Đề thi thử vào THPT môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Đô Thị Việt Hưng

doc 5 trang thungat 2040
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử vào THPT môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Đô Thị Việt Hưng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_thu_vao_thpt_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2019_2020_truo.doc

Nội dung text: Đề thi thử vào THPT môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Đô Thị Việt Hưng

  1. UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ THI THỬ VÀO THPT TRƯỜNG THCS ĐÔ THỊ VIỆT HƯNG Môn: NGỮ VĂN 9 NĂM HỌC 2019-2020 Thời gian làm bài: 120 phút Phần I: 7 điểm Mở đầu bài thơ của mình, có một nhà thơ viết: Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát Ôi ! Hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng. và ở cuối bài, nhà thơ bày tỏ nguyện ước: “Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này” Câu 1. Em hãy cho biết những câu thơ trên trích trong bài thơ nào? Tác giả là ai? Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ. Câu 2. Trong những câu thơ trên, hình ảnh hàng tre trong câu thơ nào là hình ảnh tả thực, hình ảnh hàng tre trong câu thơ nào là hình ảnh ẩn dụ? Ý nghĩa của hình ảnh hàng tre trong khổ đầu và trong câu kết bài thơ em vừa nêu có giống nhau không? Vì sao? Việc lặp lại hình ảnh hàng tre ở câu kết bài thơ có ý nghĩa gì? Câu 3. Viết đoạn văn theo phép lập luận diễn dịch (khoảng 8 -10 câu) phân tích khổ cuối của bài thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng phép thế và một thành phần biệt lập (chú thích rõ). Câu 4. Cây tre đã trở thành hình ảnh trung tâm của nhiều tác phẩm văn học Việt Nam. Trong chương trình Ngữ văn THCS, có tác phẩm văn học nào em đã học cũng xuất hiện hình ảnh cây tre làm trung tâm? Tác giả của tác phẩm đó là ai ? Phần II: 3,0 điểm Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: MÙA GIÁP HẠT Những bữa cơm độn sắn, độn khoai trong mùa giáp hạt đó là chuyện thường xuyên. Ba anh em tôi luôn được bố mẹ nhường phần cơm. Bố mẹ ăn phần sắn và khoai lang, chúng tôi cứ vô tư ăn ngon lành. Và những bữa cơm như thế, bố mẹ luôn ngồi đầu nồi, nhiều hôm tôi thấy bố mẹ thở dài. Hai đứa em tôi không để ý đến những hành động đó. Trong bữa cơm, thường có một bát mắm tôm đồng, hoặc sang hơn có thêm bát sườn lợn được mẹ bằm thật nhỏ và kho thật mặn. Một nồi canh rau tập tàng. Chỉ đơn sơ vậy thôi, là anh em tôi thấy ngon biết mấy. Những mùa giáp hạt, vai mẹ lại gầy đi vì những đêm thức trắng, trằn trọc với biết bao lo lắng. Tóc bố ngày một bạc thêm như thể có khói thuốc trên đầu. Anh em tôi cứ thế lớn lên trên đôi vai gầy của mẹ. Lớn lên trên những sợi bạc của bố, lớn lên trong tình thương yêu, đùm bọc của gia đình. Lớn lên trong những mùa giáp hạt, lớn lên
  2. trong nồi cơm độn khoai sắn. Bây giờ ngồi ôn lại những kỉ niệm, ôn lại những mùa giáp hạt, trong lòng không khỏi cảm thấy rưng rưng. Quê tôi không còn cảnh phải ăn cơm độn sắn khoai. Nhưng tôi vẫn nhớ lắm những mùa giáp hạt (Trích Mùa giáp hạt , Nguyễn Trung Thành, Báo Giáo dục và Thời đại số 100, ra ngày 26/4/2018, trang 50) Câu 1. Xác định một phép liên kết được sử dụng trong hai câu in đậm ở trên và chỉ rõ từ ngữ dùng làm phương tiện liên kết. Câu 2. Trong văn bản trên, tác giả thể hiện tư tưởng tình cảm gì với gia đình? Câu 3. Từ nội dung văn bản trên, hãy viết đoạn văn nghị luận (khoảng 2/3 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của bản thân về tình yêu thương của cha mẹ đối với con cái.
  3. UBND QUẬN LONG BIÊN ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM TRƯỜNG THCS ĐÔ THỊ VIỆT HƯNG ĐỀ THI THỬ VÀO THPT Môn: Ngữ Văn 9 - 120 phút Câu Đáp án Điểm Phần I Câu 1 - Tên tác phẩm: Viếng lăng Bác 0,25 1đ - Tác giả: Viễn Phương 0,25 - Hoàn cảnh ra đời bài thơ: năm 1976, nước nhà thống nhất, lăng Bác vừa khánh thành, tác giả ra thăm miền Bắc và vào lăng viếng Bác. 0,5 Câu 2. *- Hình ảnh tả thực trong câu: Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát 0,25 2.5 đ - Hình ảnh ẩn dụ trong câu: 0,5 Ôi, hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng. và: “Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này” *Ý nghĩa của hình ảnh hàng tre trong khổ đầu và trong câu kết bài: 0,25 không giống nhau: - Lý giải: 1,0 - Khổ đầu: hàng tre mang ý nghĩa: + hình ảnh thân thuộc của làng quê, đất nước VN; + biểu tượng của dân tộc: biểu tượng cho sức sống bền bỉ, kiên cường của dân tộc. - Hình ảnh hàng tre đc lặp lại ở cuối bài với nét nghĩa bổ sung: cây tre trung hiếu (cả dân tộc đoàn kết, kiên cường, thực hiện lí tưởng của Bác, của dân tộc) * Sự lặp lại như thế tạo cho bài thơ có kết cấu đầu cuối tương ứng, làm 0,5 đậm nét hình ảnh gây ấn tượng sâu sắc và dòng cảm xúc được trọn vẹn. Câu 3. Viết đoạn văn. 3 đ * Hình thức: 1.5 - Đúng cấu trúc, đủ số câu: (0,5 đ)
  4. - Có phép thế và 1 t/p biệt lập – chú thích (không gạch chân, chú thích không cho điểm). (0,5 đ) - Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc: (0,5 đ) * Nội dung: Phân tích khổ thơ cuối 1.5 - Tâm trạng lưu luyến, muốn được ở mãi bên Người được thể hiện ở khổ thơ cuối. - Câu thơ “Mai về miền Nam dâng trào nước mắt” như một lời giã biệt + Lời nói giản dị diễn tả tình cảm sâu lắng. + Từ “trào” diễn tả cảm xúc thật mãnh liệt, luyến tiếc, bịn rịn không muốn rời xa nơi Bác nghỉ. + Đó là tâm trạng của muôn triệu con tim bé nhỏ cùng chung nỗi đau không khác gì tác giả. Được gần Bác dù chỉ trong giây phút nhưng không bao giờ muốn rời xa Bác bởi Người ấm áp quá, rộng lớn quá. - Ước nguyện thành kính của tác giả cũng là ước nguyện chung của những người đã chưa một lần nào gặp Bác. + “Muốn làm con chim” - âm thanh của thiên nhiên, đẹp đẽ trong lành. + “Muốn làm đoá hoa” – toả hương thơm thanh cao nơi Bác yên nghỉ. +“Muốn làm cây tre trung hiếu ”giữ mãi giấc ngủ bình yên cho Người. - Điệp từ “muốn làm” biểu cảm trực tiếp và gián tiếp – tâm trạng lưu luyến, ước muốn, sự tự nguyện chân thành của Viễn Phương. Câu 4. - VB: Cây tre Việt Nam; t/g: Thép Mới 0,5 0.5 đ PHẦN II Câu 1 - Xác định đúng một phép liên kết: Phép nối 0,25 0,25 - Từ ngữ làm phương tiện liên kết: “nhưng” Câu 2 -Tác giả thể hiện tư tưởng tình cảm với gia đình: sự biết ơn với cha mẹ, 0,5 tình cảm anh em, nỗi niềm thương nhớ gia đình sâu sắc qua những hồi tưởng quá khứ gian khổ ngày bé. Câu 3 - Hình thức: Đảm bảo dung lượng, có trình tự mạch lạc, lập luận chặt chẽ, diến đạt rõ ý , 0,5 - Nội dung: Các em có thể dựa vào những ý kiến sau để phân tích tình
  5. yêu thương của cha mẹ đối với con cái. 1,5 + Hs trình bày quan điểm của mình về tình yêu thương của cha mẹ đối với con cái, biểu hiện, ý nghĩa của nó đối với mỗi người + Bàn luận mở rộng vấn đề + Có những liên hệ và rút ra bài học cần thiết Ban giám hiệu duyệt Tổ trưởng chuyên môn Người ra đề Nguyễn T. Thanh Thủy Nguyễn T. Hương Tươi