Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2018-2019 - Sở GD&ĐT Tuyên Quang (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2018-2019 - Sở GD&ĐT Tuyên Quang (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_thpt_mon_ngu_van_nam_hoc_2018_2.doc
Nội dung text: Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2018-2019 - Sở GD&ĐT Tuyên Quang (Có đáp án)
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT TUYÊN QUANG Môn: Ngữ văn Năm học 2018 - 2019 Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề) Phần 1: Đọc - hiểu văn bản ( 4 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi (Từ câu 1 đến câu 4): “ Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng” (Ngữ văn 9, tập 2, NXB giáo dục Việt Nam) Câu 1: (0,5 điểm) Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? Câu 2: (0,5 điểm) Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ? Câu 3: (1 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên? Câu 4: (2 điểm) Viết đoạn văn (khoảng 200 từ) nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên. Phần II: Làm văn (6 điểm) Đề bài: Suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua đoạn trích "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng. - Hết -
- HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM Phần 1: Đọc- hiểu văn bản ( 4 điểm) Câu Nội dung cần đạt Biểu điểm 1 - Đoạn thơ trên trích trong bài thơ “ Viếng lăng Bác” 0,25 điểm - Tác giả: Viễn Phương 0,25 điểm 2 - Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được viết năm 1976, sau khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi, đất nước thống nhất, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh khánh thành, Viễn Phương ra thăm miền Bắc, vào lăng viếng 0,5 điểm Bác Hồ. Bài thơ “Viếng lăng Bác” được sáng tác trong dịp đó và in trong tập thơ Như mây mùa xuân (1978) 3 - Phép tu từ : Ẩn dụ (hàng tre) 0,5 điểm - Tác dụng: Biểu tượng sức sống bền bỉ, kiên cường của dân tộc Việt Nam. 0,5 điểm 4 *Về hình thức: Yêu câu viết được đoạn văn (khoảng 200 từ) diễn đạt lưu loát, văn phong trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng. * Về nội dung: HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần đạt những nội dung sau: a. Mở đoạn: - Giới thiệu ví trí và nội dung chính của khổ thơ: Là khổ thơ mở đầu trong bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương. Đoạn thơ là những cảm xúc của nhà thơ khi đến viếng lăng Bác, đứng trước không gian, 0,5 điểm cảnh vật bên ngoài lăng. b. Thân đoạn: Cảm nhận về nội dung và nghệ thuật đoạn thơ - Câu thơ thật giản dị thân quen với cách xưng hô “con- Bác” -> thể hiện sự gần gũi, thân thiết, ấm áp. - Dùng từ “thăm” thay cho từ “viếng” -> giảm nhẹ được nỗi đau 0,25 điểm thương, mất mát. - Hình ảnh hàng tre: (ẩn dụ) -> biểu tượng sức sống bền bỉ của dân tộc 0,25 điểm - Cảm xúc chung của khổ thơ: như một lời nói nghẹn ngào của đứa 0,25 điểm con ở xa về thăm viếng hương hồn Bác Hồ kính yêu. Đó cũng là tình cảm chung của đồng bào và chiến sĩ miền Nam đối với lãnh tụ vĩ đại 0,25 điểm của dân tộc. c. Kết đoạn: Khẳng định lại nội dung, nghệ thuật đoạn thơ. 0,5 điểm
- Phần II: Làm văn ( 6 điểm) * Yêu cầu chung: - Biết cách làm bài về nghị luận văn học - Bài viết có kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt mạch lạc, lời văn trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả. * Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có nhiều cách viết khác nhau nhưng cần đảm bảo yêu cầu sau: a. Mở bài (0,5 điểm) - Tình cảm gia đình là những tình cảm thân thương, gắn bó trong tâm hồn của mỗi con người, nó đã trở thành một đề tài quen 0,25 điểm thuộc trongvăn học. - Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng là bài 0,25 điểm ca về tình phụ tử thiêng liêng trong hoàn cảnh chiến tranh tàn khốc. b. Thân bài (5 điểm) * Tình cảm của cha con ông Sáu: Chiến tranh đã gây ra cảnh chia li cho gia đình ông Sáu: Ông Sáu đi kháng chiến khi đứa con đầu lòng (bé Thu) chưa đầy một tuổi. Ở 1,0 điểm chiến khu, ông nhớ con nhưng chỉ được nhìn con qua tấm ảnh nhỏ. Bé Thu dần lớn lên trong tình yêu của má nhưng em chưa một lần được gặp ba, em chỉ biết ba qua tấm hình chụp chung với má. * Chiến tranh đã không thể chia cắt được tình cảm gia đình, tình phụ tử thiêng liêng: - Bé Thu rất yêu ba: 0,5 điểm + Em cương quyết không nhận ông Sáu là cha (khi thấy ông không giống với người trong tấm hình chụp chung với má). Em phản ứng một cách quyết liệt, bướng bỉnh (để bảo vệ tình yêu em dành cho ba ). + Em ân hận trằn trọc không ngủ được khi được ngoại giảng giải. 0,25 điểm + Lúc chia tay, em gọi “ba”, hôn cả lên vết thẹo dài đã từng 0,25 điểm làm em sợ hãi, em không cho ba đi - Ông Sáu luôn dành cho bé Thu một tình yêu thương đặc biệt: + Khi xa con, ông nhớ con vô cùng. 0,25 điểm + Khi được về thăm nhà, ông không đi đâu, chỉ quanh quẩn ở 0,25 điểm nhà để được gần con. + Ông vô cùng đau khổ khi thấy con lạnh lùng (khi con cương 0,25 điểm quyết không chịu gọi “ba”). + Ông dồn hết tình yêu thương con vào việc tự tay làm chiếc 0,25 điểm lược ngà cho con. + Ân hận vì đã đánh con. 0,25 điểm + Trước khi nhắm mắt, ông cố gửi cho con kỉ vật cuối cùng 0,25 điểm * Suy nghĩ về tình cảm gia đình trong chiến tranh: - Cảm động trước tình cha con sâu nặng, là tình cảm thiêng liêng 0,5 điểm của mỗi con người. - Trong hoàn cảnh chiến tranh tàn khốc, tình cảm gia đình càng 0,25 điểm
- được thử thách càng trở nên thiêng liêng hơn. - Tình cảm gia đình tạo nên sức mạnh, nghị lực, niềm tin để 0,5 điểm con người vượt qua mọi khó khăn, thử thách. - Tình cảm gia đình, tình cha con đã hòa quyện trong tình yêu 0,25 điểm quê hương đất nước. c. Kết bài (0,5điểm) - “Chiếc lược ngà” – một câu chuyện xúc động về tình phụ tử 0,25 điểm thiêng liêng trong chiến tranh. - Khẳng định tình cảm gia đình, tình cha con luôn bất diệt 0,25 điểm trong mọi hoàn cảnh. Hết