Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2018-2019 - Sở GD&ĐT tỉnh Đồng Nai

doc 2 trang thungat 8180
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2018-2019 - Sở GD&ĐT tỉnh Đồng Nai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_thpt_mon_ngu_van_nam_hoc_2018_2.doc

Nội dung text: Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2018-2019 - Sở GD&ĐT tỉnh Đồng Nai

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT TỈNH ĐỒNG NAI NĂM HỌC 2018-2019 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút (Đề thi này có 02 trang) I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc kĩ đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Giữa năm 2015, bà Lê Thị Thảo, mẹ của Hòa, quyết định tặng thận [ ] Tháng 3 – 2016, Hòa lên bàn mổ để tặng một quả thận cho một người phụ nữ trạc tuổi mẹ mình. Người nhận được thận quê ở Hà Nam, đã bị suy thận nhiều năm và cần được ghép thận để tiếp tục được sống. [ ]Để tặng được quả thận, từ khi quyết định hiến tặng đến khi lên bàn mổ, bà Thảo đã phải hơn 10 lần một mình đi xe máy một mình từ Bắc Ninh ra bệnh viện Việt Đức ở Hà Nội để làm các xét nghiệm. Con gái bà Thảo cũng vậy, và cuối năm 2016 khi mẹ con bà được mời lên truyền hình để nói về ý nghĩa của việc hiến tặng mô tạng, hai mẹ con lại chở nhau bằng xe máy từ Bắc Ninh lên Hà Nội rồi vội vã trở về ngay trong đêm Nếu có ai hỏi về chuyện hiến thận đã qua, bà chỉ phẩy tay cười: “Cứ nghĩ bình thường đi, bình thường với nhau đi, bây giờ tôi chẳng đang rất khỏe là gì ” Và nhờ cái “ bình thường” của mẹ con chị Thảo, giờ đây có thêm hai gia đình được hạnh phúc vì người thân của họ khỏe mạnh trở lại. Ở Bắc Ninh, gia đình bà Thảo cũng đang rất vui vẻ. Nỗi đau đớn của ca đại phẩu thuật đã qua đi, giờ đây trên bụng hai mẹ con là hai vết sẹo dài, như chứng nhân về quyết định rất đỗi lạ lùng, về việc sẵn sàng cho đi mà không băn khoăn về một phần thân thể của mình. Có lẽ bạn đọc nghĩ rằng đó là hai mẹ con kỳ lạ, nhưng khi gặp họ và trò chuyện, chúng tôi thấy mẹ con bà Thảo không kỳ lạ chút nào, họ chỉ muốn tặng quà một cách vô tư để nhận lại một thứ hạnh phúc tinh thần nào đó mà tôi không thể nào định danh được! (Trích Hai mẹ con cùng hiến thận, Lan Anh, Báo Tuổi Trẻ ngày 31/5/2018) Câu 1. (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2. (0,5điểm) Chỉ ra lời dẫn trực tiếp được sử dụng trong đoạn trích. Câu 3. ( 1,0 điểm) Nỗi đau đớn của ca đại phẩu thuật đã qua đi, giờ đây trên bụng hai mẹ con là hai vết sẹo dài, như chứng nhân về quyết định rất đỗi lạ lùng, về việc sẵn sàng cho đi mà không băn khoăn về một phần thân thể của mình. a. Xét về mặt cấu trúc, câu trên thuộc kiểu câu gì? b. Xác định và nêu tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong câu trên. Câu 4. (1,0 điểm)
  2. Có lẽ bạn đọc nghĩ rằng đó là hai mẹ con kỳ lạ, nhưng khi gặp họ và trò chuyện, chúng tôi thấy mẹ con bà Thảo không kỳ lạ chút nào, họ chỉ muốn tặng quà một cách vô tư để nhận lại một thứ hạnh phúc tinh thần nào đó mà tôi không thể nào định danh được! a. Xác định thành phần biệt lập có trong câu trên. b. Theo em thứ hạnh phúc tinh thần mà người viết không thể nào định danh được là gì? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,5 điểm) Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, em hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ theo cách lập luận tổng – phân – hợp bàn về tâm niệm của Trịnh Công Sơn: “ Sống trong đời sống cần có một tấm lòng ”. Trong đó sử dụng ít nhất hai phép liên kết. ( Gọi tên và xác định từ ngữ liên kết) Câu 2. (4,5 điểm) Phân tích tình cảm ông Sáu dành cho con gái qua đoạn trích sau: [ ] Từ con đường mòn chạy lẫn trong rừng sâu, anh hớt hải chạy về, tay cầm khúc ngà lên đưa khoe với tôi. Mặt anh hớn hở như một đứa trẻ được quà. Sau đó anh đi lấy vỏ đạn hai mưới ly của Mĩ, đập mỏng thành một cây cưa nhỏ, cưa khúc ngà thành từng miếng nhỏ. Những lúc rỗi, anh cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc Một ngày anh cưa được một vài răng. Không bao lâu sau, cây lược được hoàn thành. Cây lược dài độ hơn một tấc, bề ngang độ ba phân rưỡi cây lược chỉ có một hàng răng thưa. Trên sống lưng có khắc một hàng chữ nhỏ mà anh đã gò lưng, tần mẩn khắc từng nét: “Yêu nhớ tặng Thu con của ba” Những đêm nhớ con anh lấy lược ra ngắm nghía, rồi mài lên tóc cho cây lược thêm bóng, thêm mượt. Có cây lược, anh càng mong gặp lại con. Nhưng một chuyện không may xảy ra Anh bị viên đạn của máy bay Mĩ bắn vào ngực. Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức để trăng trối lại điều gì, hình như chỉ là tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi hồi lâu. Tôi không đủ lời lẽ để tả lại cái nhìn ấy, chỉ biết rằng cho đến bây giờ, thỉnh thoảng tôi cứ nhớ lại đôi mắt của anh. - Tôi sẽ mang về trao tận tay cho cháu. Tôi cúi xuống gần anh và khẽ nói. Đến lúc ấy, anh mới nhắm mắt đi xuôi. (Trích Chiếc lược ngà, Nguyễn Quang Sáng, Ngữ văn 9, tập I) HẾT