Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Phòng GD&ĐT Chiêm Hóa (Có ma trận và đáp án)

doc 4 trang thungat 5060
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Phòng GD&ĐT Chiêm Hóa (Có ma trận và đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_thpt_mon_ngu_van_phong_gddt_chi.doc

Nội dung text: Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Phòng GD&ĐT Chiêm Hóa (Có ma trận và đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT CHIÊM HÓA ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT (Dự thảo tại lớp tập huấn) Môn thi: Ngữ văn Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao nhận đề) Đề này có 04 trang I. Mục tiêu: Thi Kiểm tra mức độ Chuẩn KTKN trong chương trình Ngữ văn lớp 9 THCS 1. Kiến thức: - Nhớ được tác giả, tác phẩm, hiểu cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của một đoạn thơ trong 1 tác phẩm thơ hiện đại. - Hiểu và xác định được tác dụng của biện pháp tu từ so sánh. - Biết sử dụng thành phần cảm thán trong quá trình tạo lập một bài văn cảm nhận. - Hiểu và vận dụng để làm một bài văn nghị luận về một nhân vật văn học. 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng xác định biện pháp tu từ và giá trị biểu đạt của phép tu từ. - Rèn kỹ năng sử dụng thành phần cảm thám trong khi viết bài. - Rèn kỹ năng làm bài văn nghị luận về một nhân vật văn học. 3. Thái độ: Yêu thích, hăng say làm bài thi tổng hợp kiến thức môn Ngữ văn lớp 9 (THCS) để chuyển cấp học mới (THPT). II. Chuẩn bị của thầy và trò 1/ Thầy: Ra đề - Hướng dẫn chấm bài 2/ Trò: Ôn kĩ kiến thức đã học trong chương trình ngữ văn THCS. III. Hình thức kiểm tra: Tự luận IV. Ma trận Mức độ Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Tên Cấp độ thấp Cấp độ cao Cộng chủ đề 1. Phần đọc - Nhớ được tên Hiểu và nêu Hiểu được hiểu tác giả, tác được tác dụng nội dung phẩm, hoàn cảnh của biện pháp đoạn thơ để ra đời của bài tu từ so sánh sử viết đoạn văn thơ. dụng trong cảm nhận có - Nhớ, chép đoạn thơ. sử dụng thành 1
  2. được chính xác phần cảm câu thơ tương tự thán. có hình ảnh " Mặt trời" và tên tác giả, tên bài thơ có hình ảnh đó số câu 2 1 1 4 số điểm 1, 5đ 1,0 1,5 4,0 Tỉ lệ % 15 % 10 % 15% 40% 2. Phần tập Vận dụng làm văn kiến thức đã ( Văn Nghị học để viết bài văn nghị luận) luận (về nhân vật văn học). Số câu 1 2 Số điểm 6đ 2 Tỉ lệ % 60% 70% Tổng số câu 2 1 1 1 5 Tổng số điểm 1,5 1,0 1,5 6 10 Tỉ lệ % 15% 10% 15% 60% 100% V. Nội dung đề kiểm tra §Ò bµi Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi ( từ câu 1 đến câu 4): Mặt trời xuống biển như hòn lửa. Sóng đã cài then, đêm sập cửa. Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi, Câu hát căng buồn cùng gió khơi. (Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014) Câu 1 (1 điểm): Đoạn trích trên trích từ tác phẩm nào, của ai? Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ? Câu 2 (1 điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong đoạn thơ? 2
  3. Câu 3 (1,5 điểm): Viết một đoạn văn ngắn khoảng 200 từ có sử dụng thành phần cảm thán trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ trên (gạch chân các thành phần cảm thán) Câu 4 (0,5 điểm): Chép lại một câu thơ khác mà em đã được học trong chương trình Ngữ Văn lớp 9 trung học cơ sở cũng viết về hình ảnh mặt trời. Ghi rõ tên bài thơ và tên tác giả. Câu 5 (6 điểm): Cảm nhận của em về nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm "Chuyện người con gái Nam Xương" ( Trích Truyền kì mạn lục ) của Nguyễn Dữ. VI. §¸p ¸n - Biểu ®iÓm Câu Đáp án Điểm - Đoạn trích trên trích từ tác phẩm Đoàn thuyền đánh cá. 0.25 - Tác giả Huy Cận . 0.25 Câu 1 - Nêu hoàn cảnh sáng tác: Năm 1958, miền Bắc được giải phóng (1điểm) và bắt đầu đi vào xây dựng cuộc sống mới. 0.25 - Tác giả có chuyến đi thực tế ở vùng mỏ Quảng Ninh. 0.25 Câu 2 - Biện pháp so sánh Mặt trời xuống biển như hòn lửa. 0.5 (1điểm) - Tác dụng: Gợi cảnh biển lúc hoàng hôn đẹp rực rỡ, huy hoàng, 0.5 tráng lệ. Câu 3 - Yêu cầu về hình thức: Đoạn văn đủ số từ quy định, có thành 0.25 (1,5 phần cảm thán và gạch chân thành phần cảm thán. điểm) - Yêu cầu về nội dung: Học sinh có thể diễn đạt nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý sau: + Bức ttranh thiên nhiên: Tráng lệ, ấm áp, gần gũi nhờ hình ảnh so sánh, liên tưởng, nhân hóa; thiên nhiên đang bước vào 0.5 trạng thái nghỉ ngơi. + Hình ảnh con người: Hăng say lao động, lạc quan, yêu đời 0.25 + Tình cảm của nhà thơ: Tự hào, vui phơi phới trước vẻ đẹp thiên nhiên đất nước và cuộc sống mới của người lao động. 0.5 Câu 4 - Học sinh chép chính xác một trong những câu thơ sau: (0,5điểm)M + Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi 0.25 + Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng + Ngày ngày mặt trời đi qua trên Lăng + Thấy một mặt trời trong Lăng rất đỏ. - Nêu chính xác tên bài thơ và tên tác giả của một trong hai văn bản sau: 0.25 + Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm. +Viếng lăng Bác của Viễn Phương. 3
  4. Câu 5 * Yêu cầu về kỹ năng: (6 điểm) - Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận văn học. Qua các thao tác lập luận, biết khái quát, đánh giá làm sáng tỏ vấn đề cần nghị luận. - Bố cục ba phần rõ ràng, chặt chẽ, diễn đạt lưu loát không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ và diễn đạt. * Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể có nhiều cách sắp xếp ý và diễn đạt khác nhau nhưng cần phải hướng đến các ý cơ bản sau: 1/ Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nhân vật Vũ Nương. 2/ Thân bài : Cảm nhận về nhân vật Vũ Nương * Là người phụ nữ có nhiều phẩm chất tốt đẹp: + Thùy mị nết na, tư dung tốt đẹp, đảm đang, tháo vát. + Người vợ thuỷ chung, yêu thương chồng tha thiết, người con dâu hiếu thảo; người mẹ rất mực yêu thương con; nặng tình với gia đình 1,0 * Là người phụ nữ có số phận bất hạnh: Hôn nhân không tình yêu, vì sự ghen tuông vô cớ của chồng phải tìm đến cái chết oan ức để bảo toàn danh dự 1,5 * Vũ Nương là nhân vật điển hình đại diện cho nạn nhân của cuộc chiến tranh phi nghĩa, nạn nhân của tư tưởng phong kiến nam quyền, của bi kịch gia đình: 3. Kết bài: Đánh giá chung - Nghệ thuật xây dựng nhân vật: ngôn ngữ đối thoại, độc thoại, 1,0 yếu tố kì ảo, nhân vật được đặt vào nhiều hoàn cảnh khác nhau để làm nổi bật vẻ đep phẩm chất và số phận - Nhân vật Vũ Nương là hình ảnh tiêu biểu cho vẻ đẹp và số 1,5 phận của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến. Đồng thời lên án cuộc chiến tranh phi nghĩa, tư tưởng phong kiến nam quyền. Qua nhân vật, nhà văn thể hiện niềm yêu thương, cảm thông với số phận bi thảm của người phụ nữ. 1,0 4