Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Sở GD&ĐT Bắc Giang (Có đáp án)

docx 5 trang thungat 3990
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Sở GD&ĐT Bắc Giang (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_thpt_mon_ngu_van_so_gddt_bac_gi.docx

Nội dung text: Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Sở GD&ĐT Bắc Giang (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO BẮC GIANG SẢN PHẨM 3 ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO 10 THPT I. MỤC TIÊU ĐỀ THI - Thu thập thông tin để: + Đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình môn Ngữ văn THCS theo 3 nội dung Văn học, Tiếng Việt, Làm văn. + Đánh giá năng lực đọc - hiểu và tạo lập văn bản của HS khi hoc xong chương trình Ngữ văn THCS. - Sử dụng kết quả thi để tuyển chọn học sinh vào lớp 10 THPT. II. HÌNH THỨC ĐỀ THI - Hình thức: Tự luận - Cách tổ chức: Học sinh làm bài tự luận trong thời gian120 phút. III. THIẾT LẬP MA TRẬN - Liệt kê tất cả các chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình môn Ngữ văn THCS,chọn các nội dung cần đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề thi. - Xác định khung ma trận (BẢNG MA TRẬN RIÊNG). Nội dung Mức độ cần đạt Tổng số Nhận biết Thông Vận dụng Vận dụng hiểu cao I. - Nhận - Hiểu tác - Rút ra Đọc hiểu - Ngữ liệu: diện thành dụng của được bài văn bản phần biệt biện pháp học về nhật dụng lập. tu từ nhận thức Tổng Số câu 2 1 1 Số điểm 1.5 1 0.5 Tỉ lệ 15% 10% 5% II. Câu 1. Viết một Tập làm Nghị luận bài văn
  2. văn xã hội nghị luận - Trình xã hội bày suy nghĩ về vấn đề xã hội đặt ra trong văn bản ở phần đọc- hiểu Câu 2. Viết một Nghị luận bài văn văn học nghị luận Nghị luận văn học về một đoạn thơ Tổng Số câu 2 Số điểm 7 Tỉ lệ 70% Tổng Số câu 2 1 1 2 cộng Số điểm 1.5 1 0.5 7 Tỉ lệ 15% 10% 5% 70% IV. BIÊN SOẠN ĐỀ THI (Thời gian 120 phút) I. ĐỌC HIỂU ( 3 điểm) Vừa qua, tin bé Lê Thị Nhật Linh, người Việt Nam (định cư cùng cha mẹ ở Nhật) bị bắt cóc sát hại rồi bị vứt xác cách nhà 10 km đã gây xôn xao dư luận. Trong một bài báo, tác giả Giang August đã viết: Ngay khi các tờ báo lớn đăng tải các thông tin vụ việc, chị của tớ kể là đi làm ở công ty, sếp người Nhật của chị cứ xin lỗi các nhân viên Việt Nam của mình mãi, mặc dù ông ấy chẳng có lỗi gì cả. Ông nói cần thiết phải xin lỗi mọi người vì bản thân ông thấy xấu hổ và đau lòng khi người nước ngoài bị sát hại ngay trên đất nước họ. Hội đồng giáo dục thành phố Matsudo - nơi em gái xấu số theo học - cũng đã tổ chức một buổi họp báo để công khai xin lỗi trước công chúng. Những người đứng đầu Hội đồng gửi lời xin lỗi tới gia đình nạn nhân cũng như toàn thể các học sinh, phụ huynh trong khu vực. Và họ cũng khẳng định sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng để điều tra làm sáng tỏ vụ việc cho đến cùng. ( ) Không né tránh, không thỏa hiệp và không trốn tránh. Người Nhật chọn cách chịu trách nhiệm khi sự việc xảy ra và tìm cách để đối mặt với vấn đề chứ không lo lắng hay trốn chạy. (Theo Hoa học trò, số ra ngày 03/4/2017, tr 14) Câu 1: Chỉ ra thành phần biệt lập trong câu văn sau: Hội đồng giáo dục thành phố Matsudo - nơi em gái xấu số theo học - cũng đã tổ chức một buổi họp báo để công khai xin lỗi trước công chúng.
  3. Câu 2: Các câu văn sau có mối liên hệ với nhau nhờ những phép liên kết nào? Những người đứng đầu Hội đồng gửi lời xin lỗi tới gia đình nạn nhân cũng như toàn thể các học sinh, phụ huynh trong khu vực. Và họ cũng khẳng định sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng để điều tra làm sáng tỏ vụ việc cho đến cùng. Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu văn: Không né tránh, không thỏa hiệp và không trốn tránh. Câu 4: Bài học thấm thía nhất mà em rút ra được từ câu chuyện trên là gì? II. TẬP LÀM VĂN ( 7 điểm) Câu 1 (3 điểm):Từ hành động cúi đầu xin lỗi của người Nhật qua vụ việc trên, em hãy viết bài văn ngắn với chủ đề: Dám nhận lỗi là một trong những biểu hiện cao đẹp của nhân cách. Câu 2 (4.0 điểm) Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc. (Trích Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải, Ngữ văn 9, tập 2, tr. 56 NXBGD, 2007) IV. HƯỚNG DẪN CHẤM : Câu Phần Nội dung Điểm Về đoạn trích trên báo Hoa học trò. 3.0 1 - Mức tối đa: HS xác định và gọi tên thành phần biệt lập. 0.5 1 Thành phần biệt lập phụ chú: nơi em gái xấu số theo học. ĐỌC - Mức chưa tối đa: HS chỉ gọi tên thành phần biệt lập hoặc 0.25 chỉ xác định cụm từ là thành phần phụ chú. HIỂU - Mức không đạt: Không xác định hoặc xác định sai. 0.0 2 - Mức tối đa: HS xác định và chỉ ra đúng phép liên kết và từ 1.0 ngữ thể hiện. + Phép nối: Và + Phép thế: Họ - Những người đứng đầu Hội đồng - Mức chưa tối đa: HS chỉ ra được tên phép liên kết nhưng chưa xác định được dấu hiệu. 0.5 - Mức không đạt: Không xác định hoặc xác định sai. 0.0 3 - Mức tối đa: HS xác định được biện pháp tu từ và nêu đúng 1.0 tác dụng. Điệp từ “ không” có tác dụng nhấn mạnh, thể hiện thái độ dứt khoát, kiên quyết, nghiêm túc của người Nhật. 0.5
  4. - Mức chưa tối đa: chỉ nêu được tên biện pháp nghệ thuật. - Mức không đạt: Không nêu hoặc nêu sai. 0.0 4 - Mức tối đa: HS nêu được bài học có liên quan đến nội dung 0.5 câu chuyện như: Tự trọng, dám nhận lỗi, biết cảm thông chia sẻ, sống có trách nhiệm - Mức chưa tối đa: HS nêu được bài học nhưng không liên 0.25 quan nhiều đến nội dung chủ yếu của câu chuyện. - Mức chưa đạt: Không nêu hoặc nêu bài học không liên quan 0.0 gì đến nội dung câu chuyện. 1 Dám nhận lỗi là một trong những biểu hiện cao đẹp của 3.0 nhân cách. a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận 0.25 b. Xác định đúng vấn đề nghị luận 0.25 c. Về nội dung nghị luận: 2 TẬP Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách. Nhưng cần tập LÀM trung vào một số ý cơ bản như sau. VĂN * Giải thích: nhận lỗi là khi sai dám chịu trách nhiệm và biết nói lời xin lỗi. * Bàn luận: - Nhận lỗi là biểu hiện cao đẹp của nhân cách vì: + Dám nhận lỗi là biết ăn năn, hối hận khi sai lầm, biết tự trọng. + Dám nhận lỗi là biểu hiện của ý thức trách nhiệm. + Dám nhận lỗi là biểu hiện của sự trung thực, không né tránh khuyết điểm. + Người dám nhận lỗi sẽ có ý thức sửa chữa lỗi lầm, hoàn thiện bản thân. - Khi mắc lỗi, nếu không dám nhận lỗi là thiếu trung thực, thiếu ý thức trách nhiệm; không biết nhận lỗi cũng là biểu hiện của bệnh vô cảm, - Tuy nhiên, khi mắc lỗi, nếu chỉ biết nhận lỗi thì chưa đủ. Điều quan trọng là phải có ý thức sửa chữa, khắc phục lỗi lầm. * Bài học kinh nghiệm: khi mắc lỗi, cần biết nhận lỗi và có ý thức sửa chữa, khắc phục lỗi lầm; không nên tự ti, mặc cảm trước lỗi lầm mà hãy nhìn thẳng vào đó để khắc phục hoàn thiện bản thân; lên án những hiện tượng né tránh lỗi lầm, thiếu trung thực
  5. d. Sáng tạo: có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ, phù hợp 0.25 với chuẩn mực về đạo đức, văn hóa, pháp luật. e.Chính tả, ngữ pháp: đảm bảo các quy tắc về chuẩn chính tả, 0.25 ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. Cảm nhận về hai khổ thơ trong bài thơ Mùa xuân nho 4.0 2 nhỏ a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận văn học: có mở bài, 0.25 thân bài, kết bài. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: cảm nhận về hai đoạn 0.25 thơ. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm 3.0 Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách. Nhưng cần tập trung vào một số ý cơ bản như sau. * Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vị trí hai đoạn trích. * Khổ thứ nhất đoạn trích thể hiện những ước nguyện được được sống có ích với đời, được dâng hiến cho đời. Khi chuyển đại từ xưng hô từ “tôi” sang “ta”, đoạn thơ không còn là ước nguyện của một người mà là của chung nhiều người, của một thế hệ đã đi qua những năm tháng khó khăn của đất nước. * Khổ thứ hai đoạn trích tiếp tục thể hiện tâm nguyện dâng hiến, ví cuộc đời mình như một “mùa xuân nho nhỏ” góp mặt dựng xây cuộc đời. Đồng thời, khổ thơ còn như một lời hứa, cũng là một lời đề nghị về thái độ sống: “dù là tuổi hai mươi” hay “khi tóc bạc” vẫn bền bỉ khát khao dâng hiến cho đời. * Đặc sắc về nghệ thuật: Đoạn thơ đã sử dụng hiệu quả phép điệp ngữ để tạo nên giọng điệu tha thiết, thể hiện tình yêu, niềm gắn bó sâu sắc với cuộc đời. d. Sáng tạo: có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ, phù hợp 0.25 với đặc trưng tiếp nhận văn học. e. Chính tả, ngữ pháp: đảm bảo các quy tắc về chuẩn chính 0.25 tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. Tổng điểm 10.0