm đang viết bài thơ này này, tác giả Thanh Hải đang phải nằm điều trị trên giường bệnh cho nên khát khao đóng góp sức mình cho dân tộc càng mạnh mẽ và đáng trân trọng hơn bao giờ hết. Khổ thơ 2: “Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc” - Mùa xuân nho nhỏ là cách nói đầy ẩn dụ và đầy sức sáng tạo của nhà thơ. Mỗi người có thể góp một chút sức mình vào đó , dâng hiến là một hành động cho đi mà không đòi hỏi sự đáp lai. Cho dù là trai trẻ hay tóc đã bạc thì điều này vốn không quan trọng bởi khi đã muốn dâng hiến cho cuộc đời, cho quê hương đất nước thì không quan trọng tuổi tác. - "Nho nhỏ" và "lặng lẽ" là cách nói khiêm tốn, chân thành. – “lặng lẽ dâng ”: Từ gợi tả “lặng lẽ được đảo ra đầu câu như lời nhấn mạnh. Niềm mong muốn cống hiến tuổi xuân, sức sống cho đời được thể hiện khiêm tốn bất chấp thời gian, tuổi tác. Nó là ước mơ chính đáng đáng trân trọng của tác giả. Kết bài: Nêu cảm nhận chung của em về 2 khổ thơ trên.